Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH tài chính kế toán và kiểm toán VN (Trang 67 - 85)

2.2. THỰC TRẠNG QUI TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN MỤC DOANH THU

2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán

2.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu lập kế hoạch kiểm tốn tổng qt

a)Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Đối với khách hàng mới, để tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của cơng ty khách hàng có thể trao đổi với kiểm tốn viên tiền nhiệm hoặc trực tiếp trao đổi với nhân viên, tham quan nhà xưởng, khu bán hàng, trao đổi với ban giám đốc sẽ giúp cho KTV có thể hiểu rõ hơn về quy trình bán ban giám đốc của khách hàng. Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm tốn thường xun. Ngồi ra có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia đối với một số loại hình kinh doanh đặc biệt như xổ số, kinh doanh hàng hải…

Đối với những khách hàng thường niên, thì việc thu thập chủ yếu được lấy từ hồ sơ kiểm tốn chung, ngồi ra cịn bổ sung thêm các tài liệu do khách hàng cung cấp như các thay đổi trong năm tài chính, việc mở rộng hay thu hẹp kinh doanh.

Cụ thể, tại công ty cổ phần X:

Công ty CP X được thành lập ngày 28/12/2005 theo quyết định số 4048/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa V/v chuyển đổi Đội thị chính thị xã Bỉm Sơn thành Cơng ty X. Theo Giấy đăng ký kinh doanh số 26030000028 ngày 12 tháng 02 năm 2007 thay đổi lần 1 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thanh Hoá cấp.

Vốn điều lệ theo đăng ký kinh doanh: 7.200.000.000VND. Trong đó:

- Vốn góp của Nhà nước: 3.200.000.000đ - Vốn góp của các cổ đơng:

+ Do CBCNV Cty tham gia mua cổ phần: 3.607.670.000

Trụ sở chính:

Địa chỉ: số 76, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Ngọc Trạo, Thị xã Bỉm Sơn, huyện Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Điện thoại: (84+37) 770 332 Fax: (84+37) 770 332

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty X là:

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng đường giao thông

- Nạo vét cống rãnh và thốt nước đơ thị, thu gom rác thải, ươm cây giống

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng và cấu kiện đúc sẵn.

- Quản lý điện đô thị, lắp đặt điện nước

- Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, nước giải khát, khách sạn, du lịch

- Sản xuất kinh doanh phân bón, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa

- Sản xuất kinh doanh sinh vật cảnh, cây cảnh, cây xanh và hoa

- Khai thác khoáng sản, phụ gia xi măng, đá, đất.

- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, nhà khách đường bộ

- Cho thuê nhà, kho bãi, ki ốt…/.

b) Tìm hiểu về chính sách, hệ thống kế tốn Cơng ty X đang áp dụng

Chế độ kế tốn áp dụng: Cơng ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Cơng ty đã áp dụng các chuẩn mục kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng qui định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế tốn hiện hành áp dụng.

Hình thức sổ kế tốn áp dụng: Cơng ty áp dụng hình thức sổ kế tốn chứng từ ghi sổ. Cơng ty sử dụng hình thức kế tốn trên máy vi tính. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế tốn là đồng Việt Nam.

Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định cũng như khơng có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi.

- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho

Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình qn gia quyền.Cơng ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch tốn hàng tồn kho.

Dự phịng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

- Các khoản phải thu trong thương mại và phải thu khác

Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác được ghi nhận theo hóa đơn, chứng từ. Dự phịng phải thu khó địi được lập dựa vào đánh giá về khả năng thu hồi của từng khoản nợ.

- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vơ hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vơ hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị cịn lại.

Tài sản cố định th tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh tốn tiền th tối thiểu (khơng bao gồm thuế GTGT) và các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến TSCĐ th tài chính. Trong q trình sử dụng, tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo ngun giá, hao mịn luỹ kế và giá trị cịn lại.

Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính như sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc 05-25 năm - Máy móc, thiết bị 07-12 năm - Phương tiện vận tải 06-10 năm - Thiết bị văn phòng 03-12 năm - Các tài sản khác 05-10 năm TSCĐ thuê tài chính được trích khấu hao như TSCĐ của Cơng ty. Đối với TSCĐ th tài chính khơng chắc chắn sẽ được mua lại thì sẽ được tính trích khấu hao theo thời hạn thuê khi thời hạn th ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của nó.

Tài sản cố định vơ hình

Phần mềm máy tính: Là tồn bộ các chi phí mà Cơng ty đã chi ra tính đến thời điểm đưa phần mềm đó vào sử dụng. Phần mềm máy vi tính được khấu hao trong 3 năm.

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:

Doanh thu của Công ty bao gồm doanh thu cung cấp dịch vụ, bán hàng, doanh thu xây lắp và doanh thu từ tiền lãi tiền gửi ngân hàng.

Doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản tiền đã thu hoặc sẽ thu được theo nguyên tắc dồn tích, ghi nhận khi chuyển giao hàng hoá cho khách hàng, phát hành hoá đơn và được khách hàng chấp nhận thanh toán, phù hợp với 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực số 14 - " Doanh thu và thu nhập khác".

Doanh thu cung cấp dịch vụ được xác định khi dịch vụ hồn thành, đã có nghiệm thu, thanh lý, đã phát hành hoá đơn và được khách hàng chấp nhận thanh toán, phù hợp với 4 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực số 14 - " Doanh thu và thu nhập khác". Phần cơng việc đã hồn thành của dịch vụ cung cấp được xác định theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành.

Các khoản nhận trước của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ.

2.2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Việc phân tích sơ bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên các BCTC của khách hàng giúp cho KTV có những cái nhìn tổng qt hơn về khách hàng, mặt khác nó cũng giúp cho KTV bước đầu khoanh vùng được những khoản mục hay tài khoản có những biến động bất thường để tập trung rà soát bởi những khoản mục hay tài khoản này chứa đựng rất nhiều nguy cơ xảy ra sai sót. Phương pháp chính được KTV sử dụng trong việc phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng bao gồm phân tích dọc và phân tích ngang.

BẢNG 2.4: PHÂN TÍCH SƠ BỘ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN CỦA CƠNG TY X

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Tăng giảm Ghi chú Số tuyệt đối %

Tiền và tương

đương tiền 689.919.444 938.970.334 -249.050.890 -26,52 (a) Các khoản phải thu ngắn hạn 3.831.533.995 1.958.734.150 1.872.799.845 95,61 (b) Hàng tồn kho 3.482.662.450 1.977.753.364 1.504.909.086 76,09 (c) Tài sản ngắn hạn khác 199.105.328 152.407.931 46.697.397 30.64 (d) …………… Tổng tài sản 10.224.000.173 8.327.880.921 2.896.119.252 34,77 Nợ ngắn hạn 3.474.337.092 2.852.492.795 621.844.297 21,8 (e) ……………. Vốn chủ sở hữu 5. 803.988.126 4.303.988.12 6 1.500.000.000 34,85 Tổng nguồn vốn 10.224.000.173 8.327.880.92 1 2,896,119,252 34,77

KTV khi phân tích sơ bộ bảng cân đối kế tốn của khách hàng chỉ tập trung phân tích những khoản biến động lớn trên 10%. Ghi chú:

(a): Tiền và các khoản tương đương tiền giảm là do tiền gửi ở ngân hàng giảm so với năm 2012 là hơn 300 triệu đồng, trong khi đó tiền mặt tại quỹ tăng có hơn 55 triệu đồng.

(b): Các khoản phải thu ngắn hạn tăng là do phải thu khách hàng tăng hơn 2 tỷ đồng; khoản trả trước cho người bán giảm gần 200 triệu đồng. Trong năm Cơng ty mở rộng chính sách bán chịu, nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm.

(c): Hàng tồn kho năm nay tăng 76,09% so với năm ngoái, điều này là do nguyên liệu, vật liệu tăng gần 500 triệu ; công cụ, dụng cụ tăng hơn 40 triệu đồng; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng gần 1 tỷ triệu đồng . Mặt khác, do giá cả thị trường ổn định hơn nên việc trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho giảm so với năm ngoái.

(d): Tài sản ngắn hạn khác tăng 30,64% là do trong kỳ, khoản tạm ứng tăng gần 47 triệu đồng.

(e): Nợ ngắn hạn tăng 21,8% là do trong kỳ vay và nợ ngắn hạn tăng hơn 500 triệu, phải trả người bán hơn 100 triệu đồng.

BẢNG 2.5: PHÂN TÍCH SƠ BỘ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY X

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Tăng giảm Ghichú

Số tuyệt đối % Doanh thu BH&CCDV 18.384.267.869 14.938.780.529 3.445.487.340 23,06 (m) Các khoản giảm trừ doanh thu 151.256.735 75.930.433 95.326.302 99,2 Giá vốn hàng bán 12.445.666.419 10.421.125.341 2.024.541.078 19,43 Lợi nhuận gộp 5.787.344.725 4.441.724.755 1.345.619.960 20,89 (n) ……. Chi phí bán hàng 2.105.449.817 1.564.368.409 541.081.408 27,49 (p) Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.624.461.599 2.059.518.581 564.943.018 27,43 ……. Lợi nhuận từ

…… Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.089.276.933 968.482.094. 395.714.702 40,86 (h) Lợi nhuận sau

thuế TNDN 816.957.700 774.785.675 42.172.024 5,44

(m): Doanh thu trong năm 2013 tăng 23,06% so với năm 2012, điều này là do trong năm 2013, Công ty X đã mở rộng việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ ra thị trường trong nước, ký thêm được một số hợp đồng mới. Cơng ty đã đưa ra chính sách bán chịu rộng rãi đối với những khách hàng truyền thống nhằm thúc đẩy việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.

(n): Lợi nhuận gộp năm 2013 so với năm 2012 tăng 20,89 % là do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của giá vốn, nên lợi nhuận gộp năm 2013 tăng khá lớn. Mặc dù các khoản giảm trừ doanh thu năm 2013 tăng gần 2 lần so với năm 2012

(p): Chi phí bán hàng năm nay tăng 27,49% so với năm ngoái. Nguyên nhân của điều này là trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, do vậy, để chiếm lĩnh thị trường, tạo được ấn tượng và để lại uy tín trong lịng người tiêu dùng, cơng ty đã mở rộng các chính sách quảng bá thương hiệu, các chính sách marketing.

(h): Lợi nhuận kế tốn trước thuế năm nay có tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với năm ngoái (tăng 40,86%). Cho thấy doanh nghiệp đã có những chính sách có hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí, làm nâng cao lợi nhuận trong thời kỳ kinh tế suy thoái như hiện nay.

BẢNG 2.6: BẢNG PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ TỶ SUẤT

Phân tích xu hướng Năm nay Năm trước

Tăng trưởng về doanh thu 1,23 1,29 Tăng chi phí bán hàng (%) 27,49 38,2 Tăng chi phí QLDN (%) 27,43 19,25 Tăng trưởng về lợi nhuận

trước thuế (%) 40,86 23.91

Tỷ suất lợi nhuận (%)

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

trên doanh thu 5,92 5,82 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

trên vốn chủ sở hữu 18,76 19,8 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

trên tổng tài sản 10,65 9,43

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên doanh thu năm nay tăng so với năm ngoái, điều này là do doanh thu bán hàng và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đều tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu có xu hướng biến động giống với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên doanh thu vì lợi nhuận từ hoạt động khác biến động không đáng kể.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu biến động giảm nhưng không đáng kể so với năm 2012

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản tăng so với năm 2012, nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế tăng nhanh hơn tốc độ tài tăng với của tổng tài sản.

2.2.2.3. Đánh giá mức trọng yếu, đánh giá rủi ro.

Sau khi thu thập được các thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các thông tin về nghĩa vụ pháp lý cũng như việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ…KTV cần tiến hành đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. KTV tiến hành đánh giá trọng yếu cho tồn bộ báo cáo tài chính sau đó phân bổ cho khoản mục doanh thu.

BẢNG 2.7. XÁC ĐỊNH TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BCTC

BCTC năm nay Ghi chú BCTC năm trước 2008 20.. Tổng tài sản 10.224.000.173 8.327.880.921

1% 102.240.002 A1 83.278.809

1% 183.842.679 D1 149.387.805 Lợi nhuận trước

thuế 1.089.276.933 968.482.094

5% 54.463.847 E1 48.424.105

10% 108.927.693 F1 96.848.209

Mức trọng yếu đối với khoản mục doanh thu được chọn là max (C1; D1) nghĩa là mức trọng yếu là 183.842.679đ

Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro kiểm toán là một khâu quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kiểm tốn chi tiết. Nó giúp KTV xác định những rủi ro có thể gặp phải trong q trình kiểm tốn cũng như khoanh vùng những tài khoản hay khoản mục có thể có rủi ro xảy ra để tập trung kiểm tra.

Rủi ro tiềm tàng: Công ty X là khách hàng đã được VNAAFC thực hiện kiểm toán từ năm 2008 đến 2012, vì thế KTV sẽ dựa vào những số liệu năm trước kết hợp với việc phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng cũng như tìm hiểu ảnh hưởng của nền kinh tế tác động tới doanh thu để đưa ra kết luận về rủi ro tiềm tàng. Qua những số liệu và kết quả phân tích có được KTV kết luận rằng, đối với khoản mục doanh thu tại công ty X chứa đựng rủi ro tiềm tàng trung bình.

Rủi ro kiểm sốt: Cơng ty X là khách hàng truyền thống của VNAAFC nên KTV dựa vào hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán các năm trước để đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát.

Bảng câu hỏi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu của Công ty X.

Thủ tục: trả lời câu hỏi sử dụng “Có” hoặc “Khơng” với những giải thích thích hợp. Tham chiếu đến các giấy tờ làm việc (nếu có). Copy một bản để mang sang sử dụng cho các cuộc kiểm toán trong tương lai.

BẢNG 2.8: BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG

CƠNG TY TNHH TÀI CHÍNH KẾ TỐN VÀ KIỂM TỐN VN

Tên khách hàng: Cơng ty X

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH tài chính kế toán và kiểm toán VN (Trang 67 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)