6. Kết cấu luận văn
2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Để thực hiện đường lối cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước địi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng TTCK ở Việt Nam đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước thơng qua chứng khốn nợ và chứng khốn vốn. Thêm vào đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với sự hình thành và phát triển của TTCK sẽ tạo mơi trường ngày càng công khai và lành mạnh hơn.
Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 7-7,5% trong thời kỳ này, đòi hỏi phải huy động được một nguồn vốn đầu tư rất lớn, nếu chỉ trong cậy vào hệ thống ngân hàng thì sẽ khơng đáp ứng được. Vì thế, thị trường chứng khoán sẽ là một kênh huy động vốn mới.
Chủ trương cổ phần hóa và cần có kênh huy động vốn mới là những nền tảng tạo lập thị trường chứng khốn Việt Nam, ngày 28/11/1996 Chính phủ ban hành nghị định số 75/CP về việc thành lập Ủy ban chứng khốn nhà nước. Tiếp theo đó là nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 14/07/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Ngày 11/07/1998 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 127/1998/QĐ- TTg về việc thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán trực thuộc Ủy ban chứng khoán nhà nước là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 20/07/2000 thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức ra đời với sự kiện Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ giao dịch chứng khốn của các cơng ty niêm yết. (Phụ lục 2)