Khái quát về ACB

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 29)

2.1. Thực trạng ho ạt độ ng tín dụ ng ủa ACB

2.1.1. Khái quát về ACB

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

ACB được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp.HCM cấp ngày 13/05/1993 và ngày 04/06/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động.

Giai đoạn 1993 – 1995: đây là giai đoạn hình thành nên ACB, với đội ngũ những người sáng lập có năng lực tài chính, học thức, kinh nghiệm thương trường và kinh doanh theo định hướng thận trọng trong việc cấp tín dụng cung ứng sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có, đã tạo nên sự khác biệt và thành công cho ACB đến hôm nay.

Giai đoạn 1996 – 2000: năm 1996 ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa cơng nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000, cơ cấu tổ chức được thay đổi theo hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngồi các khối, cịn có các phịng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch. Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống, sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

Giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và ngân hàng Standard Chartered ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và NHTMCP Sài

Gịn trở thành cổ đơng chiến lược của ACB. ACB triển khai q trình hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền cơng nghệ lõi hiện nay, và (iv) lắp đặt hệ thống máy ATM.

Giai đoạn 2006 – 2010: Ngày 31/10/2006 mã cổ phiếu ACB chính thức được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập Cơng ty Cho th tài chính ACB; cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác như Công ty Open Solutions để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, với ngân hàng Standard Chartered về phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng năm 2007 và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng năm 2008. Đến năm 2009, ACB hồn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, xây dựng mơ hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Năm 2010, ACB xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai, phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (telesales). Trong giai đoạn này ACB được NN Việt Nam tặng hai huân chương lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Năm 2011: từ đầu năm ACB đã định hướng chiến lược phát triển của mình cho giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn 2020. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật VN và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Đến cuối năm, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun tại TPHCM với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD; ngoài ra, Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng tiêu

chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Trong năm này, ACB đã đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch.

Năm 2012: 08/2012 đã xảy ra một sự cố làm tác động đáng kể đến nhiều hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động vốn và kinh doanh vàng. ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra và nhanh chóng khơi phục tồn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong 2 tháng sau đó. Tuy tổng tiền gửi của khách hàng có giảm nhưng huy động tiết kiệm VND của ACB tăng trưởng 16,3% so với đầu năm. Lợi nhuận năm không như kỳ vọng nhưng vẫn chấp nhận được trong bối cảnh mơi trường hoạt động năm 2012 đầy khó khăn và phải xử lý tồn đọng về vàng. Cũng trong năm này, ACB đã thành lập thêm 16 CN và PGD.

2.1.1.2. Chính sách tín dụng hiện hành của ACB

Trong chính sách tín dụng hiện hành của ACB, có 11 nhóm tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng, kiểm sốt và đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay của ACB với các cấp độ khác nhau: nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế, nhóm khơng cấp tín dụng và nhóm chấp dứt cấp tín dụng; và được chia thành 2 nhóm lớn sau:

Nhóm xét duyệt: đối tượng khách hàng, ngành ngề kinh doanh, tình hình tài chính,

nguồn trả nợ, vị trí địa lý, tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo. - Đối tượng khách hàng mục tiêu:

+ KHCN có thu nhập rõ ràng, có tích lũy, nghề nghiệp ổn định, địa vị xã hội rõ ràng và khơng có khả năng dùng địa vị xã hội tác động trực tiếp lên việc thực hiện quyền của ACB, quan hệ xã hội lành mạnh, lịch sử tín dụng tốt, có năng lực hành vi dân sự, có thái độ hợp tác tốt với ACB.

+ KHDN có ngành nghề hoạt động rõ ràng và tập trung, lịch sử tín dụng tốt, đội ngũ điều hành có kinh nghiệm, cơ cấu sở hữu và cổ đơng rõ ràng, có thái độ hợp tác tốt với ACB.

- Ngành nghề kinh doanh: tập trung cho vay các doanh nghiệp, cá nhân hoạt

cảm với thời tiết và các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt. Một trong số ngành ưu tiên như: bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng, hàng công nông lâm nghiệp; chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống, thức ăn chăn nuôi, chế biến thủy hải sản; sản xuất đồ gia dụng, thiết bị văn phịng; sản xuất hóa chất cơ bản, hạt nhựa, cao su tổng hợp; sản xuất mỹ phẩm, giày dép,…

- Tình hình tài chính: chủ yếu là các chỉ số giúp đánh giá mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính,… của khách hàng.

- Nguồn trả nợ: dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc chắn của dòng tiền, nguồn trả nợ bằng tổng thu trừ đi tổng chi.

- Vị trí địa lý: tập trung cho vay các khách hàng có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần nơi ACB có trụ sở, có cơ sở hạ tầng phát triển,… để dễ dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng một các trọn gói, thuận tiện cho việc gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra tình hình khách hàng vay.

- Tài sản đảm bảo: việc phân loại dựa trên độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu.

- Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo: tùy thuộc vào phân nhóm khách hàng, theo cấp phê duyệt, độ ổn định về giá trị tài sản, thanh khoản và các rủi ro khác… sẽ có tỷ lệ cho vay chuẩn khác nhau.

Nhóm kiểm sốt: sản phẩm tín dụng, kỳ hạn cho vay và loại tiền vay, quy mô

khoản vay và kênh phân phối.

- Sản phẩm tín dụng: dựa vào tính chất sản phẩm như mục đích sử dụng, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, khách hàng mục tiêu,… và các chính sách chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và chính sách quản trị rủi ro tín dụng của ACB tại từng thời kỳ.

- Kỳ hạn và loại tiền, quy mô khoản vay, kênh phân phối tùy thuộc vào chính sách tín dụng từng thời kỳ.

Khi phân tích và thẩm định KH, mỗi khách hàng sẽ được xếp vào một trong bốn nhóm sau:

- Nhóm cấp tín dụng bình thường: là các khách hàng thỏa các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) đều thuộc nhóm “cấp tín dụng bình thường”, và các tiêu chí cịn lại khơng có tiêu chí nào thuộc nhóm “hạn chế cấp tín dụng” hay “khơng cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”.

- Nhóm hạn chế cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “hạn chế cấp tín dụng” và các tiêu chí cịn lại khơng có tiêu chí nào thuộc nhóm “khơng cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”.

- Nhóm khơng cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “khơng cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”.

- Nhóm chấm dứt cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “chấm dứt cấp tín dụng”.

Chính sách tín dụng hiện hành của ACB dựa trên nguyên tắc thận trọng, thực hiện với phương châm “chỉ cho vay khi kiểm soát tốt rủi ro”. ACB đã tiến hành đánh giá lại các khoản vay cấp tín dụng hiện hữu và tuyển chọn, duy trì những khách hàng tốt, có uy tín trả nợ; đồng thời thu hẹp các khoản tín dụng được xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho ACB.

2.1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB

ACB là ngân hàng luôn tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định trong suốt 20 năm hoạt động, ACB đạt được nhiều thành tích nổi bật như được tạp chí Euromoney bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam (07/2012), là một trong những ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, ACB cịn là ngân hàng có tổng tài sản và vốn huy động lớn nhất trong nhóm NHTMCP, cơ cấu tài sản an

toàn và tốc độ tăng trưởng nhanh. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của ACB qua các năm sau đây:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của ACB giai đoạn 2010 - 2012

Đvt: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Giá trị Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản 167.724 205.103 22,29% 281.019 37,01% 176.308 -37,26% Tổng vốn huy động 134.502 183.132 36,16% 234.503 28,05% 159.500 -31,98% Tổng dư nợ cho vay 62.358 87.195 39,82% 102.809 17,91% 102.815 0,01% Lợi nhuận trước thuế 2.838 3.102 9,30% 4.203 35,49% 1.043 -75,18%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010, 2011, 2012)

Tổng tài sản của ACB tăng dần qua các năm, từ 205.103 tỷ đồng năm 2010 đã tăng lên 281.019 năm 2011, tăng 37%. Nhưng đến năm 2012, tổng tài sản giảm còn 176.308 tỷ đồng, nguyên nhân giảm chủ yếu là do giảm nguồn vốn huy động vàng theo chủ trương của NHNN; việc mở rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư và tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn; thanh khoản được ưu tiên phục vụ chi trả trong thời gian xảy ra sự cố và phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng.

Mặc dù vẫn còn gặp nhiều bất lợi do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như ACB phải đối mặt với nhiều biến động thanh khoản trên thị trường nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của ACB luôn đảm bảo mức tăng trưởng phù hợp, huy động 183.132 tỷ đồng và dư nợ 87.195 tỷ đồng, và tăng dần

qua các năm trung bình tăng 20%/năm. Năm 2012, tuy chưa cao nhưng huy động vẫn ở mức ổn định là 159.500 tỷ đồng, đây là điểm đáng khích lệ trong bối cảnh ACB đã tuân thủ trần lãi suất huy động.

Hiệu quả sử dụng vốn vay của ACB năm 2010 là 0.48%, năm 2011 còn 0.44% và đến 2012 tăng lên 0.64%, lý do hiệu quả này chưa cao là vì những năm qua tình hình kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh khách hàng, làm cho họ không chủ động trong việc thu hồi công nợ để trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng, gây ra rủi ro nợ xấu ngân hàng tăng cao. Do đó, ACB cho vay theo nguyên tắc thận trọng tức chỉ cho vay khi kiểm soát tốt rủi ro.

Hình 2.1: Quy mơ hoạt động của ACB giai đoạn 2010 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010, 2011, 2012)

Lợi nhuận trước thuế: ACB đã có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2010, tuy nhiên tốc độ tăng này đã giảm còn 1.043 tỷ đồng năm 2012. ACB cũng không trách khỏi những ảnh hưởng từ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, và ACB đã thực hiện nghiêm túc triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN, điều này làm cho hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận giảm so với năm trước

Hình 2.2: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2010 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010, 2011, 2012)

2.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng của ACB

Cho vay là hoạt động chủ yếu của ACB và nó quyết định phần lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng như quá trình chu chuyển vốn của ngân hàng. Vì vậy, việc phân tích dư nợ cho vay theo các chỉ tiêu sau sẽ làm rõ hơn về thực trạng hoạt động tín dụng của ACB.

2.1.2.1. Phân tích tín dụng theo loại tiền tệ

Phân loại dư nợ cho vay theo loại tiền được phân theo hai nhóm chính: VND và vàng, ngoại tệ. Chi tiết được thể hiện ở bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay theo loại tiền tệ giai đoạn 2010 – 2012

Đvt: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

VND 65.527 75,15% 75.655 73,59% 83.958 81,66%

Vàng, ngoại tệ 21.668 24,85% 27.154 26,41% 18.857 18,34%

TỔNG 87.195 100,00% 102.809 100,00% 102.815 100,00% (Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010, 2011, 2012)

Dư nợ cho vay chủ yếu ở VND, chiếm tỷ trọng tương đối cao trung bình 75% và tăng dần qua các năm. Năm 2010, cho vay bằng VND là 65.527 tỷ đồng chiếm 75,15%, còn với vàng, ngoại tệ là 21.668 tỷ đồng chiếm 24.85%. Qua năm 2011, dư nợ tăng 102.809 tỷ đồng, trong đó VND chiếm 73,59% và vàng, ngoại tệ là 26,41%. Đến năm 2012, do biến động về vàng lớn cộng thêm phải thực hiện theo chỉ thị của NHNN về việc cắt giảm cho vay vàng và ngoại tệ nên tỷ trọng cho vay bằng vàng, ngoại tệ giảm do đó tỷ trọng đã giảm cịn 18,34% nhưng bù lại ACB lại tập trung cho vay bằng VND với dư nợ đạt 83.958 tỷ chiếm 81,66% trong tổng dư nợ cả năm.

2.1.2.2 Phân tích tín dụng theo ngành nghề kinh doanh

Phân tích theo ngành nghề kinh doanh cho thấy chiến lược tăng trưởng tín dụng của ACB vào từng loại ngành nghề khác nhau, số liệu chi tiết được thể hiện ở bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh tế 2010 – 2012

Đvt: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w