Thành tựu đạt được: Qua các phân tích sơ bộ và phân tích định lượng ở trên,
có thể nhận thấy cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng trong thời gian 2007 – 2012 đã đạt được một số thành tựu nhất định như sau:
- Cơ chế truyền dẫn CSTT tới nền kinh tế qua kênh tín dụng đã được hình thành tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2012. Những thay đổi trong CSTT mà cụ thể là cung tiền M2 đã tác động trực tiếp tới hoạt động huy động vốn và lan truyền sang hoạt động cấp tín dụng của NHTM từ đó ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam. CSTT mở rộng làm tăng tốc độ huy động vốn và CSTT thắt chặt đã có tác dụng làm giảm tốc độ tăng huy động vốn của NHTM. Từ hoạt động huy động vốn, những tín hiệu của CSTT đã được lan truyền tới hoạt động tín dụng và có tác dụng nhất định trong việc kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng và góp phần phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát của Việt Nam.
- Hoạt động mở rộng tín dụng của các NHTM đã được truyền dẫn tích cực tới nền kinh tế, làm tăng sản lượng công nghiệp sau khoảng thời gian 3 tháng. Mặc dù ln có khoảng cách với mục tiêu đề ra của chính phủ, hoạt động mở rộng tín dụng đã có tác động làm gia tăng đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Mở rộng tín dụng khơng phải là nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở Việt Nam. Kết quả phân tích hàm phản ứng xung cho thấy: Lạm phát ở Việt Nam chịu tác động của các nhân tố bên ngoài: giá dầu, tỷ giá và lạm phát trong quá khứ hơn là mở rộng tín dụng.
Hạn chế: Tuy đạt được những thành tựu nhất định, tác động truyền dẫn của
CSTT tới nền kinh tế còn một số hạn chế như sau:
- Tác động truyền dẫn của CSTT tới GDP và CPI còn trái chiều tại một số thời điểm. Năm 2008 và năm 2011, NHNN thắt chặt CSTT làm lượng vốn huy động
giảm sút nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng với mức cao hơn tốc độ tăng huy động vốn. Năm 2012, NHNN nới lỏng CSTT, huy động vốn tăng mạnh tuy nhiên hoạt động tín dụng khơng có sự khởi sắc, tín dụng cả năm chỉ tăng 5.5% so với năm trước.
- Giữa mục tiêu tăng trưởng tín dụng do NHNN đề ra và kết quả thực hiện ln có khoảng cách nhất định. Điều này cho thấy CSTT của NHNN khơng có tác động mạnh tới hoạt động tín dụng. Cơ chế truyền dẫn từ CSTT tới nền kinh tế qua kênh tín dụng dường như chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng của các nhà kinh tế và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại của kênh tín dụng hơn là các yếu tố ngoại sinh.
- Mặc dù hoạt động mở rộng tín dụng được truyền dẫn tích cực làm gia tăng sản lượng sản xuất của nền kinh tế; tốc độ tăng trưởng tín dụng ln lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP. Việt Nam là nước có tỷ lệ đầu tư/GDP, tỷ lệ tín dụng/GDP cao so với các nước trong khu vực. Khoảng cách giữa tỷ lệ tín dụng/GDP với tỷ lệ đầu tư/ cho thấy một phần vốn tín dụng đã không được đưa vào đầu tư phát triển kinh tế mà thay vào đó là đầu tư vào những ngành mang tính rủi ro cao gây bất ổn cho nền kinh tế.
Nguyên nhân của thực trạng này như sau:
Thứ nhất là do nguyên nhân khách quan từ diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới: Giai đoạn 2007 – 2012 Việt Nam mở cửa nền kinh tế và chịu tác động lớn
từ các nhân tố bên ngoài. Đây cũng là giai đoạn kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường: giá cả thế giới tăng cao, giá vàng, giá dầu diễn biến phức tạp, khủng hoảng tài chính Mỹ, nợ cơng châu Âu…tất cả dẫn tới suy thoái kinh tế bao trùm cả thế giới. Do đó, việc điều hành CSTT Việt Nam trong giai đoạn này gặp khơng ít khó khăn, NHNN thường xun phải đánh đổi giữa ổn định giá cả và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thứ hai là do điều hành CSTT của NHNN chưa nhất quán, kịp thời và ổn định:
tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, nhưng trong các văn bản chỉ đạo, điều hành CSTT thể hiện phải đồng thời thực hiện nhiều mục tiêu có mức ưu tiên như nhau như: mức cung tiền M2, tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD. Do đó các giải pháp và cơng cụ điều hành CSTT nhiều khi phải ưu tiên giải quyết các mục tiêu trước mắt nhằm hỗ trợ tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô, nên kết quả chưa đảm bảo được tính bền vững và mục tiêu trung dài hạn. CSTT khơng ổn định đã làm suy yếu hiệu quả của các kênh truyền dẫn và làm giảm tác động tới các biến số vĩ mô của nền kinh tế
Thứ ba là do hiệu quả sử dụng vốn thấp:
NHTM Việt Nam chủ yếu huy động vốn từ nền kinh tế để cấp tín dụng. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp (bình quân giai đoạn 2006 – 2010, ICOR của Việt Nam đã tăng lên 7.43 so với mức 4.89 của giai đoạn 2000 – 2005), nợ xấu cao và tăng dần qua các năm gây thất thoát nguồn vốn. Điều này là do hệ thống ngân hàng ở Việt Nam cịn yếu kém, chất lượng tín dụng chưa được kiểm sốt, tín dụng chưa thực sự đi vào sản xuất. Hệ thống ngân hàng với năng lực quản trị điều hành yếu kém, đầu tư ngoài ngành dàn trải nên đã xảy ra tình trạng mất thanh khoản, nợ xấu…gây khó khăn thêm cho nền kinh tế.
Thứ tư là do suy thoái kinh tế thế giới làm nhu cầu vốn của nền kinh tế suy giảm.
Cuối năm 2011, mặc dù nền kinh tế đã thoát ra khỏi thời kỳ bất ổn, lạm phát đã được kiềm chế, tỷ giá được giữ ổn định, dự trữ ngoại hối được tăng cường và chi phí vốn đã giảm đáng kể. Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam hết năm 2012 vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Suy thoái kinh tế đã làm sản xuất đình đốn, hàng tồn kho tăng cao các doanh nghiệp khó khăn và năng lực sản xuất vẫn chưa phục hồi.
Nhu cầu vốn của nền kinh tế yếu, cộng với những quan ngại của hệ thống NHTM trước tình hình khơng mấy khởi sắc của các doanh nghiệp trong khi nợ xấu vẫn đang là gánh nặng của ngân hàng. Do đó, CSTT mở rộng của NHNN khơng có tác dụng mạnh trong việc thúc đẩy tín dụng phát triển và góp phần vực dậy nền kinh tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đi vào phân tích thực trạng cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng tại Việt Nam từ năm 2007 đến 2012. Luận văn đã phân tích tác động truyền dẫn từ CSTT tới hoạt động huy động vốn; từ hoạt động huy động vốn tới hoạt động cho vay của NHTM; và từ hoạt động cho vay tới nền kinh tế (thông qua hai chỉ tiêu đại diện là GDP và CPI). Đồng thời, luận văn đã sử dụng mơ hình SVAR trong nghiên cứu thực nghiệm về cơ chế truyền dẫn CSTT. Ứng dụng hàm phản ứng xung và phân rã phương sai đã cho phép luận văn đưa ra những kết luận về thực trạng của cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng trong giai đoạn 2007 – 2012.
Thơng qua việc phân tích, luận văn cũng đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế của cơ chế truyền dẫn CSTT và phân tích ngun nhân của thực trạng này. Từ đó, làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp trong chương 3.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG TẠI VIỆT
NAM
3.1. Định hướng cho chính sách tiền tệ tại Việt Nam:
Nghị quyết số 112/2006/QĐ-TTG ngày 24 tháng 05 năm 2006 đã đề ra định hướng cho CSTT tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 là:
- Xây dựng và thực thi có hiệu quả CSTT nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
- Điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái theo cơ chế thị trường thơng qua sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơng cụ CSTT gián tiếp.
- CSTT tạo điều kiện huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Kết hợp chặt chẽ CSTT với chính sách tài khố để định hướng và khuyến khích cơng chúng tiết kiệm, đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.
- Điều hành CSTT theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ CSTT hiện đại và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm của CSTT trong giai đoạn này là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an tồn hệ thống ngân hàng và góp phần tạo mơi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. - Xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường. Nâng cao năng lực của
NHNN trong điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đối thơng qua việc đổi mới, hồn thiện các cơng cụ CSTT, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất đồng bộ với việc phát triển thị trường tiền tệ phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ của CSTT và giữa việc điều hành CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. NHNN cần kiểm sốt về cơ bản tồn bộ khối lượng tiền và các luồng tiền trong nền kinh tế.
- Thực hiện điều hành CSTT dựa trên cơ sở điều tiết khối lượng tiền; đồng thời xây dựng các điều kiện cần thiết để chuyển dần sang thực hiện điều hành CSTT
trên cơ sở điều tiết lãi suất. Tạo lập các điều kiện cần thiết để sau năm 2010 NHNN chuyển sang điều hành CSTT theo cơ chế lạm phát mục tiêu”.
Nghị quyết số 10/2011.QH13 ngày 8 tháng 11 năm 2011 đã đề ra định hướng cho CSTT tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 là: “Tiếp tục kiên trì kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị sức mua đồng tiền. Thực hiện chính sách tiền tệ với mục tiêu hàng đầu là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt để bảo đảm tương thích giữa tăng tổng phương tiện thanh tốn, tăng dư nợ tín dụng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng; dự kiến CPI tăng từ 5-7% vào năm 2015. Giảm dần tỷ lệ huy động vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng, từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức khơng quá 90% đến năm 2015, đẩy mạnh kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán và các định chế tài chính khác”
Như vậy, trong thời gian tới NHNN sẽ tiếp tục thực thi CSTT chủ động, linh hoạt với mục tiêu cao nhất là ổn định giá trị đồng tiền đồng thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững, đồng thời tiến tới phát triển thị trường tài chính lành mạnh, hiệu quả.
3.2. Giải pháp đối với cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín
dụng tại Việt Nam
Như đã phân tích ở trên, hiệu quả truyền dẫn của CSTT phụ thuộc lớn vào chính CSTT và sự hoạt động của kênh truyền dẫn trong thị trường tài chính, thị trường tài sản. Đối với kênh tín dụng tại Việt Nam, nghiên cứu thực trạng đã chỉ ra rằng hiệu quả của kênh truyền dẫn này tại Việt Nam phụ thuộc lớn vào chính hoạt động tín dụng. Do đó, bài nghiên cứu sẽ tập trung đưa ra các giải pháp gồm ba nhóm chính nhằm nâng cao hiệu quả điều hành CSTT, phát triển thị trường tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Việt Nam.
3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới điều hành chính sách tiền tệ của NHNN tại Việt Nam
3.2.3.1. Tạo mơi trường thuận lợi cho điều hành chính sách tiền tệ
Một CSTT linh hoạt, ổn định và rõ ràng có tác động rất lớn trong truyền dẫn CSTT. Điều này địi hỏi NHTW phải có một vị trí độc lập trong hoạt động của mình. Hiện nay, luật số 46/QH 2010 quy định: “Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia theo quy định của Chính phủ”. Điều này cho thấy mức độ độc lập của
NHNN bị hạn chế. Nâng cao tính độc lập của NHNN là điều cần thiết, đảm bảo NHNN được chủ động quyết định sử dụng các công cụ của CSTT một cách linh hoạt, mềm dẻo để điều chỉnh thị trường theo những mục tiêu dài hạn và ổn định đã đặt ra. Hơn nữa, sự độc lập giúp NHNN hạn chế sự can thiệp của các nhà chính trị đến các quyết sách của nền kinh tế nhằm điều chỉnh kinh tế vĩ mô theo những mục tiêu trước mắt, NHNN cũng sẽ có quyền chủ động hơn trong hoạch định CSTT cho một giai đoạn nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể đã vạch ra.
Đồng thời, CSTT cần hướng tới giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát ở mức độ hợp lý, giảm thiểu tác động từ các yếu tố bên ngoài nền kinh tế. Để làm được điều này, NHNN cần hướng tới xây dựng chính sách lạm phát mục tiêu và tiến đến thực hiện CSTT theo lạm phát mục tiêu; tự do hoá tỷ giá với lộ trình phù hợp với sự phát triển của thị trường ngoại hối, mức độ tự do hố thị trường tài chính và khn khổ CSTT lựa chọn. CSTT hướng theo lạm phát mục tiêu đang nổi lên trong tranh luận của các nhà kinh tế, tuy nhiên để thực hiện được chính sách này địi hỏi Việt Nam phải có một số điều kiện tiền đề và thời gian chuyển đổi nhất định.
3.2.3.2. NHNN cần hồn thiện, phát triển các cơng cụ của chính sách tiền tệ
Để đảm bảo cơ chế truyền tải CSTT nói chung và qua kênh tín dụng nói riêng được thơng suốt, hồn thiện các cơng cụ CSTT là rất quan trọng, vì đây chính là khâu
đầu của cơ chế truyền tải. Sau đây bài nghiên cứu xin đưa ra các kiến nghị về việc hồn thiện các cơng cụ CSTT theo hướng sau:
Công cụ lãi suất: NHNN cần xây dựng được lãi suất cơ bản trở thành lãi suất
chuẩn mực, lãi suất định hướng, cơ chế tác động truyền dẫn của các loại lãi suất điều hành của NHNN như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, OMO, tín phiếu… sẽ tác động hiệu quả đến cung cầu vốn và dự trữ của các TCTD, qua đó tác động đến lãi suất huy động vốn và cho vay của TCTD đối với khách hàng. Việc xác định lãi suất không chỉ căn cứ vào biến số CPI mà còn phải căn cứ vào cung cầu vốn thực tế trên thị trường. Do vậy, tự do hóa lãi suất là mục tiêu cần hướng tới để đảm bảo sự vận hành của thị trường về cơ bản tuân theo qui luật cung cầu, phân bổ nguồn vốn hợp lý. Song với thực trạng nền kinh tế đang phải đối mặt cùng với những bất cập của thị trường tiền tệ thì áp dụng cơ chế kiểm sốt lãi suất trực tiếp là cần thiết, và từng bước tạo dựng những điều kiện cần thiết để tự do hóa lãi suất. - Trước mắt là phải thiết lập một mức lãi suất cơ bản định hướng được lãi suất thị trường. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, để có thể phát huy được