BÀI 3 : CHUẨN TRUYỀN THÔNG RS232
2. Các yếu tố của RS232:
RS-232 sử dụng phương thức truyền không đối xứng, tức là sử dụng tín hiệu điện áp chênh lệch giữa một dây dẫn và mass.Mức điện áp được sử dụng dao động trong khoảng -15V 15V.Khoảng từ 3V 15V ứng với giá trị logic 0, từ -15V -3V ứng với giá trị logic 1, như biểu diễn trên hình 3.2. Chính vì từ - 3V tới 3V là phạm vi không được định nghĩa, trong trường hợp thay đổi giá trị logic từ 0 lên 1 hoặc từ 1 xuống 0 một tín hiệu phải vượt qua khoảng quá độ đó trong một thời gian ngắn hợp lý. Ví dụ, tiêu chuẩn DIN 66259 phần qui định độ dốc tối thiểu của một tín hiệu phải là 6V/ms hoặc 3% nhịp xung, tùy theo giá trị nào nhỏ hơn. Điều này dẫn đến việc phải hạn chế về điện dung của các thiết bị tham gia và của cả đường truyền.
Hình 3.2 : quy trình trang thái logic tín hiệu RS-232
Tốc độ truyền dẫn tối đa phụ thuộc vào chiều dài dây dẫn.Đa số các hệ thống hiện nay chỉ hỗ trợ tới tốc độ 19.2KBd (chiều dài cho phép 30-50m). Hiện nay đã có những mạch thu phát đạt tốc độ 460KBd và hơn nữa, tuy nhiên tốc độ truyền dẫn thực tế lớn hơn 115.2KBd theo chuẩn RS-232 trong một hệ thống làm việc dựa vào ngắt là một điều khó có thể thực hiện.
Một ưu điểm của chuẩn RS-232 là có thể sử dụng công suất phát tương đối thấp, nhờ trở kháng đầu vào hạn chế trong phạm vi từ 3-7K.
Thông số Điều kiện Tối thiểu Tối đa
Điện áp đầu ra hở mạch 25V
Trở kháng đẩu ra khi cắt nguồn -2V VO 2V 300
Dòng ra ngắn mạch 500mA
Điện dung tải 2500pF
Trở kháng đầu vào 3V VI 25V 3K 7K Ngưỡng cho giá trị logic 0 3V Ngưỡng cho giá trị logic 1 -3V
Bảng 1: Tóm tắt các thơng số quan trọng của RS-232.
Giao diện cơ học:
Chuẩn EIA/TIA-232F quy định ba loại giắc cắm RS-232 là DB-9 (9 chân), DB-25 (25 chân) và ALT-A (26 chân), trong đó hai loại đầu được sử dụng rộng rãi hơn, nhất là loại DB-9.Loại DB-9 cũng đã được chuẩn hóa riêng trong EIA/TIA-574.
Hình 3.3: Sơ đồ chân RS-232 loại DB-9.
Pin 1 - DCD (Data Carrier Detect) được dùng để kiểm soát truy nhập đường truyền. Một trạm nhận tín hiệu DCD là OFF sẽ hiểu là trạm đối tác chưa đóng mạch yêu cầu gửi dữ liệu (chân RTS – Pin 7) và vì thế có thể đoạt quyền kiểm sốt đường truyền nếu cần thiết. Ngược lại, tín hiệu DCD là ON chỉ thị bên đối tác đã gửi tín hiệu RTS và giành quyền kiểm sốt đường truyền.
Pin 2 - RxD (Receive Data) nhận dữ liệu từ đường truyền. Pin 3 - TxD (Transmit Data) gửi dữ liệu lên đường truyền.
Pin 4 - DTR (Data Terminal Ready) thường ở trạng thái ON khi thiết bị đầu cuối sẵn sàng thiết lập kênh truyền thông. Qua việc giữ mạch DTR ở trạng thái ON, thiết bị đầu cuối cho phép DCE của nó ở chế độ tự trả lời
chấp nhận lời kêu gọi không yêu cầu. Mạch DTR ở trạng thái OFF chỉ khi thiết bị đầu cuối không muốn DCE của nó chấp nhận lời gọi từ xa (chế độ cục bộ).
Pin 5 - GND: Chân nối mass.
Pin 6 - DSR (Data Set Ready, DCE Ready): Cả hai Modem chuyển mạch DSR sang ON khi một đường truyền thông đã được thiết lập giữa hai bên.
Pin 7 - RTS (Request To Send): Đường RTS kiểm soát chiều truyền dữ liệu. Khi một trạm cần gửi dữ liệu, nó đóng mạch RTS sang ON để báo hiệu với Modem của nó. Thơng tin này cũng được chuyển tiếp tới Modem xa.
Pin 8 - CTS (Clear To Send): Khi CTS chuyển sang ON, một trạm được thơng báo rằng modem của nó đã sẵn sàng nhận dữ liệu từ trạm và kiểm soát đường điện thoại cho việc truyền dữ liệu đi xa.
Pin 9 - RI (Ring Indicator): Khi modem nhận được một lời gọi, mạch RI chuyển ON/OFF một cách tuần tự với chuông điện thoại báo để báo hiệu cho trạm đầu cuối. Tín hiệu này chỉ thị rằng một Modem xa yêu cầu thiết lập liên kết dial-up.