Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thu hút vốn FDI của singapore vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở việt nam (Trang 49)

2.1.2.1 .Theo quy mô vốn và dự án đầu tư

2.3. Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của

2.3.1. Kết quả đạt được

2.3.1.1. Về môi trường đầu tư

- Thứ nhất, chính sách ưu đãi đầu tư ngày càng thơng thống hơn. Việt

Nam có chính sách phát triển cơng nghiệp rất tốt, điển hình như chính sách thuế, đất đai... tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Việc ban hành sửa đổi, bổ sung các bộ luật, các thông tư, quyết định... nhằm mục đích tăng cường thu hút đầu tư trong và ngồi nước, tạo mơi trường đầu tư thuận lợi hơn và mang tính quốc tế hóa cao phù hợp với các cam kết với WTO, AFTA, AEC, TPP. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã có thẩm quyền đưa ra các chính sách ưu đãi riêng phù hợp với điều kiện và quy hoạch của địa phương cũng như của cả nước. Do đó, những ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngồi khơng những được mở rộng mà còn phong phú hơn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể lựa chọn địa bàn đầu tư phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình.

- Thứ hai, mơi trường chính trị - xã hội ln được giữ ổn định. Ngoài

việc được cộng đồng quốc tế cơng nhận, Việt Nam cịn được tổ chức Tư vấn rủi ro kinh tế và chính trị PERC tại Hồng Kơng đánh giá là đất nước với nền chính trị - xã hội ổn định nhất so với các quốc gia đang phát triển trong khu vực. Điều này tạo cho Việt Nam một sức hấp dẫn đặc biệt với các nhà đầu tư trong khu vực và trên thế giới.

- Thứ ba, nhân công - năng lượng giá rẻ.Giá năng lượng tại Việt Nam

cũng rẻ hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, đây là lợi thế rất quan trọng để nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam. Việt Nam có nhiều nhân cơng lao động làm việc, với những đức tính chịu khó, cần cù và ham học hỏi thì nhân cơng Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu làm việc của nước Singapore.

2.3.1.2. Về kết quả thu hút

Theo những kết quả thu hút trên ta thấy, khối lượng vốn đầu tư vào các dự án ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Singapore đang tăng dần lên trong những năm gần đây thể hiện sức hút của ngành này đối với các nhà đầu tư.

Công nghiệp chế biến chế tạo là ngành thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tư Singapore, thể hiện qua số lượng dự án đầu tư và tổng vốn đăng ký ngày càng tăng qua các năm. Và mặc dù chưa có nhiều dự án có quy mơ lớn nhưng vẫn cho thấy Việt Nam rất có tiềm năng về lĩnh vực này.

Đặc biệt Việt Nam đã tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, nên việc quảng bá và xúc tiến đầu tư trong cộng đồng các nước ASEAN đã được đẩy mạnh hơn nữa để thu hút đầu tư nước ngoài từ Singapore vững mạnh hơn.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam đã góp phần bổ sung nguồn vốn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần vào cơng cuộc chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế đất nước, đồng thời góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động, nâng cao chất lượng nguồn lao động, năng lực quản lý, tay nghề và tiếp thu công nghệ tiên tiến và được làm việc trong mơi trường an tồn. Nguồn vốn FDI của Singapore góp phần chuyển giao công nghệ bởi hầu hết trong các dự án nhà đầu tư Singapore thường mang theo công nghệ sang, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, công

nghiệp ô tơ, chế tạo máy... Bên cạnh đó, cịn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước và góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước.

2.3.2. Tồn tại

Thứ nhất, FDI của Singapore vào Việt Nam đang có xu hướng ngày càng tăng nhưng vẫn cịn thấp hơn so với tiềm năng của nó. Số các dự án quy mơ lớn chưa thực sự nhiều, đa phần các dự án được cấp phép là dự án quy mơ nhỏ.

Thứ hai,hình thức doanh nghiệp FDI của Singaporechủ yếu là 100% vốn đầu tư nước ngồi, tiếp đến là hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh vì thế khả năng chuyển giao cơng nghệ, kỹ năng quản lý sang Việt Nam là rất hạn chế.

Thứ ba, hoạt động thu hút FDI của Singaporevào ngành CNCB - CT vào ở các địa phương không đồng đều. Cơ cấu FDI của Singapore vào Việt Nam trọng tâm vào các địa bàn, khu vực các thành phố phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam dẫn đến mất cân đối cơ cấu theo khu vực. Một số địa phương khác thì khơng thu hút được hoặc thu hút rất ít.

Thứ tư, trong những năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của singapore hoạt động tương đối tốt, mặc dù khơng tránh khỏi khó khăn do việc gia tăng cạnh tranh khốc liệt và do Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ AEC. ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của các dự án FDI của Singapore trong ngành CNCB - CT tại Việt Nam.

Thứ năm, còn xảy ra tranh chấp lao động tại một số doanh nghiệp 100% vốn của Singapore mà nguyên nhân hầu hết xuất phát từ những mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các bên, về điều kiện lao động. Như các hành động ngược đãi công nhân, bắt công nhân phơi nắng, đánh đập công nhân, công nhân phải làm trên 8 tiếng một ngày…

Thứ nhất, hệ thống pháp lý cịn yếu kém, mơi trường đầu tư chưa đáp

ứng được các yêu cầu, do đó, các nhà đầu tư Singapore vẫn cịn e ngại khi đầu tư với quy mô vốn lớn vào ngành CNCB - CT.

Mặc dù dã được cải cách và sửa đổi rất nhiều nhưng hệ thống các văn bản luật của Việt Nam vẫn cịn nhiều bất cập, quản lý chính sách khơng rõ ràng. Nhiều luật doanh nghiệp và luật đầu tư được ban hành liên tục từ năm 1990 đến nay, và gần đây nhất là luật Đầu tư 2014 đã giúp cho thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục đầu tư ngày nay khá thơng thống. Tuy nhiên, trong những chính sách pháp luật khác như các quy định về thuế, hải quan, lao động, đất đai, xây dựng, bảo vệ mơi trường, giải quyết tranh chấp dân sự... thì lại quá chậm chân. Bên cạnh sự chậm trễ về thời gian, điều đáng quan tâm hơn đó là sự bất cập về nội dung. Tình trạng quy định khơng cụ thể, khơng rõ ràng, khơng hợp thực tế, thậm chí mâu thuẫn nhau khiến nhà đầu tư chưa cảm thấy yên tâm khi bỏ vốn của mình đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt khi đầu tư với một lượng vốn lớn.

Bên cạnh đó là thủ tục hành chính và cơ chế quản lý điều hành kinh tế vĩ mô, sự phân cấp Trung ương - địa phương, sự phối hợp giữa các ban ngành cịn yếu kém, thậm chí một bộ phận cán bộ cơng chức Nhà nước tha hóa, biến chất, móc ngoặc, tham nhũng dẫn đến có vấn đề trong giải quyết các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp đầu tư, làm xấu đi mơi trường đầu tư, gây nhiều khó khăn cho tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư của Singapore vào lĩnh vực chế biến chế tạo.

Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay của chúng ta còn yếu. Chất lượng đường sá và xe tải đang là một vấn đề khiến giá thành vận chuyển cao. Ngồi hạ tầng giao thơng thì hạ tầng điện với nguồn điện thiếu ổn định của Việt Nam đang là mối quan tâm nhức nhối của các nhà đầu tư. Mặc dù chính phủ đang có kế hoạch phát triển nguồn điện cho đất nước,

song mức độ phát triển của Việt Nam có thể sẽ vượt quá ngưỡng có thể đáp ứng của ngành điện. Đồng thời, khi Việt Nam thu hút thêm được nhiều dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án lớn thì thiếu điện sẽ gây ra rủi ro càng lớn cho nhà đầu tư. Cơ sở hạ tầng vừa yếu vừa thiếu, đặc biệt là ở vùng nông thôn cũng góp phần tạo nên hiện tượng thu hút FDI của Singapore vào ngành CNCB - CT không đồng đều giữa các khu vực, các tỉnh thành trong cả nước.

Thứ hai, môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng cùng các chính sách khuyến

khích đầu tư giữa các địa phương khơng đồng đều. Các nhà đầu tư có tâm lý

muốn đầu tư vào những địa phương có mơi trường đầu tư tốt, nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội tốt để có thể đảm bảo cho q trình sản xuất kinh doanh của mình được thuận lợi. Do đó sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng trong cơ cấu đầu tư theo địa phương trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore vào ngành CNCB - CT.

Thứ ba, các hoạt động liên kết doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp chế

biến chế tạo trong nước với các doanh nghiệp đầu tư singapore vào ngành CNCB - CT chưa tốt, các danh nghiệp trong nước chưa phát huy được những lợi thế của mình. Bên cạnh đó, những bất cấp trong giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định đầu tư giữa hai bên còn nhiều tranh cãi nên các nhà đầu tư Singapore khơng mặn mà với hình thức liên doanh mà chủ yếu là đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngồi.

Thứ tư, cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút FDI của Singapore vào

ngành CNCB - CTgiữa các nước trong khu vực và trên thế giới trong thời kỳ hội nhập.Các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia... hiện

đang là những quốc gia có nền CNCB – CT phát triển ở châu Á, có lợi thế về thu hút FDI vào lĩnh vực này. Trong khi hiện nay môi trường đầu tư, giá nhân cơng, mặt bằng rẻ... đã khơng cịn là lợi thế của riêng Việt Nam trong thu hút đầu tư. Năng lực, chính sách và sự cạnh tranh thương mại của Việt Nam vẫn

chưa đạt được mức mà các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia... đang có. Vì vậy, rủi ro dịng vốn FDIcủa Singapore dịch chuyển ra ngoài Việt Nam là không nhỏ và sự cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các nước lân cận ngày càng gay gắt, khó khăn hơn.

Thứ năm, ngành cơng nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn nhiều yếu kém

chưa đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ sản xuất cho ngành chế biến chế tạo.

Công nghiệp phụ trợ là nền tảng cho sự phát triển của các ngành cơng nghiệp chính yếu, trong đó có ngành CNCB - CT. Cơng nghiệp phụ trợ cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho ngành CNCB - CT. Mặt khác, một trong những đặc điểm cơ bản của FDI Singapore là tỷ trọng tập trung cao vào các ngành cơng nghiệp sản xuất máy móc với mức độ yêu cầu chất lượng cao và tương đối phức tạp. Các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển đầy đủ, với tỷ lệ nội địa hóa thấp, khơng có nguồn cung ứng tại chỗ, buộc các nhà đầu tư phải nhập linh kiện, khiến giá thành cao, sức cạnh tranh giảm, nên đa số các nguyên phụ liệu, phụ tùng phải nhập khẩu làm cho chi phí đầu vào cịn cao, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó cơng nghiệp phụ trợ có vai trị quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI của Singapore. Ngoài ra là một số các nguyên nhân khác như công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả, sự liên kết giữa các doanh nghiệp chưa tốt,... cũng ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn, và quy mô vốn FDI của Singapore vào CNCB - CT Việt Nam.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE VÀO NGÀNH CNCB - CT Ở VIỆT NAM 3.1. Cơ hội và thách thức trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore vào CNCB - CT

3.1.1. Cơ hội

Ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo đang đóng vai trị quan trọng và tiếp tục là động lực trụ cột cho tăng trưởng kinh tế, là một lĩnh vực thu hút được khá nhiều vốn FDI từ nhiều nước trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình chính trị ổn định cùng với việc gia nhập WTO đã tạo ra những cơ hội lớn để các doanh nghiệp chế biến chế tạo nâng cao hơn khả năng tìm kiếm và tiếp cận thị trường, thuyết phục các cơng ty nước ngồi chọn nơi đây làm cơ sở đầu tư cho cả khu vực.

Việt Nam hiện đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế, diễn đàn quốc tế quan trọng như thành viên WTO, ASEAN, ASEAN +3, ASEM, APEC, các hiệp đinh thương mại song phương với các đối tác kinh tế quan trọng như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đặc biệt, Việt Nam vừa đàm phán thành công trở thành thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam phát triển, tạo ra hiệu ứng tích cực đáng kể đối với đầu tư và xuất khẩu của đất nước

Về cơ bản, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp chế biến chế tạo như nguồn nguyên liệu, lao động,... Ngàng CNCB - CT Việt Nam đang ngày càng phát triển và có vai trị quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị tồn cầu. Các cơng ty, tập đồn lớn nước ngoài đã và đang thiết lập nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến, chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam. Điều đó chứng tỏ họ kỳ vọng vào việc cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và giảm thiểu rủi ro, tạo cơ hội phát triển sản

xuất, tăng lợi nhuận, từ đó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi bỏ vốn đầu tư vào CNCB - CT Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất, phân phối sản phẩm thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh, chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sản xuất. Đồng thời, trên cơ sở đó, các doanh nghiệp trong nước được tiếp xúc với công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến, có điều kiện cải tiến cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

Đối với các doanh nghiệp Singapore hoạt động ở nước ngồi thì Việt Nam vượt Trung Quốc và Ấn Độ về tiêu chí giá nhân cơng rẻ, có thị trường lớn, dân số đơng và tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Điều này đặc biệt hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngồi đang có mức tăng trưởng chậm và âm do tác động của khủng hoảng kinh tế. Bởi vậy, trong tương lai gần, Việt Nam là lựa chọn đầu tiên của các doanh nghiệp khi quyết định đầu tư, kinh doanh so với một số quốc gia khác.

Hiện nay, FDI vào VN chủ yếu tập trung vào các ngành chế biến chế tạo, bất động sản, các ngành sản xuất và phân phối điện. Trên cơ sở đó và sự dịch chuyển gần đây, vốn đầu tư vào VN đang dần hướng tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường nguyên liệu sản xuất, cũng như cơ hội nhận thêm ưu đãi khi đầu tư vào 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN. Ngoài ra, sự hấp dẫn của VN cịn mang tính địa kinh tế khu vực khi các nhà đầu tư mong muốn từ “bàn đạp” VN sẽ đưa hàng hóa ở quốc gia cơng xưởng mới này thâm nhập vào 12 thị trường của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. 12 lĩnh vực được nhắc tới là sản phẩm từ nông nghiệp, vận tải hàng không, ô tô, điện tử, thủy sản, y tế, các sản phẩm cao su, dệt may, du lịch, các sản phẩm gỗ, dịch vụ logistics, chế biến thực phẩm, nông – lâm sản. Nếu trước đây các nguồn vốn đến từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, EU, Hàn quốc thì hiện nay chính trong các nước ASEAN cũng tham gia mạnh vào VN

FDI của Singapore vào Việt Nam đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực sản xuất của Việt Nam, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH phù hợp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thu hút vốn FDI của singapore vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)