2.3 .ODA của UNFPA cho Việt Nam
2.1.2. Bối cảnh và sự cần thiết của dự án:
Chính sách dân số của Việt Nam trong suốt 50 năm qua đã góp phần đáng kể tạo ra sự chuyển biến về nhân khẩu học. Việt Nam bước vào giai đoạn cuối của quá độ dân số với mức sinh và tỉ lệ tử vong có xu hướng giảm
dần, mức sinh thấp dưới mức thay thế và tuổi thọ trung bình khơng ngừng tăng từ đó dẫn đến tình trạng già hóa dân số.
So với năm 2002, vào năm 2009 tỷ số chết mẹ đã giảm từ 165/100000 xuống còn 69/100000 trẻ sinh sống. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai tăng từ 76,9% lên 28,2% năm 2010, trong đó tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả tăng từ 64,41% lên 68,6%.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được công tác dân số và sức khỏe sinh sản còn nhiều vướng mắc và bất cập.
1. về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và HIV:
- Tử vong mẹ giảm nhưng có chênh lệch khá lớn giữa tử vong và bệnh tật, giữa các vùng miền, đặc biệt là dân tộc thiểu số. Tình trạng sinh sản k có cán bộ đỡ đẻ và cán bộ thăm khám sau khi sinh ở các dân tộc miền núi còn thấp, cơ sở vật chất phục vụ cho cấp cứu sản khoa cơ bản và tồn diện cịn rất thấp.
- Chăm sóc sức khỏe vị thành niên chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ quan hệ tình dục trước hơn nhân khơng an tồn đang tăng lên. Hiểu biết về sức khỏe sinh sản của vị thành niên còn thấp, tỷ lệ nạo phá thai cao. Hiện nay chưa có 1 chương trình nào về sức khỏe sinh sản tập trung cho vị thành niên.
- Sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung chưa được phát hiện rộng rãi. - Tỉ lệ nhiểm khuẩn đường sinh sản và nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tăng cao nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có một biện pháp nào để thống kê và phòng chống được.
- Trong những năm qua chưa có 1 khung an ninh hàng hóa sức khỏe tồn diện nào, đặc biệt là các loại thuốc thiết yếu và các sản phẩm dược cho cấp cứu sản khoa, thuốc cho các bệnh về HIV vẫn chưa được đầu tư đúng mức.
2. Về dân số và phát triển:
- Có một số hạn chế về khung pháp lý và các nghiên cứu khoa học, hồn thiện chính sách bởi phát sinh vấn đề dân số mới. Việt Nam cần phải giải quyết vấn đề già hóa dân số, mất cân bằng giới tính,...
- Xu hướng thích con trai, xu hướng giảm sinh và tiếp cận công nghệ lựa chọn giới tính là 3 yếu tố làm gia tăng tốc độ mất cân bằng giới tính ở Việt Nam. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, đến bé gái không mong muốn được sinh ravaf ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự, an ninh xã hội, gây khó khăn trong việc xây dựng gia đình của các thế hệ tương lai.
- Tỷ lệ người gì sống cơ đơn có nguy cơ tăng cao nên cần phải có các loại hình chăm sóc, ni dưỡng người già phù hợp.
3. Các vấn đề về bạo lực giới:
- Theo kết quả nghiên cứu cho thấy năm 2010 có đến 58% tỷ lệ phụ nữ đã trải qua 1 trong 3 hình thức bạo lực thể chất, tình dục, tinh thần. Điều này cho thấy cần thiết phải thiết lập một gói chăm sóc dịch vụ tồn diện về phịng chống bạo lực giới, trong đó dịch vụ sàng lọc, tư vấn, chăm sóc y tế và điều trị cho nạn nhân cần được chú trọng.
4. Các vấn đề liên quan đến hệ thống y tế:
- Nguồn nhân lực về y tế ở các huyện xã, thơn bản miền núi cịn thiếu về cả số lượng và chất lượng.
- Việc áp dụng mơ hình quản lý chất lượng y tế ở cơ sở còn nhỏ lẻ, chưa tập trung
- Nội dung truyền thông y tế chưa theo kịp được tiến độ phát triển của xã hội, chưa thật phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền.
a) Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, giúp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cụng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b) Các mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 1% vào năm 2020; chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình cao của thế giới vào năm 2020.
- Mục tiêu 2: Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật và tử vong ở trẻ em, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ số sức khỏe trẻ em giữa các vùng, miền.
+ Chỉ tiêu 1: Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 19,3‰ vào năm 2015 và xuống 16‰ vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 30% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.
- Mục tiêu 3: Nâng cao sức khỏe bà mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ sồ sức khỏe bà mẹ giữa các vựng, miền.
+ Chỉ tiêu: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 52/100.000 vào năm 2020. - Mục tiêu 4: Giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, đặc biệt tập trung vào các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số này trở lại mức 105 - 106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái khoảng năm 2025.
+ Chỉ tiêu: Tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và dưới mức 115/100 vào năm 2020.
- Mục tiêu 5: Duy trì mức sinh thấp hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng.
+ Chỉ tiêu 1: Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ) giảm xuống 1,9 con vào năm 2015 và 1,8 con vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 2: Quy mô dân số không vượt quá 93 triệu người vào năm 2015 và 98 triệu người vào năm 2020.
- Mục tiêu 6: Giảm tỷ lệ phá thai, cơ bản loại trừ phá thai khơng an tồn. + Chỉ tiêu: Giảm tỷ lệ phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 25/100 vào năm 2020.
- Mục tiêu 7: Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản, chú trọng sàng lọc ung thư đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi 30 - 54 tuổi.
+ Chỉ tiêu 1: Giảm 15% số trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh sản vào năm 2015 và 30% vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 2: Giảm 10% số trường hợp nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục vào năm 2015 và 20% vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi 30 - 54 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ phụ nữ tròn 40 tuổi được sàng lọc ung thư vú đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
- Mục tiêu 8: Cải thiện sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên và thanh niên.
+ Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thân thiện với người chưa thành niên và thanh niên lên 50% tổng số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vào năm 2015 và 75% vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 2: Giảm 20% số người chưa thành niên có thai ngồi ý muốn vào năm 2015 và giảm 50% vào năm 2020.
- Mục tiêu 9: Cải thiện sức khỏe sinh sản cho các nhóm dân số đặc thù (người di cư, người khuyết tật, người nhiễm HIV, người dân thuộc dân tộc có nguy cơ suy thối về chất lượng giống nịi); đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người là nạn nhân của bạo lực vì lý do giới tính và trong trường hợp thảm họa, thiên tai.
+ Chỉ tiêu: Tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của các nhóm dân số đặc thù lên 20% vào năm 2015 và 50% năm 2020.
- Mục tiêu 10: Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
+ Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên có điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi lên 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 2: Tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng lên 20% vào năm 2015 và 50% năm 2020.
- Mục tiêu 11: Thúc đẩy phân bố dân số phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; tăng cường lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.
2.1.4. Các dự án của Chiến lược thực hiện song song cùng dự án hỗ trợ của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc.
- Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. - Dự án Nâng cao chất lượng giống nòi.
- Dự án Nâng cao năng lực quản lý chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Đề án Kiểm sốt mất cân bằng giới tính khi sinh. - Đề án Tổng thể nâng cao chất lượng dân số.
- Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển đến năm 2020 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ).
- Dự án Truyền thơng chuyển đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản.
- Dự án Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
- Dự án Phòng, chống nhiễm khuẩn, ung thư đường sinh sản. - Dự án Hỗ trợ sinh sản.
- Dự án Cải thiện sức khỏe sinh sản cho người chưa thành niên và thanh niên.
- Dự án Cải thiện sức khỏe sinh sản cho nhóm dân số đặc thù.
2.1.5, Lý do lựa chọn UNFPA là đơn vị của Liên Hợp Quốc thực hiện hỗ trợ dự án:
Dự án do UNFPA tài trợ có hỗ trợ kỹ thuật và nguồn viện trợ khơng hồn lại, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng về DS- SKSS Việt Nam.
Chu kỳ hỗ trợ của UNFPA tương thích và hài hịa với các kế hoạch và ngân sách của Bộ Y tế về DS- SKSS.
Hình thức Quốc gia điều hành do UNFPA áp dụng tạo điều kiện cho tính làm chủ, cùng với cơ chế phân cấp của chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho BYT thực hiện dự án một cách hiệu quả.
UNFPA là tổ chức Liên Hợp Quốc có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dân số, SKSS, KHHGD và giới. UNFPA có lợi thế so sánh khi hỗ trợ Bộ Y tế giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề chính về SKSS, SKTD, và Giới cho mục đích xây dựng và triển khai chính sách phù hợp.
Các lĩnh vực hỗ trợ của dự án này phù hợp với định hướng ưu tiên của UNFPA tại Việt Nam trong những năm tới, góp phần giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ trong năm 2015.
UNFPA có lợi thế là có thể làm việc với Chính Phủ trong các vấn đề phát triển, trong việc lập quan hệ đối tác, thiết lập diễn đàn giữa các đối tác phát triển và ủng hộ phối kết hợp, điều phối đa ngành. Đặc biệt UNFPA có vai trị đặc biệt đối với các vấn đề đan xen địi hỏi có sự hỗ trợ kỹ thuật nhiều. 2.1.6. Các điều kiện ràng buộc theo quy định của UNFPA và khả năng đáp ứng các điều kiện này từ phía Việt Nam.
- Dự án sẽ thực hiện theo quy chế chung quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam- Liên Hợp Quốc và các quy đinh hiện hành của chính phủ về quản lý ODA.
- UNFPA yêu cầu Bộ Y tế và các cơ quan đồng thực hiện dự án tăng cường việc bố trí nhân sự đủ năng lực và vốn đối ứng để hỗ trợ quản lý và thực hiện các hoạt động dự án, nhằm bổ sung thêm tiền viện trợ cho các hoạt động chuyên môn.
- Cách tiếp cận của UNFPA đề xuất cho các can thiệp trong dự án này sẽ được xây dựng trên cơ sở caachs tiếp cận dựa trên bằng chứng, quyền con người, các nguyên tắc về bình đẳng và phù hợp với văn hóa của Việt Nam.
- Các hỗ trợ trong dự án chỉ tập trung vào các vấn đề nội dung và chuyên môn của các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách dân số và y tế được các cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt.
- Các điều kiện nêu trên đều phù hợp với thông lệ hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức LHQ và đáp ứng các yêu cầu quản lý ODA của Chính Phủ Việt Nam.