1.2. Rủi ro tín dụng của NHTM
1.2.4. Một số chỉ tiêu phản ánh RRTD
Các chỉ tiêu trực tiếp đánh giá rủi ro tín dụng
Các chỉ tiêu đánh giá RRTD tại các NHTM có vai trị đặc biệt quan trọng vì nó trực tiếp phản ánh RRTD của ngân hàng, cụ thể:
- Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay khơng có khả năng trả được nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn. Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu cơ bản sau:
Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ q hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại.
- Nợ xấu: Là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà khó hoặc khơng thể thu hồi được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán… Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng thơng qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.
Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua các chỉ số: + Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/ Tổng dư nợ
+ Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ xấu/ Vốn chủ sở hữu
+ Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất = Nợ xấu/ Qũy dự phòng tổn thất - Dự phòng RRTD: Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của một ngân hàng là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng khơng có khả năng chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào nhóm 5.
Dự phịng tín dụng được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm; (i) Dự phòng cụ thể - để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay; (ii) Dự phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung khơng xác định trong danh mục tín dụng và tồn bộ dự phịng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Việc sử dụng dự phòng được sử dụng theo nguyên tắc là sử dụng dự phòng cụ thể với từng khoản nợ trước, phát mại TSĐB để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mại tài sản khơng đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phịng chung. Mỗi ngân hàng cần có cách tính dự phịng phù hợp vừa đủ để bù đắp rủi ro vừa tránh để chi phí tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập ròng. Các chỉ số thể hiện dự phòng RRTD:
Các chỉ tiêu gián tiếp đánh giá rủi ro tín dụng
Các chỉ tiêu gián tiếp mặc dù không phản ánh cụ thể RRTD của ngân hàng, tuy nhiên các chỉ tiêu này có sự thay đổi lớn của kỳ này so với kỳ trước hay so với trung bình của hệ thống ngân hàng thì các chỉ tiêu này là dấu hiệu phản ánh RRTD của ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể xem xét them các chỉ tiêu khác để đánh giá toàn diện về RRTD của ngân hàng.
- Quy mơ tín dụng: Khơng phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp RRTD nhưng nếu quy mơ tín dụng tăng q nóng, khơng tương ứng với khả năng kiểm sốt của ngân hàng thì lúc đó, quy mơ tín dụng sẽ phản ánh RRTD. Quy mơ tín dụng thể hiện rõ qua các chỉ tiêu:
+Dư nợ trên tổng tài sản = Tổng dư nợ/ Tổng tài sản
+Dư nợ bình qn trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng dư nợ/ Tổng số cán bộ tín dụng bình qn
+Số lượng khách hàng trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng số khách hàng/ Tổng số cán bộ tín dụng bình qn
+Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế = Tốc độ tăng trưởng tín dụng/ Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Nếu ngân hàng mở rộng quy mơ tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho các khách hàng sẽ dẫn đến rủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khơng kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn vay, điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.
- Cơ cấu tín dụng: Phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền, … do đó, tuy khơng phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro, nhưng nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh RRTD tiềm năng. Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm; Cơ cấu tín dụng theo ngành (Nếu tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao thì rủi ro khơng trả được nợ ngân hàng cũng cao); Cơ cấu tín dụng theo loại hình
(DN nhà nước, DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngồi); Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ
(RRTD xảy ra khi có sự biến động mạnh hay bất lợi về tỷ giá; khả năng không đáp ứng của nguồn vốn huy động theo từng loại tiền tệ đối với dư nợ cho vay)