1.3. QUI TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ
1.3.3. Kết thúc kiểm toán
Sau khi hồn thành giai đoạn thực hiện kiểm tốn, KTV thực hiện việc tổng hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm soát xét và đưa ra kết luận về tồn bộ cuộc kiểm tốn mà trong đó có phần kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Đánh giá sự đầy đủ cũng như hiện hữu của các bằng chứng kiểm toán thu được đối với việc đưa ra kết luận đối với khoản mục doanh thu BH&CCDV của KTV.
Xem xét đánh giá các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính, KTV đánh giá mức độ ảnh hưởng của những sự kiện này đối với báo cáo tài chính được lập. Có hai loại sự kiện có thể xảy ra mà KTV cần phải quan tâm và có hướng xử lý đúng đắn. Đó là sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính và địi hỏi phải có sự điều chỉnh và sự kiện ảnh hưởng khơng trực tiếp nhưng cần phải công bố trên BCTC.
KTV xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Trong một số tình huống, tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp có thể bị vi phạm:
đang có những tranh chấp nghiêm trọng có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh… Nếu doanh nghiệp không cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề này thì KTV có thế dựa trên mức độ trọng yếu của sự việc để đưa ra ý kiến kiểm tốn của mình đối với BCTC của đơn vị.
Đánh giá chất lượng của cuộc kiểm toán, đối với kiểm toán doanh thu BH&CCDV, KTV tiến hành tổng hợp và đánh giá các sai sót phát hiện được trong q trình kiểm tốn sau đó thơng báo với khách hàng và soạn thảo các bút toán điều chỉnh sai phạm đến doanh thu BH&CCDV đã tìm được trên biên bản kiểm tốn.Biên bản kiểm toán là trang tổng hợp tất cả các vấn đề phát hiện được của các chu kỳ, người thực hiện, tham chiếu và hướng xử lý cho những vấn đề phát hiện đó, từ đó làm căn cứ để đưa ra ý kiến nhận xét về từng chu kỳ, khoản mục và toàn bộ BCTC.
Sau khi lên biên bản kiểm tốn, trưởng nhóm kiểm tốn gửi biên bản kiểm tốn tổng hợp kết quả kiểm toán tất cả chu kỳ, khoản mục cho khách hàng. Các sai phạm phát hiện được, kiểm toán viên thảo luận và đề nghị khách hàng điều chỉnh. Lúc này, xảy ra 2 trường hợp: Khách hàng chấp nhận điều chỉnh hoặc không chấp nhận điều chỉnh. Trường hợp khách hàng chấp nhận điều chỉnh thì khơng vấn đề. Ngược lại, trường hợp khách hàng không chấp nhận điều chỉnh sai phạm phát hiện được, trưởng nhóm kiểm tốn thực hiện đánh giá mức độ trọng yếu của sai phạm mà khách hàng khơng chấp nhận điều chỉnh, sau đó thảo luận với chủ nhiệm kiểm toán hoặc cấp cao hơn tùy theo mức độ trọng yếu của sai phạm từ đó làm căn cứ để đưa ra một trong bốn loại ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán như sau (Ý kiến chấp nhận toàn phần, Ý kiến chấp nhận từng phần, Ý kiến từ chối, Ý kiến không chấp nhận) (Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700).
Báo cáo kiểm toán về BCTC được phát hành thường đi kèm với BCTC đã được kiểm toán và thư quản lý gửi cho khách hàng. Thư quản lý thường được gửi đến khách hàng trong đó nêu lên những hạn chế cịn tồn tại đối với
hệ thống kiểm sốt và cơng tác kế toán doanh thu cũng như tư vấn hướng xử lý sao cho hiệu quả và phù hợp với những quy định hiện hành. Báo cáo kiểm toán được lập theo mẫu đã quy đinh trong chuẩn mực kiểm tốn. Trên đó, ý kiến của KTV về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các thơng tin trình bày trên BCTC của khách hàng xét trên những khía cạnh trọng yếu.
1.4. NHỮNG SAI PHẠM THƯỜNG GẶP KHI KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
Rủi ro thường gặp khi kiểm toán doanh thu bán hàng
Khi tiến hành kiểm tốn khoản mục doanh thu bán hàng thì KTV có thế gặp phải một số rủi ro và sai phạm liên quan đến việc ghi nhận doanh thu tại đơn vị. Sau đây là một số rủi ro thường gặp:
- Doanh thu phản ánh trên sổ sách và BCTC cao hơn doanh thu thực tế của doanh nghiệp: trường hợp này thường là do doanh nghiệp đã hạch toán vào doanh thu những khoản thu chưa đủ các yếu tố xác định là doanh thu như quy định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, BCTC cao hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán. Cụ thể biểu hiện như sau:
+Người mua đã ứng trước nhưng doanh nghiệp chưa xuất hàng hoá hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
+Người mua đã ứng tiền, doanh nghiệp đã xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụ nhưng các thủ tục mua bán, cung cấp dịch vụ chưa hoàn thành và người mua chưa chấp nhận thanh tốn.
+Số liệu đã tính tốn hoặc ghi sổ sai làm tăng doanh thu so với số liệu phản ánh trên chứng từ kế toán.
+Doanh nghiệp hạch toán nhầm nghiệp vụ khác vào doanh thu bán hàng
+Hoặc trong trường hợp doanh nghiệp muốn làm tăng sự đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, doanh thu bán hàng bị khai khống nhằm tăng lợi nhuận trước thuế…
- Doanh thu phản ánh trên sổ sách, BCTC thấp hơn doanh thu thực tế: trường hợp này xảy ra thường do doanh nghiệp chưa hạch toán vào doanh thu hết các khoản thu đã đủ điều kiện để xác định là doanh thu như quy định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, BCTC thấp hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán. Cụ thể như sau:
+Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, khách hàng đã trả tiền hoặc đã thực hiện các thủ tục thanh toán nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc hạch toán nhầm vào các tài khoản khác.
+Số liệu đã tính tốn và ghi sổ sai làm giảm doanh thu so với số liệu phản ánh trên chứng từ kế toán.
+Hàng chưa bị trả lại kế toán đã ghi giảm doanh thu, hàng hoá bị trả lại ở kỳ sau nhưng kế toán lại ghi giảm doanh thu ở kỳ này...
- Có những rủi ro kiểm tốn bị ảnh hưởng bởi lĩnh vực kinh doanh của khách hàng vì thường có gian lận trong kế tốn, doanh nghiệp cố tình hạch tốn sai chế độ nhằm trốn thuế, lậu thuế, ghi giảm doanh thu, ảnh hưởng đến tính trung thực của BCTC, như:
+Nhóm hàng có thuế suất cao chuyển sang nhóm hàng có thuế suất thấp nhằm trốn thuế, lậu thuế.
+Điều kiện về giá bán của hàng đại lý ký gửi là hạch toán vào doanh thu bán hàng khoản hoa hồng mà doanh nghiệp được hưởng khi bán theo đúng giá niêm yết, nhưng thực tế, các đại lý bán với giá trên cơ sở cung cầu về từng loại hàng hoá, nên hạch toán doanh thu có sự sai lệch so với thực tế.
+Đối với doanh thu bán hàng theo phương pháp trả chậm, trả góp thì doanh thu được ghi nhận theo giá bán trả ngay tại thời điểm ghi nhận doanh
thu. Phần lãi từ khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay được ghi nhận vào tài khoản “Doanh thu chưa thực hiện”. Nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp lại hạch tốn hồn tồn tiền lãi vào doanh thu của năm tài chính.
- Các sai phạm liên quan tới các khoản giảm trừ doanh thu
Hàng bán bị trả lại hoặc chiết khấu thương mại cũng thường có rủi ro nếu việc ghi nhận doanh thu không được tiến hành một cách đầy đủ dẫn tới có thể bị ghi giảm hoặc ghi tăng giá trị. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến xác định doanh thu thuần về bán hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUI TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY TNHH TÀI CHÍNH KẾ TỐN
VÀ KIỂM TỐN VN