Nợ xấu phân theo hình thức đảm bảo của VIB Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 43)

Đơn vị tính: Triệu đồng;%

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản 11.927 65,53 14.873 65,24 22.560 62,91 Nợ xấu khơng có đảm bảo bằng

tài sản 6.274 34,47 7.925 34,76 13.298 37,09 Tổng nợ xấu 18.201 100 22.798 100 35.858 100

Nguồn: Ngân hàng VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc

Qua bảng trên ta thấy:

Năm 2019, nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản chiếm 65,53% (11.927 triệu đồng) trong khi nợ xấu khơng có đảm bảo bằng tài sản chỉ chiếm 34,47% (6.274 triệu đồng) trong tổng nợ xấu. Tuy nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ trọng cao hơn nợ xấu khơng có đảm bảo bằng tài sản qua các năm nhưng con số này lại giảm liên tục, điều đó cho thấy Chi nhánh đã làm rất tốt công tác thu hồi nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản. Bị ngân hàng nắm giữ TSBĐ nên khách hàng sẽ chủ động hơn trong việc trả nợ hoặc ngân hàng sẽ xử lý TSBĐ để thu hồi lại vốn vay.

Năm 2020, nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản là 14.873 triệu đồng tương ứng với 65,24% và nợ xấu khơng có đảm bảo bằng tài sản là 7.925 triệu đồng tương ứng với

34,76%, tăng so với năm 2019. Việc cho vay và nhận thế chấp tài sản là phương thức được coi là tương đối an tồn vì về ngun tắc, khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng, nếu vay có TSBĐ, khách hàng phải ký hợp đồng thế chấp tài sản (có thể thế chấp tài sản của bên thứ ba hoặc thế chấp tài sản của chính khách hàng) và khi khách hàng khơng trả nợ theo hợp đồng tín dụng, ngân hàng có quyền xử lý tài sản đã thế chấp để thu hồi nợ.

So với năm 2020 thì đến năm 2021 nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản chiếm 62,91% (22.560 triệu đồng) và nợ xấu khơng có đảm bảo bằng tài sản chiếm 37,09% (13.298 triệu đồng) trong tổng nợ xấu. Việc ngân hàng cho vay đối với các khách hàng khơng có TSBĐ thường là những khoản vay nhỏ vì nó khơng đảm khả khả năng thu hồi được hết vốn và ngân hàng có nguy cơ mất vốn điều này làm cho RRTD của ngân hàng tăng cao. Vì vậy, để kiểm sốt chặt chẽ được các khoản vay và khả năng thu hồi nợ, VIB Vĩnh Phúc sẽ chú trọng nhiều hơn vào các khoản vay có tài sản thế chấp vì đây là những khoản vay lớn và khi rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng. Tuy hình thức vay này có tài sản thế chấp nhưng vẫn còn nhiều bất cập khi mà tài sản thế xuống giá, để lâu sẽ bị hao mịn… vì tài sản thế chấp cho những khoản vay này thường là bất động sản.

Mặc dù có tài sản thế chấp của khách hàng nhưng Chi nhánh cần kiên quyết hơn trong việc thu hồi nợ, cần có những chính sách phù hợp hơn để gia tăng khả năng thu hồi nợ kể cả những khoản vay khơng có TSBĐ. Ngồi ra các CBTD cũng là một phần nguyên nhân làm cho công tác quản trị RRTD kém hiệu quả (CBTD định giá vượt mức thực tế của tài sản thế chấp trong q trình thẩm định).

2.2.2.4. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro

Hiện nay, việc trích lập DPRR được thực hiện theo quy định tại Thơng tư 11/2021/TT-NHNN, trích lập DPRR là khoản dự phịng cho những thất thoát phát sinh từ những khoản nợ xấu của ngân hàng, tỷ lệ dự phòng RRTD là một trong những chính sách để khắc phục RRTD có thể xảy ra trong tương lai hay nói cách khác tỷ lệ dự phòng RRTD được sử dụng như một cơng cụ để kiểm sốt RRTD.

Bảng 2.8: Trích lập dự phịng rủi ro tại VIB Vĩnh Phúc

Đơn vị tính: Triệu đồng;%

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tổng nợ xấu 18.201 22.798 35.858

DPRR 1.901 3.734 8.479

- Dự phòng chung 577 1.132 2.571

- Dự phòng cụ thể 1.325 2.602 5.908

DPRR/ Tổng nợ xấu (%) 10,45 16,38 23,65

Nguồn: Ngân hàng VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc

Thơng tư 11 u cầu trích lập 2 loại dự phịng là dự phịng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phịng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phịng chung là số tiền được trích lập để dự phịng cho những rủi ro có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phịng cụ thể. Nợ xấu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến RRTD và tỷ lệ nợ xấu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Từ bảng trên ta có thể thấy được DPRR của VIB Vĩnh Phúc tăng liên tục trong ba năm. Năm 2019, trích lập dự phịng của Chi nhánh là 1.901 triệu đồng với số tiền dự phòng chung là 577 triệu đồng và dự phòng cụ thể là 1.325 triệu đồng. Tỷ lệ dự phòng là 10,45% tức là trong năm này có 10,45% dư nợ được trích lập dự phịng.

Năm 2020, số tiền trích lập dự phịng của VIB Vính Phúc lên đến 4.291 triệu đồng, kéo theo đó là tỷ lệ dự phịng cũng tăng lên 16,38% đồng nghĩa với việc có 16,38% dư nợ được trích lập dự phịng. Tình hình rủi ro của ngân hàng đang có dấu hiệu tăng lên, có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ cịn hạn chế, ngân hàng chưa có những biện pháp phù hợp để xử lý các khoản nợ xấu. Cũng trong năm này, dự phòng chung và dự phòng cụ thể cũng tăng mạnh, lần lượt là 1.132 triệu đồng và 2.602 triệu đồng.

Đến năm 2021, trong bối cảnh nguy cơ nợ xấu tiếp tục tăng mạnh, nhiều ngân hàng đã mạnh tay trích lập DPRR cho vay, tăng “sức đề kháng” trước bão Covid-19

trong đó cũng có VIB Vĩnh Phúc với số tiền trích lập dự phịng là 8.479 triệu đồng và tỷ lệ dự phòng cũng tăng lên 23,65% đồng nghĩa với việc có 23,65% dư nợ được trích lập dự phịng. Trong tổng số tiền DPRR được trích lập thì có 2.571 triệu đồng là dự phòng chung và 5.908 triệu đồng là dự phòng cụ thể. Đây khơng chỉ là chi phí dự phịng đảm bảo cho các khoản nợ xấu phát sinh mà còn là bộ đệm của ngân hàng trong năm tới.

Ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 làm cho nguy cơ nợ xấu gia tăng đi cùng với đó là tỷ lệ trích lập dự phịng cũng tăng theo. DPRR vốn được coi như “của để dành” của các ngân hàng, là khoản tiền được trích lập dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Vì vậy để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động kinh doanh thì việc trích lập DPRR là vơ cùng cần thiết. Ngồi ra, Chi nhánh cần làm tốt hơn công tác QTRR để trong thời gian tới trích lập DPRR giảm dần, lợi nhuận của ngân hàng tăng lên.

2.3. Đánh giá cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc đã thực hiện tương đối tốt công tác quản trị RRTD đặc biệt trong giai đoạn 2019 - 2021 với nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn khi mà Đại dịch Covid-19 xảy ra và đã để lại hậu quả rất nặng nề. Sau thời gian đầu chưa thích ứng, VIB Vĩnh Phúc đã từng bước ổn định và phát triển mạnh mẽ, qua đó đạt được những kết quả đáng mong đợi, cụ thể:

VIB Vĩnh Phúc đã nhận diện RRTD khá tốt: RRTD ẩn chứa những khoản tín

dụng có vấn đề và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, vì vậy cơng tác nhận diện RRTD đóng vai trị quan trọng đến hiệu quả của các bước tiếp theo của quy trình quản trị RRTD. Ngân hàng đã đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định tín dụng phù hợp để phân tích, thẩm định về dự án vay vốn nhằm xác định nhu cầu vốn thực sự; tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn; khả năng trả nợ, định giá TSBĐ và những rủi ro có thể xảy ra để sàng lọc hồ sơ xin cấp tín dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, bộ phận quản lý rủi ro cũng hỗ trợ xem xét đến các giới hạn

quản lý rủi ro như tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của NHNN, tỷ lệ cơ cấu tín dụng theo loại bảo đảm, kỳ hạn… theo quy định của VIB. Kết quả là VIB Vĩnh Phúc sẽ xác định được những rủi ro có thể gặp phải khi phê duyệt khoản vay kèm theo đề xuất biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro.

Đo lường RRTD đang dần hoàn thiện và phát triển hơn: Nhờ hệ thống XHTD

mà ngân hàng đã phân loại nợ và trích lập DPRR theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, phản ánh một cách tổng quát và bản chất về tình hình chất lượng tín dụng. Đồng thời Chi nhánh cũng xác định rõ ràng, để hướng tới quản trị RRTD theo Basel II VIB Vĩnh Phúc còn phát triển các mơ hình đo lường RRTD theo phương pháp thống kê. Các mơ hình XHTD và các phương pháp xếp hạng khác nhau, sau khi đã được kiểm tra và xác thực độ tin cậy và khả năng dự báo, sẽ được sử dụng để tính tốn PD (khả năng vỡ nợ), EDA (phân tích dữ liệu thăm dị) và LGD (mức độ tổn thất khi vỡ nợ). Đây là những công cụ cơ bản giúp Chi nhánh ước lược hiệu quả RRTD và tính tốn nhu cầu vốn cấp thiết cho hoạt động tín dụng. Ngồi ra VIB Vĩnh Phúc còn sử dụng các phương pháp đo lường RRTD truyền thống qua các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu…

Kiểm sốt rủi ro đã có nhiều bước tiến mới: Để phù hợp với hoạt động thực tế

của ngân hàng, quá trình kiểm tra, kiểm soát cho vay được đảm bảo thực hiện chặt chẽ theo quy trình và đảm bảo thực hiện đầy đủ ba bước là kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Thêm vào đó, hệ thống XHTD giúp VIB Vĩnh Phúc đánh giá được chính xác mức độ rủi ro của khách hàng và là cơ sở để phân loại nợ và trích lập DPRR theo quy định.

Chi nhánh đã làm khá tốt trong công tác xử lý rủi ro: Ngân hàng có chính sách thường xuyên đánh giá lại tình hình khoản vay và được thực hiện bởi bộ phận khách hàng và bộ phận quản lý RRTD. Kết quả đánh giá là cơ sở để VIB Vĩnh Phúc đưa ra những hành động và giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu RRTD. Ngân hàng ln ý thức kiểm sốt để tránh rủi ro cho vay tập trung vào một khách hàng, một số ngành nghề hay khu vực nào đó. Khi phát hiện ra nợ xấu, các CBTD đã tiến hành

theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay. Đồng thời căn cứ vào tình trạng TSBĐ mà cán bộ quản trị RRTD phân tích khả năng thu hồi để lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu thích hợp.

CBTD đã tiếp cận với hệ thống chấm điểm và xếp hạng KHCN theo thông lệ quốc tế. Tất cả các cán bộ ngân hàng đã được tiếp cận với phương pháp xếp hạng

khách hàng mới giúp họ đưa ra những cấp tín dụng được chính xác hơn.

Chất lượng các khoản tín dụng của VIB Vĩnh Phúc đang dần chuyển biến theo hướng tích cực: Nợ xấu và NQH đang đang được kiểm soát rất chặt chẽ trong phạm

vi cho phép của ngân hàng. VIB Vĩnh Phúc cũng đang điều chỉnh cơ cấu dư nợ cho vay sang tăng cường cho vay cá nhân và hộ kinh doanh để phù hợp với định hướng chung của toàn ngân hàng là phát triển theo hướng ngân hàng bán lẻ. Nhìn chung, quy trình cấp dụng của VIB Vĩnh Phúc đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đã bao gồm khá toàn diện các nội dung cần thiết mà các ngân hàng cần thực hiện trong q trình phê duyệt tín dụng.

Trình độ chun mơn của cán bộ làm cơng tác tín dụng và hạn chế RRTD ngày càng nâng cao: Hiện nay yêu cầu về chất lượng và trình độ cán bộ là một yếu

tố quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong những năm qua, bằng công tác tuyển dụng và tập trung đào tạo, trình độ cán bộ của Chi nhánh đang ngày được nâng cao. Cùng với sự quan tâm của Ban lãnh đạo đã giúp cho các cán bộ ngân hàng có điều kiện học tập, nghiên cứu, các lớp học chuyên môn nghiệp vụ của VIB đều được Chi nhánh nghiêm túc thực hiện, tạo điều kiện cho việc hồn thiện cơng tác hạn chế RRTD ngày càng phát triển.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác quản trị RRTD vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, RRTD vẫn xảy ra:

Công tác nhận diện RRTD vẫn còn hạn chế, chưa được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Các dấu hiệu cảnh báo đã được hệ thống hóa thành quy trình

nhưng vẫn cịn yếu ở khâu thu thập thông tin, nắm bắt được kiến thức cơ bản về thị trường, các ngành nghề, các thành phần kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, sự thiếu phán đốn và cái nhìn tồn diện trong q trình cấp tín dụng làm cho nguy cơ RRTD xuất hiện.

Đo lường RRTD ở Chi nhánh cịn nhiều bất cập: Cơng tác đo lường RRTD chỉ

mang tính khái quát chung, các hệ thống XHTD hiện thời chưa thể cung cấp, đo lường khả năng dự báo của từng nhân tố rủi ro, thể hiện qua các mơ hình và xác suất khơng trả được nợ của khách hàng (PD) là kết quả của việc XHTD theo phương pháp thống kê, trong khi đó, PD lại là nền tảng để xếp hạng khách hàng. Các quy trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng vẫn mang tính thủ cơng.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả: Cơng tác kiểm sốt RRTD

chưa thực sự hiệu quả và mang tính đối phó với ban kiểm tra, kiểm sốt.

Tỷ lệ nợ xấu chưa đảm bảo ổn định và vẫn có xu hướng gia tăng: VIB Vĩnh

Phúc đã cố gắng trong việc kiểm sốt và xử lý nợ xấu, mặc dù có dấu hiệu chuyển biến tích cực nhưng khơng đáng kể; đặc biệt là trong giai đoạn Dịch Covid-19 đã khiến tỷ lệ này có xu hướng tăng liên tục và làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Chưa chủ động ứng phó khi RRTD xảy ra: CBTD quá tin tưởng vào công tác

nhận diện và đo lường RRTD nên khi rủi ro xảy ra phải mất rất nhiều thời gian để tìm ra được biện pháp giải quyết phù hợp. Chính sách xử lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả và phù hợp với những biến động của thị trường.

Quy trình thẩm định và cho vay chưa phù hợp: CBTD vừa là người đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ nên thường kém tính khách quan và tiềm ẩn rủi ro.

Xử lý TSBĐ, thu hồi nợ cịn gặp nhiều khó khăn: Đa số các TSBĐ của khách

dụng đất cịn nhiều phức tạp, thiếu tính pháp lý, vừa khó khăn cho khách hàng, vừa không đảm bảo theo quy chế thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Bên cạnh đó là sự lên xuống thất thường của thị trường bất động sản làm ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi nợ ngân hàng.

2.3.3. Nguyên nhân

a. Ngun nhân từ phía ngân hàng

Nội dung quản trị RRTD cịn thiếu tính tồn diện:

Cơng tác nhận diện RRTD còn nhiều bất cập, cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn

chế trong nhận thức về quản trị RRTD, xem nhẹ những nội dung đánh giá, nhận biết các dấu hiệu trước và trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, CBTD chưa thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá lại TSBĐ. Đa số các tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)