Tính chỉ số KPI năm 2013 và quá trình triển khai thực hiện thẻ điểm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam đến năm 2020 (Trang 86 - 88)

7. Kết cấu luận văn

3.2.6. Tính chỉ số KPI năm 2013 và quá trình triển khai thực hiện thẻ điểm

bằng tại Vietcombank năm 2014

3.2.6.1.Tính chỉ số KPI

Qua q trình thu thập số liệu và tính tốn chỉ số KPI năm 2013 theo các yếu tố như trên, tác giả đưa ra bảng chấm điểm các chỉ tiêu của thẻ điểm cân bằng năm 2013. Bằng việc so sánh bảng thẻ điểm cân bằng sẽ cho các nhà quản trị thấy được mức hiệu quả hoạt động hiện tại và có những biện pháp tích cực trong năm 2014, khi tiến hành xây dựng thẻ điểm cân bằng tại Vietcombank. Việc chấm điểm các chỉ tiêu được thực hiện trong bảng 3.9 - Phụ lục 3.

Tổng điểm của Vietcombank năm 2013 là:

KPI= ∑ tỷ trọng * điểm = 6.02 điểm

1. Nếu ∑ < 6.5 tình hình hoạt động của ngân hàng đang trong tình trạng hoạt động xấu, ngân hàng cần chú tâm cải tổ toàn bộ hoạt động.

2. Nếu 6.5 <∑ < 8 ngân hàng hoạt động khá tốt, cần cố gắng đển hoàn thiện tốt hơn, ngân hàng cần cải tiến những mục dưới 7 điểm.

3. Nếu ∑ > 8 ngân hàng hoạt động tốt.  Nh ận xét:

Qua thang điểm trên, chúng ta có thể thấy hiện trạng của Vietcombank cần nhiều cố gắng để hoạt động tốt hơn nữa trong thời gian tới. Một phần nguyên nhân của chỉ số KPI thấp do ngành ngân hàng năm 2012, 2013 gặp nhiều khó khăn về việc lãi suất, các khoản nợ xấu…. làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tác giả đề xuất ban lãnh đạo ngân hàng cần có những biện pháp tích cực để giải quyết nợ xấu, tăng doanh thu và qua đó tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng hơn nữa.

3.2.6.2.Triển khai sử dụng BSC để đo lường thành quả hoạt động của Vietcombanktrong năm 2014 trong năm 2014

Việc thực hiện triển khai thẻ điểm cân bằng tại Vietcombank cần tuân theo trình tự sau:

Bước 1- Bước khởi đầu: để xác định tính cần thiết và quyết tâm áp dụng BSC. Bước 2- Tổ chức và nhân sự: để chuẩn bị công tác tổ chức, xây dựng một ban triển khai và tổ dự án chuyên trách BSC; Đào tạo kỹ năng xây dựng và áp dụng BSC.

Bước 3- Xây dựng dự án BSC: để xây dựng Chiến lược phát triển tổng thể Vietcombank với bước đi khả thi là dự án BSC.

Bước 4- Phát động chương trình BSC: để truyền thơng rộng rãi, hình thành văn hóa “Just do it” và động viên tồn bộ tổ chức tham gia thực hiện thành cơng chương trình BSC.

Bước 5- Họach định Chiến lược: để ban hành chính thức các tài liệu Chiến lược nền tảng của tổ chức.

Bước 6- Thiết lập bản đồ Chiến lược các cấp: để thiết lập bản đồ Chiến lược của các cấp theo nguyên tắc từ trên xuống dưới bắt đầu từ Chiến lược của tổ chức.

Bước 7- Thiết lập Bảng điểm cân bằng ở các cấp: để xây dựng Bảng điểm cân bằng ở các cấp phù hợp, nhất quán với bản đồ Chiến lược của cấp đó.

Bước 8- Tiêu chuẩn hóa hệ thống BSC: để Xây dựng hệ thống tài liệu để thực hiện BSC.

Bước 9- Áp dụng hệ thống BSC: để hệ thống quản lý theo BSC được áp dụng triệt để vào trong thực tế và từng bước mang lại hiệu suất thực sự trong quá trình kinh doanh của ngân hàng.

Bước 10- Duy trì và cải tiến hệ thống BSC: để duy trì việc áp dụng, đánh giá sự thay đổi và liên tục cải tiến hệ thống đo lường hiệu suất.

3.3.Kiến nghị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam đến năm 2020 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w