Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần sau khi trừ cổ tức ưu đãi. Cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu, tuy nhiên trong kinh doanh, công ty sẽ không trả hết cho cổ đơng mà thường chia phần thu nhập đó làm 2 phần:
Một phần giữ lại khơng chia trích vào quỹ để tái đầu tư.
Một phần dành chia cho các cổ đông được gọi là cổ tức mỗi cổ phần.
4.1. Thu nhập mỗi cổ phần– Earning per share (EPS): là một yếu tố quan trọng nhất, quyết
định giá trị của cổ phầnbởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần.
Thu nhập mỗi cổ phần =
Thu nhập rịng của cổ đơng thường
39
Thu nhập rịng của cổ đơng thường được tính bằng cách lấy lãi rịng trừ đi tiền lãi của cổ phần ưu đãi.
4.2. Tỷ lệ chi trả cổ tức – Payout ratio
Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức mỗi cổ phần Thu nhập mỗi cổ phần Trong đó: Cổ tức mỗi cổ phần = Tổng cổ tức Số lượng cổ phần thường
Chỉ tiêu chi trả cổ tức nói lên cơng ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư. Đây là một nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phần. Từ đó ta tính được tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 100% - Tỷ lệ chi trả cổ tức.
4.3. Tỷ số giá thị trường trên thu nhập – Price-earning ratio (P/E)
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập =
Giá trị thị trường mỗi cổ phần
Thu nhập mỗi cổ phần
Đây cũng là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với thu nhập.
4.4. Tỷ suất cổ tức – Dividend yield
Tỷ suất cổ tức =
Cổ tức mỗi cổ phần
Giá trị thị trường mỗi cổ phần
Thu nhập của nhà đầu tư gồm 2 phần: cổ tức và chênh lệch giá do chuyển nhượng cổ phần. Nếu tỷ suất cổ tức của một cổ phần thấp điều đó chưa hẳn là xấu bởi vì nhà đầu tư có thể chấp nhận tỷ
40
lệ chi trả cổ tức thấp để dành phần lớn lợi nhuận tái đầu tư. Họ mong đợi một tang trưởng nhanh trong cổ tức và hưởng được sự chênh lệch lớn của giá cổ phần