1.1. Tổng quan về vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh
1.1.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm và mục tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
a. Khái niệm phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự phân chia các sự cuất hiện tượng theo những tiêu thức nhất định để nghiên cứu, xem xét thấy dược sự hình thành và phát triển của sự vật hiện tượng đó trong mối quan hệ biện chúng với sự vật, hiện tượng khác. [5, Trang 7]
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là việc sử dụng các phương pháp để đánh giá trình độ quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong q trình sản xuất kinh doanh.
Việc đánh giá tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho các chủ thể quản lý có những nhìn nhận chung nhất về quy mơ, cơ cấu nguồn vốn cũng như các chính sách tài chính và năng lực tài chính của doanh nghiệp qua đó có thể đưa ra các quyết định hiệu quả, kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp từ đó đưa ra những định hướng cho DN trong tương lại nhằm nâng cao năng lực tài chính và tăng năng lực cạnh cạnh của doanh nghiệp.
b. Mục tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là công cụ để đánh giá chất lượng hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp và cho thấy khả năng sử dụng các nguồn lực tài chính của DN trong q trình sản xuất kinh doanh. Từ đó, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình sử dụng, quản lý, khai thác sử dụng vốn kinh doanh của DN, tìm ra những nguyên nhân tồn tại, giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định phù hợp. Chính vì vậy, phân tích hiệu quả sử
Luận văn tốt nghiệp Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Thị Long Huyền 20 Lớp: CQ56/09.01
dụng vốn kinh doanh của DN nhằm giúp cho các đối tượng quan tâm thấy được tình hình quản lý, sử dụng vốn của DN,… từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với từng mục tiêu.
Có nhiều đối tượng quan tâm đến phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN, mỗi đối tượng quan tâm với những mục tiêu khác nhau. Các đối tượng quan tâm đến phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN là: các chủ thể quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cung cấp tín dụng, cơ quan quản lý nhà nước, các bên liên quan khác, …
- Đối với chủ thể quản lý của DN: là những chủ thể trực tiếp điều hành DN, các nhà quản lý cần nắm được thơng tin về tình hình sử dụng vốn của DN như thế nào? Có hiệu quả hay khơng? Vì vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm mục tiêu:
+ Tạo chu kỳ đều đặn để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý của DN, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của DN.
+ Nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp: Có thể thấy, mục tiêu chính của doanh nghiệp là lợi nhuận nên việc DN quản trị VLĐ tốt, tăng hiệu quả sử dụng vốn, vốn được sử dụng tốt ở các khâu của quá trình sản xuất dẫn đến thúc đẩy cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi và tạo ra được nhiều lợi nhuận.
+ Nhằm đảm bảo đủ lượng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn và đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường.
+ Giúp chủ thể quản lý đưa ra quyết định như: mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh, kinh doanh cái gì? kinh doanh như thế nào?
+ Là căn cứ để giúp chủ thể quản lý đưa ra cá dự đoán về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN trong tương lại. Đồng thời là công cụ để cấp trên kiểm soát hoạt động quản lý của cấp dưới.
Luận văn tốt nghiệp Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Thị Long Huyền 21 Lớp: CQ56/09.01
- Đối với các nhà đầu tư: Là các cổ đông, các cá nhân hoặc các đơn vị đã và sẽ đầu tư vào DN. Mục tiêu đầu tiên của nhà đầu tư khi đầu tư vào DN là tăng khả năng sinh lời. Như vậy, khi đầu tư vốn vào DN thì một đồng mà nhà đầu tư đưa vào doanh nghiệp phải tạo ra được giá trị cao. Như vậy DN phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, sử dụng hợp lý những nguồn lực nhằm đem lại lợi nhuận cao và thơng qua đó, nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định có đầu tư vào DN hay khơng? Rút vốn hay đầu tư thêm vào DN? Ngoài ra, khi lựa chọn đầu tư vào DN thơng qua các thơng tin có được từ phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại DN sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá được vị thế của DN trong kinh doanh, khả năng phát triển trong tương lai, … Chính vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN là một trong những kênh mang lại thơng tin hữu ích cho nhà đầu tư.
- Đối với những nhà cung cấp tín dụng: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN sẽ cho những thơng tin về khả năng hồn trả những khoản nợ, khả năng sinh lời của vốn, vị thế của DN, …Thông qua thông tin về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ là căn cứ để nhà cung cấp tín dụng xem xét đến khả năng cho DN vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Đây là những cơ quan đại diện cho Nhà nước, giám sát thực hiện nghĩa vụ của DN đối với nhà nước cũng như kiểm tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp như cơ quan thuế, cơ quan hải quan, quản lý thị trường,… Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN sẽ cung cấp các thông tin cho những cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ do Nhà nước giao một cách hiệu quả.
Luận văn tốt nghiệp Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Thị Long Huyền 22 Lớp: CQ56/09.01
- Đối với các bên liên quan khác: đó là khách hàng, đối thủ cạnh tranh, cơ quan truyền thông,… cũng quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN với những mục tiêu cụ thể.
1.1.2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Một số phương pháp chủ yếu được dùng để phân tích hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố (phương pháp mơ hình Dupont, phương pháp thay thế liên hoàn và số chênh lệch),…
a. Phương pháp so sánh * Điều kiện so sánh:
- Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng (2 chỉ tiêu)
- Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất so sánh được. Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính tốn, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.
* Xác định gốc để so sánh: Kỳ gốc so sánh này tùy thuộc vào mục đích
của phân tích. Cụ thể:
- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước).
- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch, dự toán, định mức của chỉ tiêu phân tích.
- Khi xác định vị trí, thứ hạng của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là trị số của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trung bình của ngành, các
Luận văn tốt nghiệp Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Thị Long Huyền 23 Lớp: CQ56/09.01
tiêu chuẩn, chuẩn mực xếp hạng của tổ chức đánh giá, xếp hạng chuyên nghiệp công bố hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.
* Các dạng so sánh:
- So sánh tuyệt đối: Là xem xét mức biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu so với gốc so sánh.
- So sánh tương đối: Là xem xét tỷ lệ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu so với gốc so sánh.
b. Phương pháp phân tích nhân tố * Phương pháp mơ hình Dupont
Đây là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành tích các chỉ tiêu liên quan. Phương pháp này phản ánh mối liên kết và sự ảnh hưởng giữa các chỉ tiêu. Đặc biệt, phương pháp này thường được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh.
* Phương pháp thay thế liên hoàn
Đây là phương pháp được sử dụng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng phương trình tích hoặc thương. Quy tắc khi dùng phương pháp thay thế liên hồn, đó là lấy nhân tố số lượng trước nhân tố chất lượng. Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, lần lượt thay thế số kỳ gốc của mỗi nhân tố bằng số thực tế của nhân tố đó; sau mỗi lần thay thế thì xác định được kết quả của lần thay thế ấy; chênh lệch giữa kết quả đó với kết quả của lần thay thế ngay trước nó là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.