Về vấn đề quy định tội phạm và hình phạt trong luật chuyên ngành

Một phần của tài liệu 5. Totrinh QH-BLHS.24.5.15 (Trang 26 - 27)

V. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XIN Ý KIẾN QUỐC HỘ

1. Về vấn đề quy định tội phạm và hình phạt trong luật chuyên ngành

thuận tiện cho việc áp dụng trên thực tế (ví dụ các tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, mơi trường, cơng nghệ thơng tin, an tồn giao thông, .....).

V. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XIN Ý KIẾN QUỐC HỘI

Trong q trình soạn thảo, góp ý, các ý kiến đều thể hiện sự tán thành với mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, phạm vi sửa đổi, bổ sung và nhiều nội dung của dự thảo BLHS (sửa đổi). Tuy nhiên, dự thảo Bộ luật có một số vấn đề mới quan trọng làm thay đổi chính sách hình sự mà các ý kiến cịn khác nhau, Chính phủ xin báo cáo Quốc hội như sau:

1. Về vấn đề quy định tội phạm và hình phạt trong luật chuyênngành ngành

Các ý kiến đều nhất trí cần phải có cơ chế sửa đổi, bổ sung BLHS sao cho linh hoạt hơn, đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là trong các lĩnh vực, quan hệ xã hội mới cũng như để thực hiện các cam kết trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên. Tuy nhiên, về cách thức sửa đổi, bổ sung BLHS như thế nào thì cịn ý kiến khác nhau, cụ thể như sau:

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, nên dùng luật chuyên ngành để sửa đổi, bổ sung BLHS, theo đó, BLHS cần ghi nhận về mặt nguyên tắc cho phép trong trường hợp thật cần thiết khi ban hành luật chuyên ngành, Quốc hội có thể quy định điều khoản sửa đổi, bổ sung BLHS về các tội phạm cụ thể ngay trong luật chun ngành đó mà khơng cần phải ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS như đã làm trong thời gian qua. Điều này góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quy trình sửa đổi, bổ sung BLHS và tiết kiệm chi phí. Đây cũng là cách thức được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo loại ý kiến thứ hai thì nên tham khảo kinh nghiệm các nước (Nga, Trung quốc, Đức Pháp, Nhật, Úc, Cămpuchia, ...) là cho phép quy định tội phạm và hình phạt trong luật chun ngành, mà khơng cần phải sửa đổi, bổ sung điều khoản cụ thể của BLHS. Sau một thời gian thực hiện quy định của luật chuyên ngành (có thể là 5 năm) sẽ tiến hành tổng kết, nếu thấy ổn định và phát huy hiệu quả trên thực tế thì sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung trực tiếp vào BLHS. Điều này cũng góp phần bảo đảm tính ổn định của BLHS với tính cách là văn bản mang tính pháp điển hóa cao.

Chính phủ thấy rằng, BLHS quy định tội phạm và hình phạt thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tương đối ổn định nhưng có lĩnh vực lại có tính biến động cao như các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ,... Khi một lĩnh vực nào đó có sự thay đổi thì đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung BLHS, nếu khơng sẽ nảy sinh bất cập. Cịn nếu liên tục ban hành các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS để đáp ứng yêu cầu thực tiễn thì sẽ gây tốn kém và phức tạp về thủ tục hành chính (mỗi lần sửa, dù chỉ 01 điều cũng phải bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập riêng và việc soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ dự án luật, thẩm định, thẩm tra dự án luật thường kéo dài thời gian). Việc cho phép sửa đổi, bổ sung BLHS ngay trong luật chuyên ngành là nhằm góp phần khắc phục tình trạng này nhưng vẫn bảo đảm được quy trình sửa đổi, tính thống nhất của BLHS.

Trên tinh thần đó, dự thảo Bộ luật thể hiện theo loại ý kiến thứ nhất theo hướng cho phép trong trường hợp thật cần thiết khi ban hành luật chuyên ngành, Quốc hội có thể quy định điều khoản sửa đổi, bổ sung BLHS về các tội phạm cụ thể ngay trong luật chuyên ngành đó với những điều kiện chặt chẽ (Điều 443) mà không phải ban hành luật riêng để sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS như thời gian qua.

Một phần của tài liệu 5. Totrinh QH-BLHS.24.5.15 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w