4.1 Đá sinh:
Theo đặc điểm và quy mô phân bố của các tập sét ở bể Cửu Long có thể phân chia ra 3 tầng đá mẹ: Tầng sét Mioxen dưới (N11) có bề dày từ 250m ở ven rìa và
tới 1250m ở trung tâm bể; Tầng sét của Oligoxen trên (E32) có bề dày từ 100m ở
ven rìa và tới 1200m ở trung tâm bể; Tầng sét của Oligoxen dưới + Eoxen? (E31 + E2) có bề dày từ 0 m đến 600m ở phần trũng sâu của bể.
● Độ giàu vật chất hữu cơ
Trong Mioxen dưới có carbon hữu cơ thuộc loại trung bình, các giá trị S1 và S2 rất thấp thuộc loại nghèo, chưa có khả năng sinh HC.
Tầng Oligoxen trên rất phong phú vật chất hữu cơ (loại rất tốt), Corg.(TOC) dao động từ 3,5 % đến 6,1%Wt, đôi nơi tới 11 – 12 %, chỉ tiêu S1 và S2 cũng có giá trị rất cao: S1 – tới 4 – 12 kg HC/t.đá và S2 – 16.7 -21 kg HC/t.đá. Tầng Oligoxen dưới + Eoxen thuộc loại rất tốt. TOC = 0.97% - 2.5% Wt, với các chỉ tiêu S1 = 0,4– 2,5 kg HC/t.đá và S2 = 3,6 – 8,0 kg HC/t.đá.
● Loại vật chất hữu cơ và mơi trường tích tụ
Đối với đá mẹ tầng Mioxen dưới loại VCHC thuộc loại III là chủ yếu, có xen kẽ loại II, chỉ tiêu Pr/Ph đạt 1,49 đến 2,23 chứng tỏ chúng được tích tụ trong mơi trường cửa sơng, đồng bằng ngập nước có xen kẽ biển nơng.
Đối với tầng đá mẹ Oligoxen trên loại vật chất hữu cơ chủ yếu là loại II, thứ yếu là loại I và ít hơn là loại III. Chỉ tiêu Pr/Ph phổ biến 1.6-2.3 phản ánh chúng được tích lũy trong mơi trường cửa sơng, vùng nước lợ - biển nơng một số rất ít trong điều kiện đầm hồ. Đối với đá mẹ Oligoxen dưới + Eoxen loại VCHC chủ yếu loại II, thứ yếu là loại III, khơng có loại I. Pr/Ph = 1.7-2.35 phản ánh điều kiện tích tụ cửa sơng, nước lợ, gần bờ và một phần đầm hồ.
● Độ trưởng thành vật chất hữu cơ
Đánh giá theo chỉ số phản xạ Vitrinit Ro. VCHC của trầm tích Mioxen dưới nằm bên trái của đường 0.6%, tầng Oligoxen trên nằm xung quanh đường 0.6 %, phần dưới của Oligoxen trên nằm ở bên phải đường 0.6%, còn tầng Oligoxen dưới – Eoxen nằm xung quanh đường 0.8%. Như vậy chỉ có đá mẹ Oligoxen trên và Oligoxen dưới – Eoxen mới đạt mức trưởng thành và trưởng thành muộn và cũng là nguồn cung cấp chủ yếu HC cho các bẫy chứa bể Cửu Long (hình 2.4).
Hình 4.1: Độ trưởng thành vật chất hữu cơ (Vietsovpetro) 4.2 Đá chứa:
Đá chứa dầu khí trong bể Cửu Long bao gồm: Tầng đá móng Granite phong hóa và nứt nẻ, Oligoxen dưới E và F, Oligoxen trên C và D, vỉa cát kết Mioxen dưới BI (Bạch Hổ).
● Tầng chứa đá móng: Dầu trong bể Cửu Long được phát hiện và khai
thác từ đới đá móng nứt nẻ và phong hóa trước Đệ tam. Thành phần chủ yếu là đá xâm nhập bao gồm : granit, granodiorit, granosyenit, diorit và gabbrodiorit. Đá móng phun trào chủ yếu thuộc tuổi Creta.
● Tầng chứa đá trầm tích:
-Tập F ( từ Eoxen đến Oligoxen dưới )
Được tìm thấy tại mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng. Bao gồm cát kết, cuội kết có nhiều mảnh vụn andesite và granite.
Vật liệu trầm tích chủ yếu là vụn đá móng phong hóa, giàu feldspar, được chôn vùi rất sâu ở bồn Cửu Long. Vì vậy, chất lượng tầng chứa tập F được kiến nghị là kém và sự phân bố trong bể có thể bị hạn chế. Độ rỗng từ 8 – 20 % trung bình khoảng 14 %, với độ thấm từ 1 – 250 md.
-Tập E ( Oligoxen dưới )
Ngay trên tập F, tập E phân bố trên các địa hào và bán địa hào và cũng nằm trên cấu trúc cao của đá móng, tuy nhiên tại đó tập E trở nên mỏng hơn và nhiều lúc không tồn tại. Lắng đọng trong mơi trường có năng lượng thấp, có tướng địa chất từ dạng đầm phá, đầm hồ cho đến đồng bằng bồi tích, độ hạt có xu hướng giảm dần
khi lên đến bề mặt trên tập E. Thạch học bao gồm trầm tích mảnh vụn có nguồn gốc lục địa sét kết và cát kết xen kẽ nhau. Vỉa cát có thành phần: 40 -70 % thạch anh, 5- 25 % feldspar, 10 – 20 % mảnh vụn, cacbonat, SiO2, và ion – dioxit.
Tập F có chất lượng vỉa chứa tốt, độ rỗng từ 3 – 22 % với tần số xuất hiện cao nhất từ 14 – 20% và độ thấm từ 1 – 900md.
-Tập D ( phần dưới của Oligoxen trên )
Lắng đọng trong môi trường đầm hồ đến đồng bằng sơng à đồng bằng bồi tích với những ảnh hưởng nhỏ của biển, tập D được xác định hầu hết là trầm tích hạt mịn, thể hiện ở hoặc vùng nước sâu hoặc ở vùng nước có năng lượng thấp. Trong vỉa chứa này ở tập cát kết D4 có tiềm năng dầu khí lớn nhất, với độ rỗng từ 12% đến 19%, độ bão hòa nước khoảng 50%.
-Tập C ( phần trên của Oligoxen trên )
Tập C được hình thành trong chu kỳ biển tiến có năng lượng cao. Tập có chất lượng tốt hơn so với tập D, độ rỗng thay đổi từ 10% đến 15%, độ thấm từ 0.1 đến 50mD.
-Tập BI ( Mioxen dưới )
Tập BI nằm ở giai đoạn cuối cùng của thời kì biển tiến trong bể Cửu Long là lớp sét dày ( được xem như là tầng chắn khu vực) và lớp cát kết xen kẹp có nguồn gốc từ đồng bằng châu thổ/duyên hải đến vùng biển nơng. Tập BI có thành phần cát kết tăng lên nhiều hơn ở phần rìa của bể, đặc biệt về phía Tây Nam. Vì thế khơng có khả năng tồn tại tầng chắn tốt ở khu vực này mặc dù chất lượng vỉa cát tốt hơn.
Về tổng quan, tập BI ngồi vai trị là tầng chắn cho các vỉa chứa bên dưới, nó cịn là vỉa chứa có chất lượng tốt với độ rỗng từ 15% đến 25%, độ bão hòa nước 54% và độ thấm từ 1 đến 5000mD. Tập được BI phủ bởi tập sét Montmo Rotalid có vai trị là tầng chắn khu vực.
4.3 Đá chắn
Tầng chắn Bạch Hổ và tầng chắn tập D là hai tầng chắn chính. Sét Rotalia của q trình biển tiến, lắng đọng trong suốt thời kì Mioxen sớm được xác định như là tầng chắn cho tập Mioxen và các vỉa chứa bên dưới, cả về phương ngang (các thấu kính cát mỏng) cũng như phương đứng (các lớp cát sét xen kẹp). Khả năng chắn của tập sét này giảm về phía Tây Nam của bể, nơi có nhiều cát hơn và cũng gần nguồn hơn (hệ thống cửa sơng Mekong). Bên cạnh vai trị là nguồn sinh dầu chính, lớp sét
dày của tập D thuộc Oligoxen cũng đóng vai trị là tầng chắn cho vỉa chứa tầng móng granite, vỉa chứa của tập F và E, cũng như là các tập cát kết xen kẹp giữa trong tập D.