Hạn chế về thông tin cung cấp

Một phần của tài liệu Vận dụng giá trị hợp lý để trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp (Trang 62 - 68)

❖ Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam chỉ cho pháp lập dự phòng giảm giá đối với các loại tài sản, trong khi thực tế tài sản có thể có giá trị tăng trong rất nhiều trường hợp và đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế lạm phát hiện nay.

✓ Đối với các loại đầu tư tài chính, chỉ cho phép lập dự phòng giảm giá. Nếu tại ngày báo cáo tài chính, giá các loại chứng khốn đầu tư gia tăng thì doanh nghiệp khơng được phép trình bày theo giá trị thực tế. Điều này dẫn đến giá trị đầu tư các loại chứng khốn khơng trình bày đúng với giá trị thực sự của nó tại ngày báo cáo, giá trị trình bày chỉ là giá giao dịch trong lịch sử.

✓ Đối với hàng tồn kho, theo VAS 02 – Hàng tồn kho, giá trị cũng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Mặc dù giá trị thuần này được định nghĩa là “Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất,

kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hồn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng”, nhưng trong thực tế giá trị thuần được

trình bày ln nhỏ hơn giá trị lịch sử (giá gốc) của hàng tồn kho. Tại ngày báo cáo, nếu giá trị giảm doanh nghiệp sẽ lập dự phòng giảm giá nhưng trong trường hợp giá trị tăng thì khơng có sự điều chỉnh.

✓ Việc lập dự phòng giảm giá, hiện nay chuẩn mực và các thơng tư về kế tốn quy định hồn tồn dựa vào xét đốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nhận thấy giá trị của tài sản suy giảm thì sẽ tiến hành lập dự phịng. Tuy

nhiên, trong điều kiện thị trường bất cân xứng, thơng tin có trong thị trường khơng đầy đủ thì ngay bản thân doanh nghiệp, khi chưa thu thập đủ bằng chứng để làm cơ sở cho việc lập dự phịng thì cũng khó có điều kiện thực hiện lập dự phòng giảm giá. Trong trường hợp các loại chứng khốn có niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, doanh nghiệp hồn tồn có thể dễ dàng tham chiếu và người sử dụng báo cáo tài chính có thể đánh giá mức độ tin cậy của các dự phòng này. Còn đối với các loại tài sản khác, nếu khơng có thơng tin tham chiếu trên thị trường, các văn bản pháp luật có liên quan cũng khơng quy định cụ thể thơng tin tham chiếu điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp đánh giá và trình bày, đồng thời cũng gây khó khăn cho người sử dụng trong việc đánh giá báo cáo tài chính.

✓ Các văn bản quy định cũng chưa yêu cầu bắt buộc việc lập dự phòng phải được thực hiện của những chuyên gia am hiểu và đủ năng lực trình độ để có thể đánh giá giá trị suy giảm làm cơ sở cho doanh nghiệp lập dự phòng.

❖ Đối với tài sản cố định của doanh nghiệp, trong VAS 03 và TT 203/2009/TT-BTC có định nghĩa về giá trị hợp lý của tài sản cố định là “giá trị tài

sản có thể đem trao đổi giữa các bên đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá”,

tuy nhiên giá trị này chỉ được sử dụng trong trường hợp mua theo hình thức trao đổi, được tài trợ biếu tặng, được cấp điều chuyển đến, nhận góp vốn liên doanh (giao dịch không bằng tiền), và giá trị hợp lý sử dụng trong trường hợp này dùng để ghi nhận giá trị đầu vào của tài sản (giá gốc). Sau khi ghi nhận ban đầu, giá trị này được giữ ngun giá trị khơng có sự thay đổi tăng giảm, việc hao mịn tài sản cố định được trình bày thành khoản mục riềng. Việc trình bày giá trị tài sản cố định hiện tại như các hướng dẫn trong VAS, Thông tư, nghị định liên quan có một số vấn đề sau:

✓ Trong trường hợp doanh nghiệp tự xây dựng, tự chế tạo nên tài sản cố định, nguyên giá tài sản cố định chỉ được ghi nhận trên cơ sở chi phí bỏ ra để tạo nên tài sản cố định đó, trong khi giá trị sử dụng thực sự của tài sản cố định có thể cao hơn rất nhiều.

✓ Trong các giao dịch tăng tài sản cố định không bằng tiền như trao đổi, tài trợ biếu tặng, được cấp điều chuyển đến , nhận góp vốn liên doanh, nguyên giá tài sản cố định được phép ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý do một tổ chức chuyên nghiệp định giá. Tuy nhiên, trong thực tế việc thuê các tổ chức chuyên nghiệp định giá, doanh nghiệp sẽ mất khoản chi phí và được ghi tăng vào nguyên giá tài sản cố định. Giá trị của tài sản cố định trong trường hợp này được ghi tăng lên so với giá ban đầu.

✓ Phương pháp giá gốc, phương pháp khấu hao hiện tại đang vi phạm điều kiện tương xứng trong kế toán. Trong kế toán, nguyên tắc này yêu cầu phải có sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự không tương xứng trong vấn đề khấu hao của tài sản cố định hiện nay. Các doanh nghiệp hiện nay hầu hết thời gian khấu hao tài sản dựa theo khung của TT 203/2009/TT-BTC, khung thời gian khấu hao này khơng hồn tồn là thời gian hữu dụng thực tế của tài sản. Giá trị để tính khấu hao bằng Nguyên giá trừ đi giá trị có thể thu hồ1. Vấn đề ở chỗ là hầu hết các doanh nghiệp đề mặc định giá trị có thể thu hồi khi hết thời gian sử dụng bằng khơng. Do đó giá trị tài sản để tính khấu hao chính là bằng Nguyên giá. Nguyên giá tài sản được ghi nhận theo giá trị lịch sử ban đầu và khơng có sự điều chỉnh nào theo phương pháp giá gốc. Trong trường hợp này có hai điều bất hợp lý:

- Tài sản sẽ sử dụng theo thời gian thực tế của nó, thời gian này khơng phải lúc nào cũng theo khung của TT 45/BTC có hiệu lực từ 01/07/2013, nhưng các doanh nghiệp khơng muốn có sự khác biệt với thông tư này.

- Giá trị sử dụng của tài sản ghi nhận theo phương pháp giá gốc sẽ không phản ánh đúng giá trị sử dụng thực sự của tài sản.

✓ Chế độ kế toán Việt Nam chưa quy định về việc đánh giá và hạch toán khoản tổn thất do suy giảm giá trị tài sản. Trong điều kiện mà những thay đổi công nghệ, thị hiếu tiêu dùng và môi trường kinh doanh diễn ra nhanh chóng như hiện nay, máy móc thiết bị và tài sản dài hạn của DN có thể dễ dàng bị lạc hậu và suy giảm giá trị. Suy giảm giá trị xảy ra khi giá trị của các lợi ích kinh tế có thể thu hồi được trong tương lai từ việc sử dụng hay bán tài sản này thấp hơn so với giá trị sổ sách. Khi tài sản bị suy giảm giá trị nhưng vẫn được báo cáo theo giá lịch sử thì thơng tin tài chính sẽ bị phản ánh sai lệch. Nhà đầu tư cần thực hiện điều chỉnh để đưa tài sản này về giá trị có thể thu hồi và ghi nhận khoản suy giảm giá trị vào chi phí.

✓ Bất động sản đầu tư bao gồm quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng được nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá để bán. Theo chế độ kế toán Việt Nam, bất động sản đầu tư được phản ánh theo nguyên giá trừ giá trị khấu hao lũy kế. Giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư được trình bày như một thơng tin bổ sung trong thuyết minh báo cáo tài chính.

✓ Theo chế độ kế tốn Việt Nam, các tài sản sinh học như vườn cây lâu năm, đàn gia súc, gia cầm được phản ánh theo giá trị của chi phí chăm sóc, ni trồng phát sinh cho đến ngày trưởng thành và khai thác trừ khoản khấu hao lũy kế. Cịn đối với sản phẩm dở dang thì phản ánh theo giá trị của chi phí sản xuất

- kinh doanh dở dang phát sinh trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu một chu kỳ của mùa vụ cho đến ngày kết thúc năm tài chính. Phương pháp kế tốn này làm số liệu về giá trị của các tài sản sinh học và sản phẩm dở dang được báo cáo xa rời giá trị hợp lý của chúng.

❖ Thông tư 210/2009/TT-BTC ban hành về việc hướng tới áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS trình bày báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý. Tuy nhiên, trong giới hạn của thông tư này chỉ mới đưa ra yêu cầu, không hướng dẫn chi tiết cách thức trình bày cũng như phương pháp. Điều này thực sự gây khó khăn cho người trình bày báo cáo tài chính. Có thể đánh giá thông tin trong nền kinh tế hiện nay rõ rang là trong tình trạng thơng tin bất cân xứng, việc đưa ra thông tư đang gây khó khăn cho người trình bày và cả người sử dụng thông tin. Qua khảo sát nhận thấy rằng hầu như 100% những người trình bày báo cáo tài chính đang chỉ tuân thủ làm đúng theo quy định của thông tư, hầu như 80% người trình bày và sử dụng báo cáo tài chính chưa hiểu rõ về ý nghĩa của giá trị hợp lý, cũng như mục đích trình bày báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý. Điều này dẫn đến báo cáo tài chính vẫn đang sử dụng giá gốc, việc tuân thủ TT 210 được nêu ra trong phần thuyết minh báo cáo tài chính, và khi tìm hiểu kỹ có thể rút ra kết luận rằng phần trình bày này chỉ mang tính hình thức. Bởi lẽ tất cả báo cáo tài chính hiện nay chỉ trình bày phần đầu tư chứng khốn, có dữ liệu đang tham chiếu trên sàn giao dịch theo giá niêm yết. Và ở đây chúng ta nhận thấy, thị trường chứng khoán Việt Nam còn đang non yếu, việc giá chứng khốn “nhảy múa” hồn tồn có thể nhận thấy đang nằm trong tay một số nhà đầu tư lớn, họ đang có khả năng kiểm soát giá cả bằng nhiều thủ thuật. Nếu nhà nước chưa có phương pháp kiểm sốt hoạt động kinh doanh này, thì việc tham chiếu dữ liệu trong việc đánh giá thông tin cũng chưa mang ý nghĩa thực sự. Các khoản mục tài sản tài chính khác và

nợ phải trả tài chính như yêu cầu của thông tư 210, trong quá trình khảo sát đều nhận được câu trả lời rằng khơng có dữ liệu tham chiếu nên khơng thể trình bày và tất cả giá trị theo phương pháp giá trị hợp lý bằng đúng với giá trị theo phương pháp giá gốc. Và dễ dàng nhận thấy, các doanh nghiệp vẫn chưa hề muốn trình bày báo cáo tài chính theo hướng dẫn TT210 bởi vì tác động của nhiều yếu tố về nhận thức, trình độ và kể cả yếu tố về lợi ích chi phí trong trường hợp doanh nghiệp phải thuê các đơn vị thẩm định giá tiến hành thẩm định hoặc phải tốn kém chi phí tìm nguồn dữ liệu tham chiếu phù hợp.

60

Một phần của tài liệu Vận dụng giá trị hợp lý để trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w