dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh
Với nhiều sự cố gắng để hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK của các cơ quan quản lý, mà cụ thể là ban hành Thông tư số 52/2012/TT-BTC về Hướng dẫn về việc CBTT trên TTCK vào ngày 5 tháng 4 năm 2012 thì tình trạng vi phạm CBTT sẽ dễ bị phát hiện và xử lý nghiêm hơn trước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn
nhiều vi phạm về CBTT xảy ra, phổ biến là các vi phạm trong công bố BCTC, BCTN, giao dịch của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, giao dịch nội gián.
2.3.1 Sai phạm trong cơng bố Báo cáo tài chính
Các sai phạm thường gặp trong công bố BCTC là chênh lệch số liệu BCTC trước và sau kiểm toán, chậm nộp BCTC...
- Chênh lệch trong BCTC: có thể do nguyên nhân khách quan hoặc có chủ
ý của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp cố tình che giấu các khoản lỗ bằng cách chậm hoặc trích lập khơng đầy đủ các khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho, dự phịng giảm giá đầu tư tài chính. Trong trường hợp khách quan do sự sụt giảm mạnh của TTCK, biến động bất thường của giá nguyên vật liệu...thì doanh nghiệp cũng nên rút ra các bài học về việc hạch tốn trích lập đầy đủ các tổn thất trong các BCTC quý thay vì thiếu trách nhiệm và đẩy các khoản này dồn về giữa hoặc cuối năm, thời điểm BCTC phải được kiểm tốn. Trong trường hợp ngược lại, cũng có nhiều doanh nghiệp giấu bớt lợi nhuận nhằm tạo ra bức tranh không đúng về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Với những việc làm trên thì mục đích cuối cùng vẫn là muốn bán cổ phiếu trước khi công bố khoản lỗ và mua cổ phiếu trước khi công bố lợi nhuận. Một số trường hợp sai lệch trong thời gian gần đây:
Tổng công ty cổ phần Khí Việt Nam: số liệu lãi rịng cơng ty mẹ 6
tháng đầu năm 2013 của GAS qua hai lần công bố cách nhau chỉ khoảng một tuần đã chênh lệch hụt đi 835 tỷ đồng. Trong lần đầu công bố trên website cơng ty, lãi rịng 6 tháng ghi nhận 6,205 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo BCTC quý II của công ty mẹ tại SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh khoảng một tuần sau đó, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm tới 7,040 tỷ, riêng quý II là 2,883 tỷ đồng. Theo giải trình, việc tính tốn số liệu ước tính thường được thực hiện trước ngày 25 vào tháng cuối cùng trong quý. Khi đó doanh nghiệp chưa thể thu thập hết tất cả số liệu doanh thu, chi phí trong tồn tổng cơng ty để cung cấp mức lợi nhuận chính xác trong báo cáo ước tính. Sau khi thơng tin giải trình trên được phát đi từ ngày 30/7/2013, giá cổ phiếu GAS đang giảm bỗng tăng trở lại từ 63,500 đồng lên 65,500 đồng ngày 31/7/2013.
NĐT khi công bố BCTC kiểm toán năm 2012 với chênh lệch LNST lên tới trên 80%. Theo giải trình của cơng ty thì có sự chênh lệch là do kiểm toán đã tiến hành đánh giá lại một số khoản mục đầu tư góp vốn vào các cơng ty khác để ghi nhận phần dự phòng giảm giá khoản đầu tư tương ứng. Đây là nguyên nhân khiến chi phí tài chính sau kiểm tốn tăng 24% so với trước. Giá thành của một số dự án đang triển khai cũng được kiểm toán điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế phát sinh cho phần diện tích đã hồn thành và sẵn sàng cho thuê. Khoản mục doanh thu và giảm trừ doanh thu sau kiểm toán cùng giảm 20% là do việc ghi nhận doanh thu và hàng bán trả lại tại cùng một vị trí cho 2 đối tượng khác nhau với giá trị không thay đồi. Trên thực tế, chênh lệch sau kiểm toán trong báo cáo của ITA thể hiện ở nhiều khoản mục hơn là những khoản mục mà cơng ty đã giải trình.
Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai cũng từng công bố sai lệch
BCTC năm 2012 và khiến cổ đông bất ngờ khi đột nhiên tăng lãi từ 3 tỷ lên 10 tỷ đồng. Doanh nghiệp này sau đó giải thích chuyện sai số liệu trên là do nhầm lẫn từ kế toán khi phải làm BCTC quá gấp.
Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ sau kiểm toán năm 2011 đã
chuyển lỗ thành lãi do giá bán điện tăng. Sau khi tính lại giá bán điện theo hợp đồng mua bán mới, lợi nhuận trước thuế năm 2011 đã chuyển từ lỗ 18.2 tỷ đồng thành lãi 99.5 tỷ đồng.
Ngồi ra, cịn có 1 số trường hợp sau kiểm tốn lợi nhuận thay đổi lớn
như công ty thủy điện Thác Bà lợi nhuận sau thuế đã tăng hơn 250% từ 27.8 tỷ đồng lên 75.8 tỷ đồng, công ty COMA18 lợi nhuận sau thuế từ 872 triệu đồng đã tăng gần gấp đôi thành 1.63 tỷ, công ty thép Việt Ý lợi nhuận sau thuế năm 2011 giảm 75% từ 110 tỷ đồng còn 27.2 tỷ đồng, công ty Đầu tư và Xây dựng HUD3 giảm 10.46%, công ty cao Su Sao Vàng giảm 20.35%…
- Chậm nộp BCTC: dù Thông tư số 52/2012/TT-BTC hiện nay cũng như các Thông tư được ban hành trước đó đều có quy định cụ thể thời gian nộp các loại BCTC trừ các trường hợp bất khả kháng nhưng tình trạng chậm nộp BCTC vẫn diễn ra khá phổ biến. Lý do chậm nộp BCTC được các doanh nghiệp lý giải do nhiều vấn
đề khác nhau, cả chủ quan và khách quan. Nhưng cũng dễ dàng nhận thấy việc chủ động trì hỗn nộp BCTC là khá dễ đối với các doanh nghiệp, vì hiện nay nếu chậm thì có thể xin gia hạn và chỉ bị nhắc nhở mà chưa có mức độ chế tài đủ mạnh để các doanh nghiệp phải nộp BCTC đúng hạn. Có thể thấy đến hạn công bố BCTC là chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp chậm nộp, cụ thể như sau:
Có 17 trường hợp bị SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh nhắc nhở vì
chậm nộp BCTC quý 2 năm 2013, trong đó chỉ có 4 trường hợp gửi đơn xin UBCKNN gia hạn.
Có 9 trường hợp bị SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh nhắc nhở vì
chậm nộp BCTC quý 1 năm 2013
Có 48 trường hợp bị SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh nhắc nhở vì
chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2012, trong đó có 12 trường hợp gửi đơn xin UBCKNN gia hạn.
2.3.2 Chậm nộp Báo cáo thƣờng niên
Theo Thông tư số 52/2012/TT-BTC hướng dẫn thì cơng ty phải cơng bố về BCTN chậm nhất 20 ngày sau khi cơng bố BCTC năm được kiểm tốn, tuy nhiên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã phải liên tục nhắc nhở các doanh nghiệp niêm yết vì chây ì nộp. Theo đó, SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các doanh nghiệp này cần phải khẩn trương CBTT và kèm cơng văn giải trình về tình trạng chậm chễ này. Tuy nhiên, vấn đề trên vẫn xảy ra thường xuyên trong các kỳ báo cáo và các nội dung giải trình sau đó cũng chỉ được các cơng ty làm một cách sơ sài, chiếu lệ. Như trước đó, cơng ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt - Hàn cũng chậm nộp báo cáo và đưa ra lý do Thông tư 52/2012/TT-BTC mới ban hành quy định BCTN có nhiều điểm mới so với trước. Bên cạnh đó, cơng ty cũng cho hay, với mong muốn gửi tới cổ đơng những định hướng kinh doanh thốt lỗ trong 2013 có hiệu quả nên cần có nhiều thời gian để lập báo cáo đầy đủ về nội dung, số liệu. 2.3.3 Sai phạm trong giao dịch của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, giao dịch cổ phiếu quỹ
dịch của cổ đơng lớn, vì cho rằng các cổ đơng này có lợi thế về thơng tin, nắm được những hoạt động của doanh nghiệp. Dần dần đây chính là sơ hở cho các hoạt động đầu cơ, làm giá cổ phiếu, tin đồn trên thị trường. Nhìn chung, dạng thơng tin này là dạng thông tin khá quan trọng mà doanh nghiệp cần thiết phải chủ động cơng bố vì hệ quả của nó trên thị trường là rất lớn, gây thiệt hại cho NĐT thiếu thơng tin và do đó doanh nghiệp sẽ đánh mất những uy tín, hình ảnh trong mắt NĐT. Sau đây là một số trường hợp cụ thể bị xử phạt gần đây:
Ngày 22/7/2013, UBCKNN phạt bốn mươi triệu đồng đối với ơng Đỗ
Bá Vọng, Phó Tổng Giám đốc kiêm Thành viên Hội đồng quản trị công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung Ương (NSC) vì báo cáo khơng đúng thời hạn kết quả thực hiện giao dịch bán 25,000 cổ phiếu NSC.
Ngày 17/6/2013, UBCKNN phạt sáu mươi triệu đồng đối với ơng
Nguyễn Văn Giang vì đã thực hiện giao dịch mua 132,750 cổ phiếu của công ty Cổ phần Luyện kim Phú Thịnh (PTK) nâng số lượng sở hữu lên 1,195,500 cổ phiếu PTK (chiếm tỷ lệ 5.53% số lượng cổ phiếu PTK đang lưu hành), trở thành cổ đông lớn nhưng không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn.
Ngày 25/03/2013, UBCKNN phạt bốn mươi triệu đồng đối với ông
Châu Bá Long, Thành viên Hội đồng quản trị công ty Cổ phần Dịch vụ Ơ tơ Hàng Xanh vì báo cáo khơng đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch với UBCKNN, SGDCK và không thực hiện giao dịch đúng thời gian giao dịch như đã đăng ký với SGDCK.
Ngày 03/05/2013, UBCKNN phạt năm mươi triệu đồng đối với công
ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh vì đã thực hiện giao dịch mua lại và bán 7.5 triệu cổ phiếu quỹ mà không báo cáo UBCKNN trước và sau khi thực hiện, không thực hiện CBTT về việc mua bán cổ phiếu quỹ nói trên.
Bảng 2.1: Các sai phạm trong giao dịch của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn tại các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh
Loại sai phạm
Số trƣờng hợp bị phát hiện qua các năm 2008 2009 2010 2011 2012
Cổ đơng nội bộ và người có liên quan giao dịch cổ phiếu của chính tổ chức niêm yết nhưng không CBTT theo quy định của pháp luật
26 81 192 237 112
Giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn không thực hiện CBTT theo quy định của pháp luật
5 11 41 51 62
Giao dịch cổ phiếu quỹ không
đúng quy định 2 4 41 22
(Nguồn: BCTN của SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh) [21] 2.3.4 Giao dịch nội gián
Hoạt động giao dịch nội gián là vấn nạn nhức nhối trên TTCK Việt Nam. Mặc dù các vụ việc được phát hiện chưa nhiều nhưng hầu như ai cũng biết hàng loạt cán bộ lãnh đạo cấp cao, nhân viên các bộ phận kế toán tài chính, CBTT… của doanh nghiệp có thể dễ dàng hưởng lợi từ các thông tin biết trước thị trường. Những vụ việc bị nghi ngờ có dấu hiệu giao dịch nội gián thì nhiều nhưng bị kết tội giao dịch nội gián thì rất ít, thậm chí là khơng có vì khơng đủ chứng cớ.
Tại SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 phát hiện 1 trường hợp giao dịch nội gián liên quan đến công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre, năm 2009 phát hiện 2 trường hợp liên quan đến công ty cổ phần Tập đồn khống sản Hamico và công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức, các trường hợp này đều chỉ bị xử phạt hành chính. Từ năm 2010 đến nay thì chưa thấy cơng bố xử lý trường hợp giao dịch nội gián nào, có thể do pháp luật ngày càng tăng nặng hình phạt cho tội danh giao dịch nội gián nên hạn chế được vi phạm nhưng cũng có khả năng UBCKNN e ngại khi khép vào khung tội này. Điển hình là trường hợp của cơng ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PGD), lợi nhuận quý 2 năm 2012 hơn 284 tỷ nhưng q 3 lại lỗ hơn 225 tỷ. Điều đáng nói ở đây là trước khi
cơng bố BCTC q 3 thì hàng loạt cổ đơng nội bộ đăng ký bán cổ phiếu. Mấu chốt của thay đổi lợi nhuận rất lớn này là một quyết định tăng giá mua bán khí giữa PGD và công ty mẹ là Tổng cơng ty Khí Việt Nam (PVGas): vào ngày 23/08/2012, PVGas có nghị quyết tăng 26% giá bán khí cho PGD lên 10.55USD/MMBTU, không chỉ áp dụng cho quý 3 mà cịn truy thu ngược lại cho q 2. Cổ đơng đặt câu hỏi vì sao PGD khơng cơng bố nghị quyết này ngay từ cuối tháng 08/2012. PGD cho biết, mặc dù PVGas đã có nghị quyết tăng giá khí thấp áp và truy thu nhưng PGD chưa chấp thuận, và vẫn đề nghị đàm phán tiếp cho mãi đến cuối quý 3. Kết thúc vụ việc này là PGD chỉ bị UBCKNN phạt tám mươi triệu đồng vì CBTT khơng kịp thời khi xảy ra các sự kiện phải CBTT bất thường theo quy định pháp luật. 2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch thơng tin của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1 Mơ hình nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên 5 nhân tố thuộc về tài chính của một doanh nghiệp nhằm kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến tính minh bạch thơng tin doanh nghiệp.
(i) Quy mơ doanh nghiệp: Giả thiết cho rằng các doanh nghiệp có quy mơ lớn thì CBTT minh bạch hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, có thể giải thích rằng doanh nghiệp có quy mơ lớn thì có lượng NĐT lớn hơn doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các nhà phân tích. Doanh nghiệp có quy mơ lớn có nhiều nguồn lực để CBTT cho NĐT tốt hơn so với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Trong một nghiên cứu xuyên quốc gia, Khanna và cộng sự (2004) đã phát hiện mối liên hệ thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp (với thước đo là vốn hóa thị trường) và điểm số minh bạch tổng thể. Tài liệu của Archambault và Archambault (2003) lại cho thấy sự trái ngược giữa quy mô doanh nghiệp (với thước đo là tổng tài sản) và điểm số CBTT.
(ii) Đòn bẩy tài chính: Các doanh nghiệp có địn bẩy tài chính cao có mức
độ minh bạch cao hơn bởi vì các chủ nợ yêu cầu doanh nghiệp CBTT nhiều hơn (Khanna và cộng sự, 2004). Tuy nhiên, bằng chứng thực tiễn không chứng minh
được luận điểm của họ. Meek và cộng sự (1995) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa địn bẩy tài chính và CBTT của các doanh nghiệp ở Mỹ và Anh. Archambault và Archambault (2003) cũng cho rằng khơng có mối liên hệ giữa địn bẩy tài chính và việc CBTT của doanh nghiệp.
(iii) Tình hình tài chính: Có thể tình hình tài chính trong quá khứ ảnh hưởng đến mức độ CBTT của doanh nghiệp (Khanna và cộng sự, 2004). Các doanh nghiệp có lợi nhuận có thể muốn CBTT cho NĐT bên ngồi hơn là doanh nghiệp có ít lợi nhn. Các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra tác động cả tình hình kế tốn và tình hình thị trường đối với các cấp độ CBTT. Nghiên cứu này sử dụng cả hai loại tình hình tài chính nói trên để đo lường.
(iv) Tài sản đảm bảo: Các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định cao, cần
phải CBTT nhiều hơn để giúp cho người bên ngoài đưa ra được quyết định đầu tư. Điều này dẫn đến mối liên hệ thuận chiều giữa giá trị tài sản đảm bảo và mức độ CBTT. Mặt khác, cũng có thể lập luận rằng các doanh nghiệp có nhiều tài sản bị cầm cố khơng có nhu cầu CBTT tài chính. Jensen và Meckling (1976) cho rằng tài sản đảm bảo có thể làm giảm đi mâu thuẫn về quyền sở hữu bởi vì người cho vay sẽ nắm quyền sở hữu tài sản cố định trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Việc giảm mâu thuẫn về quyền sở hữu có thể giảm nhu cầu CBTT cho nên có thể có mối liên hệ ngược chiều giữa tài sản cầm cố và mức độ CBTT.
(v) Hiệu quả sử dụng tài sản: Có thể các doanh nghiệp với mức độ hiệu quả
sử dụng tài sản cao thì có mức độ CBTT cao hơn so với doanh nghiệp có mức độ hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Lý do là các doanh nghiệp với mức độ hiệu quả sử