cơng tác phịng chống tham nhũng:
6.1 Công tác tư pháp
Công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, cơng tác theo dõi việc thi hành pháp luật được chú trọng thực hiện. Các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương trước khi ban hành đều được thẩm định chặt chẽ, đúng quy định, đồng thời thường xuyên tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đã được địa phương ban hành. Công tác theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện thường xuyên, nhất là trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng và cưỡng chế thu hồi đất, công chứng, chứng thực...Kết quả, từ năm 2016 đến nay tỉnh ban hành 376 văn bản quy phạm pháp luật (118 Nghị quyết và 258 Quyết định); thực hiện kiểm tra 265 văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, qua kiểm tra phát hiện 34 văn bản có nội dung chưa phù hợp với quy định pháp luật, qua đó kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế và bãi bỏ. Đồng thời, chỉ đạo Ngành Tư pháp kiểm tra theo thẩm quyền 381 văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ban hành (218 Nghị quyết và 163 Quyết định) để đề nghị UBND các huyện, thành phố xem xét xử lý kịp thời. Đặc biệt, trong năm 2019 UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai kỳ 2014 – 2018, theo đó: cơng bố 648 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực; 409 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ; 52 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần và 85 văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ việc thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật trong cộng đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 161/170 xã, phường, thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.
Công tác cải cách tư pháp được quan tâm thực hiện. Cơng tác xã hội hóa hoạt động cơng chứng được thực hiện tốt, trên địa bàn tỉnh hiện có có 18 Văn phịng Cơng chứng làm thủ tục đăng ký hoạt động, nâng tổng số tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh lên 44 tổ chức (03 Phịng Cơng chứng và 41 Văn phịng Công chứng).
6.2 Công tác thanh tra; tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phịng,chống tham nhũng, cơng tác thi hành án chống tham nhũng, công tác thi hành án
- Hàng năm thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan, đơn vị về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực chính như: quản lý, sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư; tài chính, ngân sách; quản lý đầu tư xây dựng; việc chấp hành chính sách, pháp luật trên lĩnh vực chun ngành... Tồn tỉnh đã triển khai và hoàn thành 100% các cuộc thanh tra theo kế hoạch với chất lượng và hiệu quả cao; Kết quả từ năm 2016 đến tháng 6/2020 toàn ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã triển khai 370 cuộc thanh tra hành chính, 17.363 cuộc thanh tra chuyên ngành và 211 cuộc thanh tra trách nhiệm về công tác thanh tra, tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng, chống tham nhũng. Qua thanh tra đã phát hiện những vi phạm, kiến nghị thu hồi và nộp kho bạc nhà nước theo quy định.
- UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các giải pháp phịng ngừa, các quy định về cơng khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; đồng thời chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra việc thực hiện công khai, minh bạch. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung triển khai thực hiện đạt được kết quả tốt, các cấp, các ngành luôn quan tâm chỉ đạo các cơ quan tăng cường công tác vận động, thuyết phục và giải thích các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, tổ chức giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng quy định về trình tự, thủ tục, đảm bảo chất lượng, góp phần giữ ổn định tình hình, bảo đảm trật tự an tồn xã hội. Kết quả, tỷ lệ giải quyết khiếu nại và kết luận tố cáo có hiệu lực thi hành hàng năm đạt trên 98%.
- Triển khai, tổ chức thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng như: thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; chuyển đổi vị trí cơng tác của cán bộ, cơng chức; cải cách hành chính, đổi mới cơng nghệ quản lý và phương thức thanh toán, hướng dẫn và tổng hợp báo cáo về kết quả kê khai tài sản, thu nhập theo đúng quy định. Qua thực hiện cơng tác phịng chống tham nhũng, đã phát hiện và xử lý đúng quy định của pháp luật.
- Công tác thi hành án: Công tác thi hành án dân sự trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực mạnh mẽ; trong 5 năm qua, Cục Thi hành án dân sự đã có những chỉ đạo quyết liệt, Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Quyết định giao chỉ tiêu của Tổng Cục Thi hành án Dân sự, nhất là giải quyết án có điều kiện; án tham nhũng; án chuyển kỳ sau; án tín dụng ngân hàng; tập trung giải quyết các vụ việc có liên quan bồi thường nhà nước. Tích cực giải quyết các vụ bán đấu giá tài sản để thi hành án, tránh để tồn đọng, kéo dài. Hoàn thành các thủ tục giao tài sản cho người mua trúng bán đấu giá tài sản theo đúng quy định. Tập trung chỉ đạo thi hành án, phấn đấu nâng cao hơn nữa tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước trong các vụ án tham nhũng, án kinh tế, án tín dụng, ngân hàng.