Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh tỉnh hà giang (Trang 29)

1.3. QUẢN TRỊ RỦI DO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.3. Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng

Để có thể hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, ngân hàng thường sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng sau:

Sàng lọc và lựa chọn khách hàng

Sự lựa chọn đối nghịch trong thị trường cho vay đòi hỏi ngân hàng phải sàng lọc và lựa chọn khách hàng vay. Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng lựa chọn khách hàng vay có triển vọng tốt ra khỏi những người vay có tiềm ẩn xấu.

Muốn cho việc sàng lọc khách hàng vay có hiệu quả, ngân hàng phải tập hợp thông tin tin cậy về khách hàng. Trên cơ sở các thông tin thu thập được tiến hành tính điểm tín dụng, đánh giá xếp loại khách hàng có triển vọng tốt hay xấu để tiến hành cho vay. Việc thu thập thơng tin khách hàng có thể thực hiện từ nhiều nguồn như: Thông tin từ bản thân khách hàng vay thông qua thẩm định cho vay, kiểm tra quá trình vay, sử dụng vốn vay, thực hiện nghĩa vụ nợ với ngân hàng thông qua kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

Thông tin thu thập từ Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC) và các cơ quan hữu quan khác: cơ quan thuế, tài chính, kế hoạch đầu tư, kiểm toán....

Theo dõi, giám sát sử dụng vốn vay

Để hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao, dẫn đến ít khả năng thanh tốn,

trong q trình cho vay, nhân viên tín dụng phải thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, vấn đề tuân thủ các điều khoản trong hợp đổng tín dụng, nếu khách hàng khơng tn theo có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành những quy định của hợp đồng. Điều này đòi hỏi việc soạn thảo hợp đồng tín dụng phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác và chặt chẽ.

Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Sự gắn bó chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng đem lại lợi ích cho cả hai. Để tạo ra sự gắn bó chặt chẽ này ngân hàng có thể nắm giữ những cổ phần trong các doanh nghiệp cho vay, đưa ra các hạn mức tín dụng cho khách hàng, theo đó ngân hàng cam kết cho khách hàng vay một lượng vốn nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai, đổi lại định kỳ khách hàng cung cấp cho ngân hàng các thơng tin về tình hình thu nhập, về hoạt động kinh doanh, về tình hình tài sản ...Cam kết này có lợi cho cả hai phía: khách hàng thì n tâm về khoản tín dụng sẽ có khi cần, cịn NH có thể giảm thiểu được các chi phí thu thập thơng tin đánh giá khách hàng.

Đồng thời việc quản trị rủi ro tín dụng cũng trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn.  Bảo đảm tiền vay

Biện pháp bảo đảm tiền vay hữu hiệu là dùng tài sản thế chấp. Ngoài ra ngân hàng cịn có thể u cầu khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và giữ một khoản vốn vay tối thiểu. Bằng cách đó ngân hàng có thể giám sát đối với người vay một cách có hiệu quả hơn, đồng thời giúp tăng được khả năng hồn trả, để bù đắp món vay bị tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Bảo hiểm tín dụng

Có thể hạn chế một phần rủi ro bằng cách thực hiện bảo hiểm tín dụng. Các ngân hàng có thể liên kết với các cơng ty bảo hiểm độc lập hoặc tự thành lập cơng ty bảo hiểm cho chính ngân hàng của mình.

Hạn chế cho vay

một phần trong toàn bộ nhu cầu vay của khách hàng, bởi những khách hàng này thường sử dụng vốn vay vào những việc kinh doanh có độ rủi ro cao. Việc từ chối cho vay với khách hàng nhằm ngăn ngừa hiện tượng lựa chọn đối nghịch trong cho vay.

Lập và sử dụng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng

Quỹ dự phịng rủi ro tín dụng tạo ra nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng được coi là một trong những biện pháp quan trọng để tăng khả năng chống đỡ rủi ro tín dụng, giúp ngân hàng có thể ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi xảy ra. Mỗi một ngân hàng đều phải trích lập rủi ro tín dụng đúng và đủ theo quy định.

1.3.4. Vai trị của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng

Nói đến vai trị của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, nghĩa là nói đến sự tác

động của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng đối với ngân hàng, nền kinh tế - xã hội. Vai trị của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng bao gồm:

- Thứ nhất, quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng tốt góp phần giảm thiểu chi phí hoạt động, giảm tổn thất cho chính bản thân ngân hàng. Do phần lớn thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, trong khi đó rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và thường xun trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng tốt, có hiệu quả là mục tiêu sống cịn của các ngân hàng. Ngồi ra, chi phí cho việc trích lập, dự phịng và xử lý các khoản rủi ro tín dụng là rất lớn. Theo quy định của Quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 yêu cầu các ngân hàng phải trích lập đủ dự phịng cho các khoản rủi ro, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng

- Thứ hai, quản trị rủi ro tốt góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng, cũng như gia tăng năng lực tài chính của các ngân hàng trong quá trình thực hiện các cam kết về việc gia nhập WTO trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

- Thứ ba, quản trị rủi ro tốt góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất nước, khu vực. Thúc đẩy tăng trưỏng, phát triển kinh tế ổn định và bền vững, tạo lịng tin vững chắc từ cơng chúng và khách hàng của các ngân hàng cũng như tạo

niềm tin và gia tăng mức độ tín nhiệm đối với cộng đồng, các tổ chức Quốc tế. Quản trị rủi ro tín dụng có thể được xem như là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM hiện nay. Đối với các NHTM Việt Nam hiện nay, các mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tiếp tục được cải tiến theo hướng cập nhật những kỹ thuật tiên tiến và cải tiến quy trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời tăng cường kiểm soát rủi ro trong kinh doanh. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Hà Giang cũng là một trong số những Ngân hàng đang phải đối mặt với việc quản trị rủi ro tín dụng sao cho hiệu quả nhất.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ GIANG 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ GIANG

2.1.1. Quá trình hình thành của chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phầnCông thương tỉnh Hà Giang Công thương tỉnh Hà Giang

Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988 trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

Đến ngày 21/09/1996 Ngân hàng Cơng thương Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên giao dịch tiếng anh là Incombank. Tuy nhiên, đến ngày 15/04/2008 NHCT đổi tên viết tắt từ Incombank sang Vietinbank (viết tắt của Vietnam Join Stock Commercial Bank for Industry and Trade) vì tên Incombank trùng với một ngân hàng khác ở Nga.

Ngày 03/07/2009 Ngân hàng Công thương Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam số 142/GP-NHNN. Ngân hàng đã tổ chức sự kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 25/12/2008 tại Sở giao dịch chứng khốn tại Thành phố Hồ Chí Minh, 121,1 triệu cổ phiếu phổ thơng với mã chứng khốn CTG.

Sơ đồ 2.1: Ba giai đoạn xây dựng và phát triển của NHCT Việt Nam

Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 19/08/2009 theo giấy phép kinh doanh số 0100111948-154

Thông tin liên hệ

Tên đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Giang

Trực thuộc: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Tên giao dịch: Vietinbank

Địa chỉ: Số 424 đường Nguyễn Trãi, Tổ 9, phường Nguyễn Trãi, Thành Phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Điện thoại: 04.3827.2725/3827.2726 Fax: 04.3873.5055

Swift Code: ICBVVNVX128

MẠNG LƯỚI GIAO DỊCH

PGD Vị Xuyên, tổ 14, phường Minh Khai, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

PGD Bắc Quang, Số nhà 04, Tổ 04 Thị Trấn Việt Quang, Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, PGD Trần Phú, Số 300, tổ 4, phường Trần Phú, Thành Phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang. Giai đoạn I: 1988-2000 Xây dựng và chuyển đổi từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp, đưa NHCT Việt Nam đi vào hoạt động

Giai đoạn II: 2001-2008

Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu NHCT về xử lý nợ, mơ hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh

Giai đoạn III: Từ 2009 đến nay

Thực hiện thành cơng cổ phần hóa, chuẩn hóa các mặt hoạt động ngân hàng. Chuyển đổi mơ hình tổ chức, quản trị điề u hành theo thông lệ quốc tế

Chi nhánh tỉnh Hà Giang, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

2.1.1.Cơ cấu tổ chức

Năm 2013, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương đẩy mạnh tái cấu trúc, hồn thiện, chuẩn hóa mơ hình tổ chức. Tái cơ cấu tổ chức ngân hàng thông qua việc thành lập 9 khối kinh doanh nhằm tập trung năng lực quản lý xuyên suốt các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành từ trụ sở chính đến chi nhánh sao cho phù hợp với thông lệ các NHTM hiện đại trên thế giới. Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại Cổ phần Cơng thương đã có sự phân định rõ ràng giữa chức năng quản trị và chức năng điều hành.

Sơ đồ: 2.2. Bộ máy tổ chức tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Hà Giang

GIÁM ĐỐC: Hồng Thiện Thủy

PHĨ GIÁM ĐỐC KẾ TỐN Nguyễn Sỹ Tứ

Phịng kế tốn- ngân quỹ

Trưởng phịng Nguyễn Thị Thu Hương

Phịng Kế hoạch- Kinh doanh

Trưởng phịng Lê Thị Yến

PHĨ GIÁM ĐỐC KINH DOANH Nguyễn Bá Thống 4 Phịng GD Phịng hành chính Trưởng phịng Trần Thị Thủy Giang Phòng GD Vị Xuyên GĐ Nguyễn Thị Nguyệt Phòng GD Bắc Quang GĐ Nguyễn Quý Phương

Phòng GD Trần Phú GĐ Trần Ngọc Anh Phòng GD TP Hà Giang GĐ Trần Thị Bích Hương

(Nguồn: Phịng hành chính Ngân hàng Thương mai cổ phần Công thương chi nhánh Tỉnh Hà Giang năm 2015)

Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Chi nhánh Tỉnh Hà Giang hiện nay bao gồm:

 Hội sở chính của Ngân hàng Thương mai cổ phần Công thương chi nhánh Tỉnh Hà Giang bao gồm: ban Giám đốc và 3 phòng nghiệp vụ.

 Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh tại Vị Xuyên, Bắc Quang, Trần Phú và TP Hà Giang

Chức năng nhiệm vụ của các Phịng, Ban

Ban Giám đốc

Ban Giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động củaNgân hàng Thương mai cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Hà Giang.

 Quyền hạn và nhiệm vụ của Giám đốc

Giám đốc củaNgân hàng Thương mai cổ phần Công thương chi nhánh Tỉnh Hà Giang là người đại diện theo ủy quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của Chi nhánh tỉnh Hà Giang, thực hiện công tác quản lý hoạt động tại chi nhánh trong phạm vi cấp quản lý, phù hợp với các quy chế của Ngân hàng Thương mai cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Hà Giang.

 Quyền hạn và nhiệm vụ của Phó Giám đốc

Giúp Giám đốc điều hành hoạt động của đơn vị trực thuộc hay một số nghiệp vụ tại Ngân hàng Thương mai cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Hà Giang theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về kết quả công việc được phân công phụ trách.

Phịng kế tốn – Ngân quỹ

 Thực hiện các nghiệp vụ về tiền tệ, kho quỹ. Quản lý quỹ nghiệp vụ của kho quỹ, thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý, quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo

nghiệp vụ thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ kho quỹ cho khách hàng.

 Thực hiện cơng tác kế tốn tài chính cho tồn bộ hoạt động của chi nhánh

Phòng kinh doanh

 Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thơng và tiêu dùng.

Phịng hành chính

 Phịng hành chính có nhiệm vụ quản lý cơng tác hành chính và quản lý công tác nhân sự của chi nhánh.

 Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện theo quy định.

Các phòng giao dịch

Mỗi một phòng giao dịch giống như một ngân hàng thu nhỏ, có các bộ phận huy động vốn, bộ phận tín dụng làm cơng tác cho vay, có bộ phận kế tốn đảm nhận các cơng việc kế tốn cho vay, nợ...Tùy theo tình hình từng thời kỳ kinh tế Giám đốc giao mức phán quyết cho vay đối với các trưởng phịng cho phù hợp. Các món vay vượt mức thẩm quyền của trưởng phịng giao dịch đều phải đưa về chi nhánh tỉnh Hà Giang ở TP Hà Giang để thơng qua ban Tín dụng chi nhánh hoặc trình Khu vực

2.1.2.2. Các sản phẩm và thị trường tiêu thụ của chi nhánh Ngân hàng thương mai cổ phần Công Thương tỉnh Hà Giang

Sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng Thương mai cổ phần Công thương tỉnh Hà Giang rất đa dạng và phong phú, phân chia rõ rệt cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp

Khách hàng cá nhân Sản phẩm thẻ:  Thẻ ATM-Epartner  Thẻ Tín dụng  Thẻ Ghi nợ quốc tế  Thẻ Đồng thương hiệu  Thẻ Trả trước

Sản phẩm tiền gửi: tiền gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn.

Sản phẩm tiền vay: cho vay trả góp tiêu dùng, cho vay mua xe ôtô, cho vay sửa chữa nhà, vay cấm cố thế chấp sổ tiết kiệm, vay du học, vay chuyển nhượng bất động sản, cho vay sản xuất kinh doanh, vay sản xuất kinh doanh mở rộng tỷ lệ đảm bảo, vay cán bộ công nhân viên, vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời,... Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền nhanh tận nhà, chuyển tiền trong nước, chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài

Dịch vụ khác: dịch vụ thu chi hộ, thanh toán cước điện thoại, dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ, dịch vụ hỗ trợ du học, dịch vụ SMS Banking, Mobie Banking, Internet Banking, bảo hiểm tiền vay…

Khách hàng doanh nghiệp

 Sản phẩm tiền vay: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay sản xuất kinh doanh mở rộng tỷ lệ đảm bảo, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời.

 Sản phẩm tiền tệ: tư vấn và bảo lãnh phát hành các loại chứng khoán nợ, chiết khấu các loại chứng khoán nợ.

 Dịch vụ thanh tốn quốc tế: phát hành tín dụng chứng từ, thơng báo thư tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền thanh toán điện tử…

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh tỉnh hà giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)