Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 trung ương (Trang 86 - 89)

Trung ương trong thời gian tới

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

Năm 2013 là một năm có nhiều biến động đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể….Kinh tế thế giới năm 2013 cũng còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn cịn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ cơng ở châu Âu chưa hồn tồn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế tồn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước phát triển. Những yếu tố khơng thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta.

Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã kịp thời ban hành hai Nghị quyết quan trọng là Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải phải tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu

Mục tiêu tổng quát của phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trường cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phịng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương. vật 1 Trung ương.

Trước tình hình kinh tế đầy biến động hiện nay, để tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương đã đưa ra cho mình những định hướng hoạt động như sau:

- Chiến lược phát triển trong thời gian tới: + Hoạt động tài chính với kế hoạch phát triển

+ Công ty tăng cường huy động vốn bằng nhiều hình thức .

+ Mở rộng thị trường ra nước ngồi và khơng ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật, kinh doanh thêm mặt hàng khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh.

- Chiến lược phát triển trung và dài hạn:

+ Về sản xuất kinh doanh: ổn định và tiếp tục phát triển nguồn cung ứng nguyên vật liệu sản xuất. Công ty sẽ chủ động trong việc duy trì, phát triển nguyên vật liệu sản xuất. Công ty sẽ chủ động trong việc duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các nhà cung cấp lâu năm, gắn bó với Cơng ty cũng như mở rộng kinh doanh, tăng tính chủ động trong việc quản lý nguồn cung.

+ Củng cố và mở rộng hệ thống kênh phân phối gồm hệ thống chi nhánh, các đại lí, cửa hàng phân phối sản phẩm. Cơng ty đã và đang xây dựng hệ thống phân phối hàng cấp một, cấp hai ở từng chi nhánh một cách hoàn chỉnh và ổn định nhằm giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty. Đồng thời, Công ty cũng sẽ đẩy mạnh khâu tiếp thị, xây dựng và quảng bá thương hiệu thơng qua việc tích cực tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các cuộc hội trợ, hội thảo giới thiệu sản phẩm, và quảng bá trên các phương tiện thơng tin đại chúng…

+ Xây dựng chính sách giá cả phù hợp với cung ứng, thực hiện hỗ trợ khách hàng tiền cước vận chuyển, thực hiện chiết khấu thương mại đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể.

+ Mở rộng ngành nghề kinh doanh trên cơ sở tận dụng kênh phân phối sẵn có của cơng ty.

+ Về quản lý tài chính: Hồn thiện năng lực quản lí tài chính của Cơng ty, quản lí các nguồn vốn hợp lý, sử dụng các cơng cụ phân tích, dự báo phục vụ cho công tác hoạch định kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Về tổ chức bộ máy hoạt động: tổ chức bộ máy quản lí cơng ty tinh gọn; tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân lực, từ đó thực hiện việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhằm hoạt động với hiệu quả cao nhất.

- Phương án sản xuất kinh doanh năm 2014 của Công ty

Mặc dù thời gian còn quá ngắn để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế nhưng gần 3 năm sau khi nước ta gia nhập WTO, khả năng hội nhập của ngành nông nghiệp được coi là khá thành cơng. Tuy nhiên, diện tích đất nơng nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng chung của ngành. Nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro khi tỷ giá biến động tăng. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ

thực vật ngày càng quyết liệt. Trước tình hình khó khăn có thể phải đương đầu trong năm 2014, Ban điều hành Công ty dự kiến doanh thu bán hàng thấp hơn so với năm 2013, nhưng sẽ tập trung quản lý chặt chẽ chi phí, hạn chế rủi ro để quyết tâm đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đề ra, trong đó lợi nhuận và tỷ lệ cổ tức vẫn phấn đấu đạt bằng năm 2013.

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 trung ương (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)