Mở rộng cho vay có Tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh chương dương (Trang 61 - 62)

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần

3.2.3. Mở rộng cho vay có Tài sản đảm bảo

Một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có bảo đảm, đây chính là nguồn thứ cấp thu hồi nợ sau xử lý. Tuy nhiên, việc xác định giá trị TSBĐ cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Cần thường xuyên theo dõi TSBĐ, nắm bắt thơng tin về TSBĐ, nếu có biến động lớn cần xem xét định giá lại giá trị tài sản:

- Thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá TSBĐ.

- Để mở rộng cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng tăng TSBĐ:

+ Yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ, ngồi tài sản của khách hàng có thể dùng tài sản cá nhân, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Hội đồng quản trị… đứng ra bảo lãnh để vay vốn ngân hàng, áp dụng các biện pháp cầm cố, bảo lãnh của Tổng công ty.

+ Giảm dần dư nợ nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện TSBĐ theo quy định của ngân hàng.

Đối với việc nhận TSBĐ, ngân hàng cần thường xuyên xem xét tính hợp lệ, hợp pháp và tính thị trường của tài sản đó.

3.2.4. Phân tán rủi ro tín dụng.

Trong hoạt động tín dụng, một trong những nguyên tắc cổ điển nhất trong kinh doanh là “Không nên bỏ trứng vào một giỏ”. Đây là ngun lý khơng có gì mới, nhưng trong thực hiện thì cần ln ln qn triệt, xun suốt, nó được thể hiện dưới các hình thức sau:

-Đa dạng hố phương thức cho vay.

Trong hoạt động tín dụng có nhiều phương thức cho vay như: Cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ…Ngồi ra cịn có các hình thức khác như cho vay trả góp, cho vay ủy thác, cho vay dự

án đầu tư, cho vay trả góp,…Ngân hàng cần áp dụng những hình thức cho vay phù hợp với điều kiện và chính sách của mình.

-Đa dạng hố khách hàng.

Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng, tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng, tránh tình trạng khách hàng khơng trả được nợ.

-Đa dạng hố lĩnh vực đầu tư.

Đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư giúp cho ngân hàng phân tán RRTD. Để đa dạng hố lĩnh vực đầu tư có hiệu quả và an tồn cần có chiến lược kinh doanh lâu dài ổn định dựa trên các vấn đề sau:

+ Bám sát định hướng tín dụng, những lĩnh vực khuyến khích đầu tư của Ngân hàng để xây dựng kế hoạch, lĩnh vực cần đầu tư.

+ Trên cơ sở định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một số vùng kinh tế. Căn cứ vào thực tế, thuận lợi khó khăn trên địa bàn để xác định lĩnh vực đầu tư. Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh chương dương (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)