SƠ LƢỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tín chấp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 40 - 43)

5 .K ủa Lu ận văn

2.1 SƠ LƢỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

2.1.1 Tổng quan ACB và các giai đoạn phát triển:

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24/04/1993, và Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động đặt trụ sở chính đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai Q.3 TP.HCM.

(Nguồn: www.acb.com.vn)

Các giai đoạn phát triển của ACB:

Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB.

Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên

của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa năm 1997.

Giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý

chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở.

Giai đoạn 2006 - 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng

khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010; số lượng chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm lần lượt là 19 (2006), 23 (2007), 75 (2008), 51 (2009), và 45 (2010).

Năm 2011 đến cuối năm 2012: ACB đã có những bước tiến mới vượt bậc, tuy nhiên cũng gặp khơng ít khó khăn, trở ngại, AC đã có những chiến lược hợp lý để lèo lái ACB qua giai đoạn khó khăn.

2.1.2 Sơ đồ tổ chức của ACB

2.1.3 Tình hình kinh doanh của ACBTừ năm 2010 đến 2012: Từ năm 2010 đến 2012:

Môi trường kinh doanh:

Năm 2010 nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Bên cạnh đó, những biểu hiện bất ổn liên

quan đến lạm phát và tỷ giá như hệ quả của những yếu điểm trong cấu trúc nền kinh tế đất nước có phần trở nên gay gắt hơn. Điều này đã khiến cho chính sách và mơi trường kinh doanh ngành ngân hàng biến động liên tục. Trong bối cảnh ấy, ACB đã cố gắng điều chỉnh hoạt động một cách linh hoạt để đảm bảo an toàn và duy trì hiệu quả kinh doanh với dư nợ tín dụng tăng gần 40% và tổng huy động tiền gửi khách hàng tăng 24,35%. Cụ thể, tổng huy động từ dân cư tăng 27 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 6,35% thị phần huy động cả nước và hơn 10% thị phần huy động tiết kiệm, còn dư nợ cho vay tăng 24,7 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 3,8% thị phần cả nước.

Kết thúc năm 2011 đầy khó khăn và biến động, ACB một lần nữa tiếp tục khẳng định vị thế một ngân hàng hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam.

Năm 2012, ACB đã ứng phó tốt và khắc phục nhanh sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8/2012. Thanh khoản được đảm bảo; tài sản không thất thoát. Số dư huy động tiết kiệm VND khôi phục trong thời gian ngắn. Trạng thái vàng được xử lý theo đúng tiến độ và chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.

Kết quả kinh doanh:

Về mặt lợi nhuận, năm 2010 Tập đoàn ACB thực hiện được 3.102 tỷ đồng, bằng 86% kế hoạch. Trong đó, hoạt động ngân hàng thương mại đạt 100% kế hoạch. Việc không đạt kế hoạch Tập đoàn chủ yếu bởi Cơng ty Chứng khốn ACBS không đạt chỉ tiêu do diễn biến thị trường bất lợi. Các hệ số tương ứng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn như sau: ROE trước thuế đạt 28,9%, và ROA trước thuế đạt 1,7%.

Về hiệu quả kinh doanh, đến 31/12/2011, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của ACB đạt 36%, trong khi tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình quân (ROAtt) giữ nguyên ở mức 1,7%. Đạt được kết quả này có thể kể đến một nguyên nhân là hiệu quả hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch(CN&PGD) của ACB ngày càng cao. Số dư

huy động và dư nợ cho vay bình quân trên mỗi nhân viên CN&PGD tăng lần lượt 11% và 28% so cùng kỳ 2010. Năm 2011, thời gian trung bình để các CN&PGD mới thành lập trong vịng 24 tháng có lợi nhuận dương ổn định là khoảng 11 tháng, rút ngắn 3 tháng so cùng kỳ năm trước.

Bảng 2.1: Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu bình quân từ năm 2008 – 2012 của ACB (đvt: tỷ lệ %)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

ROE 36,52% 31,76% 28,91% 36,02% 8,5%

ROA 2,68% 2,08% 1,66% 1,73% 0,50%

(Nguồ n: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2008 – 2012)

Về hiệu quả kinh doanh , kết thúc năm 2012, tỷ suất sinh lời trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) và trên tổ ng tài sản bình quân (ROA) của ACB lần lượt là 8,5% và 0,5%, thấp nhất từ trước tới nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tín chấp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w