2.1.1.1 .Vị trí địa lý
3.2.1. Tuyên truyền và phổ biến các chương trình tín dụng ưu đãi đến người nghèo
Vai trị của tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trong cơng tác xóa đói giảm nghèo là rất lớn, đựợc phân tích và nghiên cứu rõ ở chương 2. Tuy nhiên, để hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi này cần thiết phải thiết lập kênh thông tin tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đó quản bá hoạt động của NHCSXH, triển khai các cơ chế nghiệp vụ theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm khẳng định chủ trương và mơ hình đúng đắn của Nhà nước về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác. Đồng thời, nâng cao ý thức của hộ nghèo và đối tượng chính sách trong việc vay vốn và trả nợ. Đây là nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện thường xuyên của NHCSXH huyện
26
Được phê duyệt theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 16/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Gia lai đến năm 2020
Chư Păh để nhiều người hiểu đúng và thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước.
3.2.2. Giải pháp về huy động và quản lý nguồn vốn cho vay
3.2.2.1. Về huy động nguồn vốn:
Đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn cân đối trên địa bàn, tập trung huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV tranh thủ nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương, cùng với nguồn vốn điều chuyển của trung ương để mở rộng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Trong đó, chú trọng khuyến khích người nghèo gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV, từng bước tạo cho người nghèo có ý thức để dành tiền tiết kiệm tạo vốn tự có và quen dần với hoạt động tín dụng và tài chính, đồng thời bổ sung thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần giảm nghèo tại địa phương.
3.2.2.2. Về quản lý nguồn vốn cho vay
Thơng qua hình thức ủy thác từng phần, ủy thác một số cơng đoạn trong quy trình tín dụng cho các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện bình xét cơng khai hộ đủ điều kiện vay vốn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn tại các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); cán bộ ngân hàng giải ngân trực tiếp cho các hộ nghèo vay vốn tại các điểm giao dịch tại xã. Cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội tham gia chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến đúng địa chỉ hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Tại các điểm giao dịch, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH được niêm yết công khai. Người vay giao dịch trực tiếp với ngân hàng vào một ngày cố định hằng tháng tại địa bàn mình cư trú, để vay và trả nợ, nộp lãi không qua cầu cấp trung gian, trước sự chứng kiến của tổ chức hội, đoàn thể, UBND xã và Tổ trưởng Tổ TK&VV. Vì vậy, sẽ hạn chế việc thất thốt, xâm tiêu, tham ơ, lợi dụng tiền vốn...
Nâng cao chất lượng của các chương trình cho vay, thường xuyên phối hợp với các ban ngành, Hội đồn thể trong cơng tác cho vay, thu hồi nợ, xử lý nợ, hạn chế tối đa nợ quá hạn phát sinh và giảm nợ quá hạn hiện hành. Thường xuyên tổ chức, đối chiếu, phân loại, cơ cấu lại nợ, tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng,
khó địi, tạo nguồn vốn cho vay quay vịng, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn vay luân chuyển có hiệu quả.
Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đảm bảo các sai sót phát hiện sau kiểm tra được chấn chỉnh kịp thời. NHCSXH huyện Chư Păh đẩy mạnh công tác tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị huyện thực hiện tốt chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Tổ chức chính trị - xã hội thực hiện cơng tác kiểm tra, giám sát, coi đây là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp Hội, nhằm tạo thành mạng lưới kiểm soát chặt chẽ, đồng bộ, nhiều cấp cùng tham gia quản lý giám sát đối tượng vay vốn, nguồn vốn cho vay, nợ vay, tiền lãi và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế cũng như hỗ trợ người vay về kỹ thuật sản xuất kinh doanh.
3.2.3. Hoàn thiện mạng lưới hoạt động
Mạng lưới hoạt động của NHCSXH huyện Chư Păh có 14 điểm giao dịch tại xã và 228 Tổ tiết kiệm và vay vốn. NHCSXH huyện là nơi trực tiếp thực hiện việc cho vay vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
3.2.3.1. Điểm giao dịch tại xã
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi giao dịch với NHCSXH, hiện nay mọi giao dịch giữa khách hàng với NHCSXH đều được thực hiện tại điểm giao dịch của ngân hàng đặt tại xã; Đến 31/12/2012, NHCSXH huyện Chư Păh có 14 điểm giao dịch đặt tại UBND xã (xã Ia Kreng mới thành lập nên chưa thành lập điểm giao dịch). Các điểm giao dịch đều được bố trí chủ yếu ở tại Phịng làm việc của các tổ chức chính trị - xã hội ( Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội cựu chiến binh); phía ngồi treo biển điểm giao dịch (có quy định ngày, giờ giao dịch); thơng báo chính sách tín dụng; thơng báo lãi suất; danh sách dư nợ các chương trình tín dụng; hịm thư góp ý; bên trong có nội quy giao dịch. Tuy nhiên, để có điều kiện phục vụ khách hàng một cách tốt nhất; ngoài việc tiếp tục cũng cố và hoàn thiện các điểm giao dịch tại xã thì việc tổ chức và nâng cao chất lượng của Tổ giao dịch lưu động là cần thiết và thực tế, đây là giải pháp nhằm thực hiện chủ trương cơng khai hóa, dân chủ hóa kênh tín dụng chính sách, qua đó thực hiện giải
ngân, thu nợ trực tiếp đến người vay không qua cấp trung gian, tạo điều kiện để hộ vay tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước
3.2.3.2. Tổ tiết kiệm và vay vốn
Tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập nhằm tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của NHCSXH để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng. Vì vậy, Tổ TK&VV là “cầu nối” giữa NHCSXH với hộ nghèo và các đối tương chính sách khác.
Để nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV cần thiết phải kiểm tra, đối chiếu, đánh giá và xếp loại Tổ, phân tích và làm rõ ngun nhân để có giải pháp củng cố kịp thời các Tổ TK&VV yếu kém. Tổ chức tập huấn đào tạo cho ban quản lý Tổ TK&VV và cán bộ Hội đồn thể làm cơng tác làm ủy thác các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng ưu đãi như theo dõi, quản lý nợ, hạch toán ghi chép và lưu giữ hồ sơ sổ sách của ban quản lý Tổ để tổ chức thực hiện một cách khoa học, đầy đủ, đúng theo quy định. Đồng thời, thường xuyên trang bị kiến thức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để từ đó tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh cho người vay; tăng cường sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống giữa các thành viên trong tổ nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ. Cơng tác bình xét hộ vay vốn phải thực hiện dân chủ, công khai, đúng đối tượng.
Cần tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ, thủ tục lập hồ sơ vay vốn, cũng như cách quản lý và phương pháp theo dõi trên sổ sách cho các Tổ trưởng Tổ TK&VV. Tùy tình hình thực tế của các xã, thị trấn mà thực hiện cũng cố, sát nhập, thành lập tổ mới... Khi hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiến hành bình xét phải kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người vay trong trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và hồn trả vốn.
Xử lý dứt điểm và nghiêm minh các tổ trưởng có hành vi xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Hàng tháng duy trì và nâng cao chất lượng cuộc họp giao ban với Hội đoàn thể xã, thị trấn tại điểm giao dịch vào ngày giao dịch đã quy định. Thường
xuyên phối hợp với các Hội đoàn thể, Tổ TK&VV xem xét xử lý nợ một cách kịp thời khi hộ vay có nhu cầu như: cho vay lưu vụ, gia hạn nợ, cho vay bổ sung, xử lý nợ rủi ro...
Lấy phiếu tín nhiệm của thành viên đối với ban quản lý Tổ, đối với cán bộ quản lý Tổ khơng đủ năng lực và tín nhiệm của người dân cần thiết phải thay thế, tổ chức bầu chọn lại trong Tổ để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Tổ đối với người vay. Khuyến khích người làm kinh tế giỏi, đã từng vay vốn ưu đãi và thốt nghèo và có uy tín đối với người dân.
3.2.4. Đẩy mạnh tín dụng ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội
- Do đặc điểm đối tượng phục vụ của NHCSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nằm ở khắp mọi miền đất nước; nhất là miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để tạo điều kiện tiết giảm chi phí cho người vay, NHCSXH thực hiện phát tiền vay trực tiếp đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại xã. Do biên chế cán bộ ít và nhằm tiết giảm chi phí nên NHCSXH đã thực hiện cơ chế uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội (Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Đồn Thanh niên); có 09 cơng đoạn trong quy trình tín dụng thì NHCSXH uỷ thác 06 công đoạn, từ việc tuyên truyền chính sách của Chính Phủ đến người dân; hướng dẫn thành lập tổ vay vốn và họp để bình xét hộ được vay vốn; thơng báo kết quả cho vay đến người vay; kiểm tra giám sát và đôn đốc người vay trả nợ; phối hợp với NHCSXH để xử lý rủi ro; thực hiện thu lãi; tổ chức tập huấn cho cán bộ hội và ban quản lý tổ vay vốn.
- Trong thời gian qua công tác uỷ thác cho vay thông qua các tổ chức hội tại NHCSXH huyện Chư Păh vẫn còn một số tồn tại như thiếu giám sát, kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ tín dụng dẫn đến cán bộ Tổ TK&VV tham ô, xâm tiêu vốn... Do đó, để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số việc sau đây:
+ Duy trì thường xuyên lịch giao ban giữa NHCSXH với lãnh đạo tổ chức hội nhận ủy thác theo định kỳ.
+ Về nội dung giao ban: Các tổ chức hội có báo cáo đánh giá kết quả hoạt động uỷ thác của tổ chức mình trong quý; rút ra những việc làm tốt và tồn tại, nguyên nhân từ đóđề ra các giải pháp khắc phục; đồng thời đề ra nhiệm vụ thời gian tới. NHCSXH có báo cáo tổng hợp tình hình giải ngân, thu lãi, thu gốc, trả tiền hoa hồng và phí uỷ thác... Đồng thời, cung cấp cho các tổ chức nhận uỷ thác các văn bản nghiệp vụ mới liên quan đến hoạt động cho vay của NHCSXH.
+ Ngoài ra, hàng tháng giữa NHCSXH và tổ chức hội các cấp thường xuyên trao đổi thôn tin cho nhau về tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá hạn... Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức nhận ủy thác.
+ Tổ chức hội cấp tỉnh thường xuyên chỉ đạo tổ chức hội cấp huyện, xã thực hiện tốt 06 khâu được NHCSXH uỷ thác; khơng thu bất kỳ một khoản phí nào của hộ vay vốn.
+ Duy trì thường xun việc giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức nhận uỷ thác theo quy định (2 tháng/1 lần).
3.2.5. Hồn thiện quy trình và thủ tục vay vốn
Để được vay vốn chương trình tín dụng hộ nghèo của NHCSXH, thì hộ phải thuộc diện hộ nghèo (có tên trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã lập hàng năm) và phải là thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn, có điều kiện SXKD. Việc bình xét hộ vay được thực hiện tại Tổ TK&VV, hồ sơ vay vốn ban quản lý tổ hướng dẫn hộ vay lập. Tổ vay vốn lập hồ sơ đề nghị vay vốn, sau đó trình lên tổ chức hội xét duyệt và trình lên UBND cấp xã xem xét quyết định. Việc bình xét hộ vay được thực hiện công khai, dân chủ. Tuy nhiên, tại NHCSXH huyện Chư Păh trong thời gian qua vẫn còn một số tổ vay vốn chưa thực hiện việc họp bình xét cơng khai, dân chủ (chưa cơng khai về thủ tục vay vốn), vẫn còn một số tổ vay vốn, tổ chức hội cấp xã thu tiền lệ phí làm hồ sơ vay vốn của hộ nghèo, làm khống hồ sơ, chiếm đoạt vốn, tiền lãi của NHCSXH...
Để mọi người dân đều nắm được hồ sơ thủ tục vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH, thì tất cả các thơng tin liên quan đến vay vốn phải được công khai cho mọi người biết để cùng thực hiện; đồng thời kiểm tra việc thực hiện.
Công khai các loại hồ sơ vay vốn, danh sách dư nợ tại điểm giao dịch để hộ nghèo biết và thực hiện đúng, tránh việc hộ nghèo phải đi lại nhiều lần và nộp các khoản phí, lệ phí sai quy định; giải ngân kịp thời đến tận hộ vay nhưng vẫn đảm bảo đúng quy trình thủ tục, đảm bảo an tồn vốn.
Để tạo điều kiện cho hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, NHCSXH huyện Chư Păh cần nghiên cứu, đưa ra cách thức giải ngân linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và dự án sản xuất của hộ nghèo. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần tạo điều kiện cho hộ nghèo trả nợ bằng cách thức phù hợp với khả năng thu hồi vốn trong sản xuất kinh doanh của họ, tránh trường hợp cứng nhắc trong quy trình thu nợ, gây khó khăn cho hộ nghèo.
3.2.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nghèo và đối tượng chính sách
Trên cơ sở kế hoạch tín dụng được giao thực hiện công khai các chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và đối tượng chính sách qua các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đều được tiếp cận vốn tín dụng chính sách của chính phủ. Q trình cho vay chú trọng giải ngân phù hợp với thời vụ sản xuất, phối hợp với lồng ghép hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cách thức sử dụng vốn sản xuất, công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn kiến thức làm ăn cho hộ vay, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, chuyển giao khoa học công nghệ để người sử dụng hiệu quả vốn vay trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Đánh giá và đáp ứng nhu cầu vốn vay phù hợp với chương trình kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ nghèo, nâng dần mức vốn vay bình quân một hộ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.
Kinh nghiệm giảm nghèo của Ngân hành Gramen cho thấy không phải cho người nghèo vay với lãi suất thấp là giúp họ có được khả năng thốt nghèo, việc cho vay với lãi suất thấp mà khơng khuyến khích và khai thác được khả năng sản xuất, kinh doanh của người nghèo thì cũng giống như việc cho người nghèo “con cá” để
ăn mà không phải là “chiết cần câu” để kiếm ăn. Điều này đã làm cho người nghèo được vay vốn có tâm lý ỷ lại với khoản cho vay ưu đãi từ Chính phủ, khơng chủ động làm ăn để nâng cao thu nhập giúp bản thân họ thoát nghèo bền vững. Tâm lý “ỷ lại” khiến họ khơng muốn thốt nghèo mà chỉ trong mong vào sự hỗ trợ của Chính phủ. Vì vậy, cùng với việc được vay vốn ưu đãi thì trách nhiệm của người nghèo đối với việc sử dụng hiệu quả vốn vay là rất lớn, với sự hỗ trợ kỹ thuật và