- Kết cấu và sự biến động nguồn vốn kinh doanh
c) Đánh giá khả năng thanh tốn của DN
BẢNG 2.13.BẢNG CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁNChỉ tiêu ĐVT 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Chênh lệch 31/12/2014-31/12/2013 TBN năm 2014 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1.Tài sản ngắn hạn Đồng 24,353,187,00 0 40,104,183,30 0 61,544,466,69 3 21,440,283,39 3 53.46 2.Nợ ngắn hạn Đồng 27,939,047,08 1 27,282,260,95 7 30,847,210,21 2 3,564,949,25 5 13.07 3.HTK Đồng 8,228,614,23 2 18,706,707,64 6 27,162,505,19 2 8,455,797,54 6 45.20 4.Tiền và tương đương tiền Đồng
874,241,567 7 2,426,245,19 8 1,729,073,41 5 (697,171,78 3) -28.73
I.HS khả năng thanh toán hiện thời=(1)/(2) Lần 0.87 1.47 2.00 0.53 35.73 0.82 II.HS khả năng thanh toán nhanh=[(1)-(3)]/(2) Lần 0.58 0.78 1.11 0.33 42.11 0.49 III.HS khả năng thanh toán tức thời=(4)/(2) Lần 0.03 0.09 0.06 -0.03 -36.97 0.08
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng: Hệ số thanh toán hiện thời và hệ số thanh tốn nhanh có xu hướng tăng trong năm 2014, tuy nhiên lại có sự giảm nhẹ của hệ số thanh toán tức thời. Cụ thể như sau:
- Hệ số thanh toán hiện thời tăng qua các năm, so với thời điểm đầu năm 2013, cuối năm 2013, hệ số thanh toán hiện thời tăng thêm 0,6 lần và đến cuối năm 2014 hệ số thanh toán hiện thời là 2,0 lần tăng 0,53 lần so với thời điểm đầu năm. Hệ số thanh toán hiện thời cao hơn so với chỉ tiêu TBN (đạt 0,82 lần). Sự tăng lên của hệ số này là do trong năm 2014 có sự tăng lên mạnh của TSNH, tăng 21.440 triệu đồng so với 2013 ứng với tỷ lệ tăng là 53,46%. Trong khi đó, trong năm 2014 nợ ngắn hạn chỉ tăng 3.564 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 13,07% so với năm 2013. Cuối năm 2014, hệ số thanh toán hiện thời là 2,0 lần cho biết rằng cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 2 đồng TSNH. Sự tăng lên của hệ số thanh tốn ngắn hạn là tín hiệu tốt chứng tỏ DN có khả năng thanh tốn ngắn hạn khá an tồn, giúp DN tránh được các rủi ro về thanh khoản và thanh toán đối với các khoản nợ đến hạn.
- Hệ số thanh tốn nhanh của DN có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, so với thời điểm đầu năm 2013, cuối năm 2013 hệ số thanh toán nhanh tăng 0,2 lần; đến cuối năm 2014, hệ số này tăng thêm 0,33 lần. Cuối năm 2014, hệ số này đạt 1,11 lần cao hơn so với TBN chỉ đạt 0,49 lần. Hệ số thanh toán nhanh năm 2014 tăng lên là do trong năm cả TSNH, HTK và nợ ngắn hạn đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của TSNH(53,46%) lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (13,07%); mặc dù có sự tăng lên đáng kể của HTK (45,2%). Do đó mà hệ số thanh tốn nhanh của DN vào thời điểm cuối năm 2014 vẫn tăng. Hệ số thanh toán nhanh tăng lên qua đó phản ánh tiềm lực và khả năng thanh tốn tương đối tốt của DN.
- Hệ số thanh tốn tức thời: có sự biến động qua các năm, hệ số thanh toán tức thời đầu năm 2013 là 0,03 lần, cuối năm 2013 hệ số này là 0,09 lần; song đến cuối năm 2014 hệ số thanh toán tức thời giảm 0,03lần, tức chỉ đạt 0,06 lần. Sự biến động này có thể giải thích là do: trong năm 2013, tiền và TSNH đều tăng nhưng tốc độ tăng của tiền lớn hơn tốc độ tăng của TSNH. Đến cuối năm 2014, tiền và tương đương tiền giảm 28,73%, trong khi đó TSNH lại tăng 53,46%. Do đó mà hệ số thanh tốn tức thời cuối năm 2014 giảm so với đầu năm. Điều đó phản ánh rằng DN đang duy trì chính sách giảm khoản tiền mặt dự trữ để đưa vào lưu thông, giúp DN nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên DN cũng cần có chính sách và kế hoạch tài chính hợp lý để vừa đảm bảo khả năng thanh tốn vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tóm lại, trong giai đoạn 2012-2014, DN có các hệ số thanh tốn là khá khả quan. Đây là dấu hiệu tốt về khả năng thanh tốn của doanh nghiệp. Nó phản ánh tiềm lực tài chính khá mạnh của DN. Tuy nhiên, cuối năm 2014 vẫn có sự giảm nhẹ của hệ số thanh tốn tức thời. Do đó trong thời gian tới, DN cần có chính sách dự trữ tiền mặt hợp lý để cải thiện hệ số thanh toán này. Đặc biệt hơn nữa là chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý để vừa giúp doanh nghiệp giảm chi phí vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục.
TSNH khác
Nhóm TSNH khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong TSNH, có xu hướng tăng qua các năm, trong đó chủ yếu là sự tăng lên của của các khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Cụ thể, đầu năm 2014 TSNH khác là 850 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,12% TSNH, đến thời điểm cuối năm tăng đạt 1.290 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,1% TSNH. Như vậy so với thời điểm đàu năm 2014, trong năm TSNH khác tăng 439 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 51,63%. Trong đó, khoản thuế
GTGT được khấu trừ tăng là chủ yếu.Điều đó là hồn tồn dễ hiểu khi mà trong năm hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được mở rộng, doanh nghiệp mua thêm vật tư, hàng hóa và cả máy nóc thiết bị.