6. Kết cấu luận văn
3.3 Giải pháp hổ trợ
3.3.4 Phát triển quỹ đầu tư trái phiếu đại chúng và quỹ thị trường tiền tệ
Các nhà đầu tư cá nhân nên duy trì danh mục đầu tư đa dạng bao gồm trái phiếu, cổ phiếu và tiền mặt theo nhiều tỷ lệ khác nhau, tùy thuộc vào những hoàn cảnh và mục tiêu riêng. Vì đặc trưng trái phiếu là có nguồn thanh tốn và hồn trả vốn gốc có thể dự kiến được nên trái phiếu có vai trị quan trọng, đối với các kế hoạch tài chính dài hạn và địi hỏi mức độ an toàn cao như kế hoạch cho việc học đại học của con cái, mua nhà, kế hoạch hưu trí…Ngồi trái phiếu, các cơng cụ trên thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, hợp đồng Repo… cũng là những hình thức đầu tư quan trọng, bởi lẽ nó vừa tạo ra lợi nhuận bổ sung cho DMĐT vừa đảm bảo tính thanh khoản và nhu cầu thu hồi vốn trong ngắn hạn. Nhà đầu tư có thể đầu tư vào trái phiếu và các công cụ trên thị trường một cách trực tiếp hoặc đầu tư một cách gián tiếp thông qua việc mua chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư trái phiếu và quỹ thị trường tiền tệ. Tại Việt Nam, DMĐT của các nhà đầu tư cá nhân gần như hồn tồn khơng có trái phiếu và các cơng cụ thị trường tiền tệ. Một trong những nguyên nhân cản trở nhà đầu tư cá nhân tham gia vào trị trường trái phiếu và thị trường cơng cụ thị trường tiền tệ đó là sự thiếu vắng các quỹ đầu tư trái phiếu đại chúng và quỹ thị trường tiền tệ.
• Dễ dàng tiếp cận thị trường trái phiếu: Trái phiếu thường được giao dịch thông qua các nhà tạo lập thị trường với quy mô giao dịch tương đối lớn, điều này làm cho các nhà đầu tư cá nhân với số tiền đầu tư nhỏ khó tham gia vào thị trường.
Với quỹ đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư với số tiền đầu tư nhỏ có thể dễ dàng có thể đầu tư thơng qua việc mua các chứng chỉ quỹ.
• Đa dạng hóa danh mục đầu tư mà không cần quy mô vốn lớn: Với quy mô vốn lớn được huy động từ các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư trái phiếu có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư trái phiếu như đa dạng hóa loại trái phiếu, đa dạng hóa chủ thể phát hành, đa dạng hóa mức xếp hạng tín nhiệm, đa dạng hóa kỳ hạn… thơng qua đó làm giảm rủi ro của DMĐT. Nhà đầu tư riêng lẻ với quy mơ vốn hạn chế vẫn có thể được hưởng lợi ích của việc đa dạng hóa thơng qua việc mua chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu.
• Dịch vụ quản lý đầu tư chuyên nghiệp: Thị trường trái phiếu tương đối phức tạp, đòi hỏi những kỹ năng phân tích và đầu tư riêng biệt. Quỹ đầu tư trái phiếu được quản lý bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giao dịch trên thị trường trái phiếu. Hoạt động đầu tư của quỹ được tiến hành một cách cẩn trọng và có kỷ luật. Khi mua chứng chỉ quỹ đầu tư sẽ không mất thời gian, cơng sức để tìm hiểu, cập nhật và phân tích thơng tin.
• Tính thanh khoản: Đầu tư vào trái phiếu với quy mô nhỏ có thể gây những khó khăn nhất định cho nhà đầu tư khi muốn bán các khoản đầu tư này. Chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu sẽ có tính thanh khoản cao hơn so với các khoản đầu tư trái phiếu riêng lẻ.
Để có thể sớm hình thành quỹ đầu tư trái phiếu đại chúng cần có những giải pháp và nỗ lực từ nhiều phía như:
- UBCKNN, Bộ Tài Chính cần có những hướng dẫn cụ thể, các biện pháp nhằm khuyến khích các CTQLQ hình thành và phát triển quỹ đầu tư trái phiếu đại chúng, khuyến khích nhà đầu tư cá nhân tham gia hình thức đầu tư này.
- Các CTQLQ có thể coi đây như một cơ hội, cần tích cực xúc tiến nghiên cứu và triển khai sản phẩm này.
- UBCKNN, các CTQLQ cần có các biện pháp quảng bá nhằm nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư về trái phiếu và quỹ đầu tư trái phiếu, những lợi ích của quỹ đầu tư trái phiếu.
Kết luận chương 3
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 13 năm hình thành và phát triển, tuy nhiên việc ứng dụng mơ hình tài chính hiện đại của thế giới để xây dựng DMĐT cũng như kiến thức về chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân vẫn còn nhiều hạn chế. Chương 3 của luận văn đã đề xuất những giải pháp để nâng cao việc dụng lý thuyết Markowitz vào việc thiết lập DMĐT hiệu quả trên TTCKVN. Ngồi ra, cịn đề xuất hai nhóm giải pháp chính đối với nhà đầu tư cá nhân, đối với các CTQLQ và các giải pháp hổ trợ từ Chính phủ, UBCKNN nhằm nâng cao khả năng ứng dụng lý thuyết Markowitz để xây dựng DMĐT hiệu quả cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
KẾT LUẬN
Sự ra đời và phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam là một bước tiến quan trọng, một dấu son trong chặng đường đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Với những nỗ lực không ngừng của Đảng và Nhà nước trong việc tạo mọi điều kiện nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường thơng qua các chính sách hỗ trợ tích cực, cho đến thời điểm này TTCK Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn khởi đầu khó khăn để hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
Qua kết quả nghiên cứu đề tài “Ứng dụng lý thuyết Markowitz để xây dựng DMĐT hiệu quả cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khốn Việt Nam” chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đây: Trong 13 năm qua, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực, đã thực sự trở thành một kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế bên cạnh các kênh huy động vốn truyền thống khác. Đặc biệt, TTCK giữ vai trò to lớn trong việc tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán trên thị trường, điều này đã tác động rất tích cực đến các chức năng của TTCK như huy động vốn đầu tư, là môi trường đầu tư của công chúng và thực hiện các chính sách vĩ mơ của Chính phủ... Sau 13 năm hoạt động, TTCK đã có những bước tiến dài vượt bậc cả về qui mô và chất lượng hàng hóa. Tổng giá trị vốn hóa trên thị trường đến thời điểm 09/2013 đạt trên 902 nghìn tỷ đồng. Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường ngày càng tăng, tính đến 9/2013 đã có trên 1,2 triệu tài khoản giao dịch, trong đó có hơn 16.000 tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, TTCK Việt Nam cũng đang bộc lộ những hạn chế của nó, đó là sự bất cân xứng về thơng tin giữa các nhà đầu tư, là tính hiệu quả của thị trường, là sự minh bạch trong quản lý về đấu giá và thông tin của các công ty niêm yết, là sự quá tải về cơ sở hạ tầng…. Về phía các nhà đầu tư mà đặc biệt là rất nhiều các nhà đầu tư cá nhân, họ tham gia vào thị trường với ý nghĩ kiếm lời trong ngắn hạn, đầu tư vào cổ phiếu và chờ bán lại với giá cao hơn, khơng cần phân tích cơng ty hoạt động như thế nào và xu hướng thị trường ra sao, không quan tâm đến việc ứng dụng các lý thuyết tài chính trong đầu tư. Như vậy, với các nhà đầu tư cá nhân chưa am hiểu nhiều về thị trường, chưa trang bị các kỹ thuật phân tích cơ bản thì dường như họ
khơng được “bảo vệ” trước các nhà đầu tư chuyên nghiệp, trước nguy cơ rủi ro của thị trường.
Kết quả nghiên cứu ở chương 2 của luận văn đã cho thấy rằng: Khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất đến vấn đề làm sao để có lợi nhuận và tiếp theo là dựa vào các chỉ số tài chính, tìm kiếm thơng tin liên quan của doanh nghiệp và các yếu tố vĩ mô. Hầu hết nhà đầu cá nhân trong mẫu điều tra xem nhẹ việc ứng dụng lý thuyết Markowitz để thiết lập một DMĐT hiệu quả. Nghiên cứu ở chương 2 còn đưa ra kỹ thuật lựa chọn, kết hợp các chứng khoán để xây dựng một DMĐT hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro nhưng vẫn đảm bảo tỷ suất sinh lợi của danh mục, giúp cho các nhà đầu tư cá nhân có thêm cơng cụ lựa chọn nhằm hạn chế rủi ro khi tham gia đầu tư trên thị trường. Từ thực trạng hoạt động của nhà đầu tư cá nhân đã được nghiên cứu trong chương 2, ở chương 3 của luận văn tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng lý thuyết Markowitz để xây dựng DMĐT hiệu quả cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, nội dung của luận văn cũng đã góp phần hồn thiện về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân khi tham gia đầu tư trên TTCK Việt Nam.
Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức, kinh nghiệm về TTCK cịn hạn chế nên luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các Thầy cơ giáo và bạn đọc để luận văn này được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Kim Yến và cộng sự, 2008. Phân tích và đầu tư chứng khốn. Hồ Chí Minh:
Nhà xuất bản Thống kê.
2. Bùi Kim Yến và Thân Thị Thu Thủy, 2008. Thị trường chứng khốn. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
3. Bùi Kim Yến, 2009. Phân tích chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư. Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.
4. CTCP Chứng khoán Vndirect, tra cứu giá lịch sử giá cổ phiếu. <https://w ww.vnd irect. co m.vn/portal/thong-ke-thi-truong-chung-khoan/lich-su-
gia.shtml>. [Ngày truy cập: 5 tháng 10 năm 2013].
5. Đào Lê Minh, 2003. Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và Thị trường chứng khoán. UBCKNN Trung tâm NC & Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khốn.
6. Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
7. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
8. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, lợi nhuận, rủi ro và danh mục đầu tư. <http://sdcc.vn/template/4580_FA08-L11V.pdf>. [Ngày truy cập: ngày 12 tháng 8 năm 2013].
9. Nguyễn Văn Nam và Nguyễn Đức Hiển, 2003. Những vấn đề cơ bản về phân tích và
đầu tư chứng khốn. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
10. Quốc hội, 2006. Luật số 70/2006/QH11, Luật Chứng khoán.
<http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&
mode=detail&document_id=80082>. [Ngày truy cập: ngày 15 tháng 9 năm 2013]. 11. Tạp chí tài chính, 2013. Nhìn lại thị trường chứng khốn Việt Nam sau 13
năm. <http://tapchitaichinh.vn/Bao-cao-va-thong-ke-tai-chinh/Nhin-lai-thi-truong- chung-khoan-Viet-Nam-sau-13-nam/29330.tctc>. [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm 2013].
12. Trần Ngọc Thơ và Vũ Việt Quảng, 2007. Lập mơ hình tài chính. Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
13. Trung tâm lưu ký chứng khoán, thống kê số liệu nhà đầu tư cá nhân. <http://www.vsd.vn/tra-cuu-thong-ke.htm>. [Ngày truy cập: ngày 25 tháng 10 năm 2013].
Danh mục tài liệu tiếng Anh
14. Hair, Black, Babin, Anderson and Tatham, 2005: Multivariate Data Analysis, Sisth edition, Prentice Hall.
15. Markowitz, Harry M., 1952: Portfolio Selection. Journal of Finance, 7: 77-91. 16. Markowitz, Harry M., 1991: Foundations of Portfolio Theory. Journal of
Finance, American Finance Association.
17. Rielly, F. K. and Brown, K. C., 2002, Investment Analysis and Portfolio Management. Thomson South – Western.
Phụ lục 1 : phương pháp và cơng thức tính lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro
1.Lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro của chứng khoán riêng lẻ:
◆ Lợi nhuận kỳ vọng ( Expected Return )
Thông thường sau khi kết thúc một khoản đầu tư, nhà đầu tư có thể dễ dàng tính tốn được tỷ suất lợi nhuận của khoản đầu tư này. Nhưng vấn đề là ở chỗ trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào một loại chứng khốn nhà đầu tư cần phải ước tính trước thu nhập mà nhà đầu tư sẽ có thể nhận được để quyết định có đầu tư hay không hoặc lựa chọn giữa các phương án đầu tư khác nhau. Đây là vấn đề rất khó khăn phức tạp, nhà đầu tư phải ra quyết định trong trường hợp bất định. Để giải quyết vấn đề này, Markowitz đã sử dụng khái niệm kỳ vọng trong lý thuyết xác suất thống kê để đưa ra một khái niệm mới trong tài chính đó là lợi nhuận kỳ vọng ( Expected Return). “ Tỉ suất lợi nhuận kỳ vọng (LNKV) chỉ đơn giản là bình quân có trọng số của các tỉ lệ thu nhập có khả năng xảy ra trong đó trọng số là xác suất xảy ra của mỗi khả năng.”
Ta có cơng thức :
Trong đó: Er : Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng
Ri tỉ lệ là thu nhập trong trường hợp i Pi sác xuất xảy ra trường hợp i
Trên thực tế các nhà đầu tư có thể khơng sử dụng phương pháp phân tích kịch bản (Scenario Analysis) như ở trên mà thơng thường họ sẽ tính tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng bằng cách tính tỷ suất lợi nhuận trung bình của các thời kì trong q khứ.
Trong đó: Ri là tỉ lệ thu nhập trong thời kì i n là tổng số thời kì có số liệu thu thập.
R : Là lợi nhuận trung bình của các thời kỳ
◆ Rủi ro của chứng khốn riêng lẻ ( Risk )
•Định nghĩa rủi ro:
Rủi ro tồn tại khi có sự khơng chắc chắn về tương lai. Các nhà đầu tư gần như gặp rất nhiều khó khăn trong việc tính tốn và lượng hố rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Cho đến khi các nhà toán học bước chân vào lĩnh vực này họ vận dụng các công cụ và phương pháp thống kê để tạo ra phương pháp đo lường rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Ta có định nghĩa rủi ro: “Rủi ro là biên độ rộng hẹp của mức sinh lời. Biên độ hay độ phân tán của mức sinh lời là thước đo xem một mức sinh lời vào một thời gian cụ thể nào đó khác biệt như thế nào so với mức sinh lợi kỳ vọng (bình qn). Nếu mức sinh lợi có biên độ dao động càng lớn khì khoản sinh lời đó càng khơng chắc chắn, ngược lại nếu biên độ dao động càng nhỏ thì khoản đầu tư này càng ít rủi ro”.
•Phương pháp đo lường rủi ro:
Để đo lường mức độ rủi ro (độ phân tán của tỷ suất sinh lời) người ta dùng 2 chỉ tiêu :
Phương sai của lợi nhuận mong đợi:
“ Phương sai của thu nhập mong đợi của một tài sản là tổng bình phương độ lệch của thu nhập mong đợi có nhân trọng số.”
Gọi δ2 là phương sai của thu nhập kỳ vọng
Trong đó: Ri : Thu nhập của CK trong TH i Pi : Xác suất xảy ra THi
Độ lệch chuẩn : Độ lệch chuẩn chính là căn bậc 2 của phương sai
2. Các cơng thức tính hệ số hiệp phương sai, hệ số tương quan:
◆ Cơng thức tính hệ số hiệp phương sai từ các kịch bản dự báo:
Trong đó: CoV (r1; r2): Hệ số tích sai của 2 CK 1 và 2 Pi: Xác suất xảy ra tình huống i.
Er1, Er2: Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của CK1 và CK2 r1i , r2i: Tỷ suất lợi nhuận của CK1 và CK2 tại tình huống i
◆ Cơng thức tính hệ số hiệp phương sai từ dữ liệu quá khứ
Trong đó: CoV (r1; r2) Hệ số hiệp phương sai của TSSL của CK1 và CK2 n : Tổng số thời kỳ thống kê.
r1i , r2i: Tỉ suất lợi nhuận của CK 1 và CK2 trong kỳ i
R1 , R2 : Tỉ suất lợi nhuận trung bình của CK1 và CK2
◆ Cơng thức tính hệ số tương quan:
Trong đó: Cor (r1, r2): Hệ số tương quan
3. Ứng dụng phương pháp ma trận trong tính tốn phương sai của DMĐT: