Tác động của môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 25 - 28)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

1.3.2.2. Tác động của môi trường vi mô

Môi trường vi mô của ngân hàng là các yếu tố ngoại cảnh có liên quan đến NHTM, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành mà NHTM tham gia. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành diễn ra ngày càng gay gắt. Để tồn tại NHTM phải nhận định được tất cả các đối thủ cạnh tranh, hiểu biết đối thủ cạnh tranh đang ở vị trí nào, khả năng của họ sẽ thay đổi chiến lược ra sao, phản ứng đối với những thay đổi mơi trường bên ngồi như thế nào. Do đó trong hoạt động kinh doanh phải phân tích đối thủ cạnh tranh ở hiện tại và tương lai để đề ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp.

Theo mơ hình phân tích cạnh tranh trong phạm vi ngành (mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh) của Michael Porter (Hình 1.3), có thể thấy các yếu tố mơi trường vi mơ có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại như sau:

Hình 1.2: Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter

- Khách hàng: Khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng là những người sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng như gửi tiền, vay vốn, chuyển tiền… Sức mạnh trong đàm phán của khách hàng được đánh giá qua mức độ độc quyền, cạnh tranh về mức phí…Nguy cơ rào cản thuộc về khách hàng là rất cao do với mức chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng có thể chuyển việc đang sử dụng dịch vụ ngân hàng sang một loại hình đầu tư khác. - Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Mức độ cạnh tranh trong ngành được

đánh giá thông qua số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành, thành phần đối thủ cạnh tranh, nhận dạng khả năng của đối thủ,...Ảnh hưởng tạm thời của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến việc cường độ cạnh tranh sẽ tăng lên. Nhưng khi khủng hoảng kinh tế qua đi, với một thị trường tiềm năng còn lớn như Việt Nam, các ngân hàng sẽ tập trung khai phá thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến cường độ cạnh tranh có thể giảm đi. Sự phát triển của thị trường tài chính và các ngành phụ trợ liên quan với ngành ngân hàng phát triển mạnh là điều kiện để các ngân hàng phát triển và gia tăng cung đối với ngành có lợi nhuận cao này từ đó dẫn đến mức độ cạnh tranh cũng gia tăng trong ngành ngân hàng. Đặc điểm hoạt động của các loại hình định chế tài chính là có mối liên hệ mật thiết và bổ trợ lẫn nhau, do đó sự phát triển của thị trường bảo hiểm và thị trường chứng khoán một mặt chia sẻ thị phần với ngân hàng, mặt khác buộc các ngân hàng phải giảm chi phí và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh.

- Đối thủ tiềm năng – đe dọa của sự xâm nhập mới: Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập. Tại Việt Nam, rào cản cho sự xuất hiện của các ngân hàng có nguồn gốc nội địa đang được nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008. Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập còn bị giám sát chặt bởi Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên điều đó sẽ khơng thể ngăn cản những doanh nghiệp, đủ điều kiện,

tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng trở lại. Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được.

- Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có chức năng gần giống chức năng của sản phẩm mà ngân hàng đang cung cấp. Sản phẩm thay thế có tác động mạnh đến vịng đời sản phẩm đồng thời có ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm ẩn của ngân hàng thông qua việc áp đặt mức giá trần cho các sản phẩm. Sản phẩm thay thế chính của ngân hành hiện nay là các cơng ty tài chính cung cấp dịch vụ cho vay; Thị trường chứng khoán cung cấp dịch vụ cho vay và huy động vốn (thông qua công ty quỹ), bưu điện cung cấp dịch vụ gửi tiền, cho vay chợ đen, chuyển tiền qua chành; các trang web chuyển tiền ảo, công ty bảo hiểm huy động vốn. Ngoài ra, mối đe dọa của sản phẩm thay thế được đánh giá qua sự đa dạng của sản phẩm thay thế và mức độ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

- Nhà cung cấp: Nhà cung cấp của NHTM là những nhà cung ứng đa dạng về cơ sở vật chất, vật tư, máy móc thiết bị, điện, nước, dịch vụ bưu chính, viễn thơng, ngân hàng nhà nước, nhà cung cấp vốn trên thị trường 2... phục vụ yêu cầu hoạt động của ngân hàng để tạo ra các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Sức mạnh trong đàm phán của nhà cung cấp được đánh giá qua mức độ độc quyền, uy tín của thương hiệu, khác biệt hoá sản phẩm dịch vụ, giá thành sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp... Ngồi ra, quyền lực của cổ đơng cũng ảnh hưởng khá lớn đến NHTM vì họ chính là nguồn cung cấp năng lực tài chính của ngân hàng. Những đại cổ đơng có thể có tác động trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của một ngân hàng. Quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều nếu như họ có đủ cổ phần và việc sáp nhập với ngân hàng được đầu tư có thể xảy ra. Ở một khía cạnh khác, ngân hàng đầu tư sẽ có một tác động nhất định đến ngân hàng được đầu tư.

Sản phẩm dịch vụ Nguồn nhân lực

Mạng lưới hoạt động Chiến

doanh lược kinh

NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI Công tác nghiên

Năng lực tài chính cứuthịtrường&

lựa chọn thị trường mục tiêu Năng lực cơng nghệ

Uy tín, thương hiệu Nănglựcquản

điều hành trị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w