Lợi nhuận sau thuế một số ngân hàng

Một phần của tài liệu Kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 40 - 44)

(ĐVT: tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng.

Biểu đồ 2.1 cho thấy trong số 7 ngân hàng TMCP đã cơng bố báo cáo tài chính đến cuối năm 2012 thì chỉ có VCB và MBB vẫn duy trì được mức tăng nhẹ, trong khi các ngân hàng khác đều có xu hướng giảm.

Kết thúc nửa đầu năm 2013, lợi nhuận trước chi phí dự phịng của Vietcombank (VCB) ước đạt 4.643 tỷ đồng, giảm 6,3% so với cùng kỳ của năm trước, do thu nhập lãi thuần giảm 10% so với cùng kỳ 2012. Trong nửa đầu năm, VCB đẩy mạnh trích lập dự phịng 1.943 tỷ đồng (so với 2.093 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2012) và kết quả là lợi nhuận trước thuế đạt 2.686 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Mức lợi nhuận trước thuế này đã hoàn thành 46% kế hoạch ban đầu của ngân hàng (5.800 tỷ đồng).

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận sau thuế của Vietcombank từ quý 1/2012 đến quý 2/2013 (ĐVT: tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank

Một vấn đề với VCB là tình trạng tăng trưởng tín dụng âm trong nửa đầu năm 2013, do áp lực trả nợ tăng, mặc dù ngân hàng chủ động chào mức lãi suất hấp dẫn đối với các lĩnh vực ưu tiên trong quý. VCB báo cáo tăng trưởng tín dụng âm 1% trong quý I/2013 và tính đến cuối quý II tăng trưởng tín dụng giảm 1,5% so với cuối năm 2012. Do tỷ trọng danh mục cho vay USD của ngân hàng cao, chiếm 30% tổng dư nợ và lãi suất cho vay giảm nhanh hơn so với lãi suất huy động, hệ số NIM đã giảm xuống 2,5% sau 6 tháng đầu năm 2013, từ mức 2,9% vào cuối năm 2012.Nền kinh tế suy thối khiến VCB cẩn trọng hơn trong trích lập dự phịng. Ngân hàng này trích lập dự phịng 1.143 tỷ đồng trong q II/2013, tăng 343 tỷ đồng (43%) so với quý trước đó. Trong nửa đầu năm 2013, tổng mức trích lập dự phịng của VCB đạt 1.943 tỷ đồng (so với mức 2.039 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2012).

Như vậy, so với những năm từ 2010 trở về trước, VCB đã thành công trong chiến lược thay đổi kế hoạch kinh doanh để chuyển mình từ một ngân hàng bán buôn thành một ngân hàng đa năng trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, vừa củng cố, vừa giữ vững vị thế của ngân hàng bán bn, đẩy mạnh bán lẻ để đa dạng hóa các

30

hoạt động ngân hàng, tăng lợi nhuận. Điều đó cho thấy hiệu quả của việc đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt dành cho khách hàng cá nhân. Trên cơ sở đó, từ năm 2011, VCB đã tạo nhiều dấu ấn trong đổi mới công tác khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ với nhiều chương trình chăm sóc khách hàng cũng như ban hành nhiều chính sách phù hợp với từng phân đoạn khách hàng. Bên cạnh đó, VCB cũng đã lấy chủ trương nâng cao chất lượng dịch vụ làm trọng tâm, nhờ đó chất lượng dịch vụ của VCB đã khơng ngừng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu của đông đảo các tầng lớp khách hàng.

2.1.3 Thực trạng dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân tạiVietcombank chi nhánh TP.HCM. Vietcombank chi nhánh TP.HCM.

Để đo lường sự hài lòng của khách hàng cá nhân, trước hết cần xem xét thực trạng của các dịch vụ cung cấp cho đối tượng khách hàng cá nhân. Những dịch vụ này trong những năm qua ln được VCB Hồ Chí Minh chú trọng từng bước một để khách hàng ln ln gắn bó với ngân hàng.

Dịch vụ huy động vốn

Từ năm 2008 đến năm 2012, Vietcombank HCM có tốc độ tăng trưởng huy động đáng kể thể hiện qua biểu đồ 2.3.

Biểu đồ cho thấy nguồn vốn huy động của Vietcombank HCM tăng đều qua các năm. Tốc độ huy động vốn cao nhất là năm 2010 với 47,52% so với năm 2009. Năm 2012, Vietcombank HCM đạt tốc độ tăng trưởng huy động vốn khá ấn tượng 16,44%, cao hơn nhiều so với mức 4,42% của năm 2011. Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và chỉ số giá tăng cao, nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn của Chính phủ, sự điều hành năng động của NHNN Việt Nam cùng với sự chỉ đạo sâu sắc của cấp ủy và chính quyền địa phương nên Vietcombank HCM vẫn giữ được tốc độ huy động vốn tương đối ổn định.

Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn tại Vietcombank HCM giai đoạn 2008-2012 (ĐVT: tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Vietcombank HCM

Trong 2 quý đầu năm 2013, Vietcombank HCM cũng đạt được tốc độ tăng trưởng huy động 3,4%. Trong đó, huy động từ cá nhân và từ doanh nghiệp tăng lần lượt 5,5% và 9,5%; huy động bằng tiền đồng và ngoại hối tăng lần lượt 2,2% và 6,4%. Lãi suất huy động trung bình từ đồng nội tệ là 7,2% và ngoại hối là 1,5%.

Dịch vụ tín dụng

Từ năm 2008 đến năm 2012 tín dụng tại Vietcombank HCM tăng đều đặn thể hiện qua biểu đồ 2.4.

Biểu đồ trên cho thấy năm 2011 là năm Vietcombank HCM đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất, với 14.434 tỷ đồng (tương đương 32,65%). Bước sang năm 2012, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank HCM là 15,16%, cao hơn so với mặt bằng tăng trưởng tín dụng trung bình của tồn ngành 8,91% nhưng thấp hơn so với mức tăng trưởng của năm 2011.

Một phần của tài liệu Kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w