Nhu cầu người học ở ký túc xá

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 101)

Các tiêu chí 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013

Tổng diện tích phịng ở (m2) 5,000 5,000 5,000 Người học có nhu cầu về phịng ở (người) 4,550 4,720 4,605 Số lượng người học được ở ký túc xá 1,608 1,608 1,601 Diện tích bình qn trên đầu người học ở

ký túc xá (m2/người) 3.1 3.1 3.1

(Nguồn: Phòng quản trị đời sống) Người học có nhu cầu về phịng ở thì cao nhưng ký túc xá của trường đáp ứng chỉ được khoảng 35% nhu cầu về phòng ở ký túc xá.

3.2.7 Các hoạt động khác liên quan đến chất lượng dịch vụ đào tạo

STT Các hoạt động Số lần tổ

chức/năm

Số lượng người tham gia

1 Tổ chức tư vấn tuyển sinh 5 4,000 lượt người

2 Tổ chức đón tiếp tân sinh viên 3 hệ cao đẳng, hệ trung học chuyên nghiệp, hệ cao đẳng nghề.

3 Tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm

3 3,000 sinh viên

4 Tổ chức hoạt động giao lưu sinh viên giữa các khoa và các trường khác

2 500 sinh viên

5 Tổ chức lễ tốt nghiệp 1 800 sinh viên cao đẳng

6 Tổ chức thảo luận kỹ năng 1 200 sinh viên

7 Tổ chức cuộc thi học thuật 1 500 sinh viên

8 Tổ chức hội thao, văn nghệ 1 1,000,000 sinh viên

Tóm tắt:

(Nguồn: Phịng cơng tác chính trị học sinh sinh viên) Chương 3 trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao Thắng, các ngành nghề đào tạo, cơ cấu tổ chức của trường. Thực trạng các yếu tố đảm bảo giá trị cảm nhận về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường. Trong tổng số 10,702 sinh viên, sinh viên cao đẳng chiếm 65.1%, học sinh trung cấp chuyên nghiệp chiếm 24.74%, sinh viên cao đẳng nghề chiếm 12.25%. Tồn trường có 268 giảng viên (đã qui đổi), tỉ lệ người học trên giảng viên là 39.93. Tỉ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ là 35.55% và tiến sĩ là 1.62%. Diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo trên sinh viên là 2.26m2. Tổng số đầu sách trong thư viện nhà trường là 10,770 tương đương với 45,725 cuốn sách. Trường Cao Thắng chưa trang bị thư viện điện tử để phục vụ người học và cán bộ giảng viên trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học.

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ CẢM NHẬN VỀ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ

THUẬT CAO THẮNG

Chương 4 này đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị cảm nhận về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Cao Thắng dựa vào kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở chương 2 và thực trạng các yếu tố được trình bày chương 3.

4.1 Quan điểm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Cao Thắng

Khi đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Cao Thắng dựa trên các quan điểm chính như sau:

Giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận chất lượng dịch vụ đào tạo đề xuất phải dựa trên mơ hình giá trị cảm nhận của người học tại Trường Cao Thắng làm cơ sở.

Giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận chất lượng dịch vụ đào tạo đề xuất phải có tính khả thi với tình hình năng lực của Trường Cao Thắng.

Giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận chất lượng dịch vụ đào tạo đề xuất mang tính lịch sử theo giai đoạn.

4.2 Các giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận về chất lượng dich vụ đào tạo

4.2.1 Nhóm giải pháp từ giá trị hình ảnh có ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo

Kết quả thực hiện cho thấy giá giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo bị tác động bởi hình ảnh cảm nhận về nhà Trường, như vậy nhà Trường cần chú trọng vào việc xây dựng hình ảnh và danh tiếng của mình để gia tăng cảm nhận của sinh viên về giá trị hình ảnh của Trường:

 Khẳng định vị thế của trường về danh tiếng và bề dày lịch sử trong hoạt động đào tạo hơn 100 năm qua, với đội ngũ cán bộ giảng dạy nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao. Đây là thuận lợi cho quá trình xây dựng thương hiệu cho Trường, để khẳng định vị thế của Trường so với các Trường bạn trong khu vực.

 Trường phải tiên phong về khả năng cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho các nhà tuyển dụng nguồn nhân lực.

 Cần phải xây dựng mối quan hệ tốt với các trường trung học phổ thông trong khu vực và các tỉnh lân cận, tổ chức các buổi giới thiệu, giao lưu, tư vấn nghề nghiệp, giải đáp các vướng mắc mà các em đang gặp phải trong quá trình quyết định chọn ngành, chọn trường để dự thi.

 Đưa tiếng tăm của Trường đến với công chúng rộng rãi hơn thông qua việc tham gia các chương trình truyền hình, các hoạt động văn nghệ, các hoạt động thể thao hay quân sự, các cuộc thi tay nghề cấp thành phố hay khu vực.

 Thực hiện truyền thông các thế mạnh của trường trong hoạt động đào tạo để đưa danh tiếng và uy tín của trường đến với cơng chúng.

 Phát huy tốt việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà Trường và gia đình sinh viên: thông báo kịp thời về tác phong học tập và kết quả học tập của sinh viên đến gia đình.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về mức độ cảm nhận giá trị hình ảnh giữa các ngành học khác nhau. Mức độ cảm nhận giá trị hình ảnh theo thứ tự giảm dần ở người học chun ngành cơng nghệ kỹ thuật cơ khí, cơng nghệ kỹ thuật ơtơ, công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, công nghệ kỹ thuật điện tử, kế tốn, kỹ thuật nhiệt, cơng nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ cơ điện tử. Nghĩa là người học chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí đánh giá cao giá trị hình ảnh tác động đến cảm nhận về chất lượng dịch vụ đào tạo. Phải phân chia theo đối tượng chuyên ngành khi thực hiện giải pháp này.

4.2.2 Nhóm giải pháp từ sự tiếp cận có ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo

Kết quả thực hiện cho thấy sự tiếp cận của sinh viên ảnh hưởng đến việc đánh giá chất lượng dịch vụ của nhà trường, như vậy nhà trường cần chú trọng vào:

 Cán bộ quản lý phải quan tâm giải quyết các vấn đề về thủ tục hành chính của sinh viên khi đến liên hệ.

 Giao tiếp với sinh viên phải niềm nở, lịch sự, khơng nên có thái độ làm khó hay la mắng sinh viên. Cần phải tập huấn kỹ năng giao tiếp cho các cán bộ quản lý. Phải nhắc nhở (hoặc yêu cầu sửa đổi bằng văn bản) thái độ làm việc của những

50

cán bộ quản lý mà nhiều sinh viên phàn nàn thông qua cuộc đối thoại giữa sinh viên và lãnh đạo nhà trường hàng năm.

 Cần có sự phối hợp giữa các phòng ban trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh của sinh viên khi thơng báo của các phịng ban khơng thống nhất với nhau, tránh có thái độ làm việc đùn đẩy trách nhiệm gây khó khăn cho sinh viên.

 Định kỳ xem xét và đổi mới công tác quản lý bằng cách xây dựng hệ thống các qui định/thủ tục hành chính, các hướng dẫn bằng văn bản một cách rõ ràng, dễ hiểu, không mâu thuẫn với nhau gây khó khăn cho cán bộ quản lý cũng như sinh viên trong quá trình thực thi. Nhà trường định kỳ lấy ý kiến của sinh viên về sự tiếp cận để từ đó khơng ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của mình.

 Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực ở lĩnh vực này vì yếu tố con người là chìa khóa quan trọng, cụ thể là: (1) Hiện tại phịng đào tạo của trường chỉ có 04 cán bộ quản lý để phục vụ cho 10.702 người học (bảng 3.1) nên khối lượng công việc mà họ đảm nhận rất lớn, quá tải nên dẫn đến cách làm việc không hiệu quả, hay la mắng sinh viên. Do vậy, cần phải bổ sung nhân lực để giảm bớt khối lượng công việc để phục vụ tốt hơn cho sinh viên. (2) Tái tổ chức và bố trí lại nhân viên phịng cơng tác chính trị và học sinh sinh viên. (3) Tập trung công tác đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên các phòng ban, thường xuyên cho nhân viên phòng ban học thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, đặc biệt là các lớp nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên. (4) Thay đổi chính sách lương bỗng và đãi ngộ hiện tại đang gây bất mãn cho nhân viên phòng ban.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về mức độ cảm nhận sự tiếp cận giữa các ngành học khác nhau. Mức độ cảm nhận sự tiếp cận theo thứ tự giảm dần ở người học chun ngành kế tốn, cơng nghệ kỹ thuật cơ khí, cơng nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, cơng nghệ kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, công nghệ cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật ôtô, kỹ thuật nhiệt. Phải phân chia theo đối tượng chuyên ngành khi thực hiện giải pháp này.

51

4.2.3 Nhóm giải pháp từ giá trị chức năng và hiểu biết có ảnh hưởng đến cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị chức năng và hiểu biết là nhóm yếu tố tác động mạnh nhất trong mơ hình, muốn có sự thay đổi tích cực trong cảm nhận của người học về chất lượng dịch vụ đào tạo thì nên tập trung vào nhóm nhân tố này, cứ 1 điểm nhân số gia tăng trong cảm nhận của sinh viên về giá trị chức năng và hiểu biết thì điểm số đánh giá chung lại tăng đồng biến được 0.378 điểm. Cụ thể là:

 Nhà trường phải xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động phù hợp với chuyên ngành mà trường giảng dạy, đồng thời phải liên lạc với các cựu sinh viên của trường đã có cơng việc ổn định để có thơng tin việc làm đến với các sinh viên năm cuối. Phải thông báo rộng rãi các thông tin về việc làm đến với tất cả sinh viên của trường thông qua website, bản tin của khoa và trường. Trường phải thành lập ban họăc phòng tư vấn giới thiệu việc làm, tách ra khỏi phịng cơng tác chính trị học sinh sinh viên như hiện nay.

 Tạo điều điện định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngay trong quá trình học tập, từ đó học tự tin vào khả năng tìm việc và làm việc sau khi ra trường để giá trị chức năng được cảm nhận cao hơn.

 Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng xin việc làm cho sinh viên năm cuối.

 Tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ sinh viên với doanh nghiệp, từ đó sinh viên biết doanh nghiệp cần gì mà chuẩn bị cho tương lai. Về phía doanh nghiệp thì tuyển dụng được nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công việc.

 Với biến “Tôi được trang bị kiến thức chuyên ngành cả về lý thuyết và thực hành”, do vậy giảng viên tự cập nhật kiến thức và công nghệ mới vào các mơn chun ngành. Bên cạnh đó,nhà trường cần tạo điều kiện để giảng viên tham gia hội thảo chuyên đề khoa học, các khóa đào tạo ngắn hạn, đi thực tiễn nhằm tìm hiểu và nắm bắt những vấn đề mới trong chuyên môn.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về mức độ cảm nhận giá trị chức năng và hiểu biết giữa các ngành học khác nhau. Mức độ cảm nhận sự tiếp cận theo thứ tự giảm dần ở người học chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí, cơng nghệ kỹ thuật điện – điện tử, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, cơng nghệ cơ

52

điện tử, kế tốn, cơng nghệ kỹ thuật ơtơ, kỹ thuật nhiệt, công nghệ thông tin. Phải phân chia theo đối tượng chuyên ngành khi thực hiện giải pháp này.

4.2.4 Các giải pháp khác

Nhà trường cũng đã thực hiện những hoạt động liên quan đến chất lượng dịch vụ đào tạo như tư vấn tuyển sinh, đón tiếp tân sinh viên, giới thiệu việc làm… Tuy nhiên, số lần tổ chức cịn q ít, thơng tin gửi đến người học cịn chậm và tính phổ biến chưa cao. Do vậy nhà trường nên:

 Tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm nên tổ chức cho từng khoa, từng ngành, số lần là 3 lần/năm/khoa.

 Thường xuyên tổ chức các lớp kỹ năng.

 Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm cho từng chuyên ngành, mời các chuyên gia nói về học thuật.

 Tăng cường liên kết với doanh nghiệp để đưa sinh viên đi tham quan thực tế, tiếp thu cơng nghệ mới.

Tóm tắt:

Chương này đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao giá trị cảm nhận về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Cao Thắng thơng qua mơ hình giá trị cảm nhận, bao gồm những giải pháp về giá trị hình ảnh, sự tiếp cận, giá trị chức năng và hiểu biết và một số giải pháp khác.

KẾT LUẬN

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là khảo sát giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trường từ đó đưa ra giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận về chất lượng dịch vụ đào tạo Trường Cao Thắng.

Nghiên cứu được bắt đầu từ việc tham khảo các lý thuyết và kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trước đây về giá trị cảm nhận, chất lượng dịch vụ đào tạo. Từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo. Nghiên cứu định tính được thực hiện được bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu (Depth- Interview) nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát cho thang đo. Nghiên cứu định lượng thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp sinh viên thông qua bảng câu hỏi. Mẫu nghiên cứu chiếm tỉ lệ 5% tổng thể, được lựa chọn theo phương pháp hạn

53

nghạch, phân tầng, với cách lấy mẫu theo tỉ lệ. Có 352 bảng câu hỏi được phát ra, thu về được 341 bảng câu hỏi đạt yêu cầu, tỉ lệ hồi đáp đạt 97.4%. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 18.0. Thang đo được đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Dựa vào kết quả phân tích, mơ hình nghiên cứu đề nghị ban đầu được điều chỉnh, sau đó phân tích hồi qui tuyến tính. Cuối cùng là kiểm định giả thuyết có hay khơng sự khác nhau về cảm nhận sinh viên về chất lượng dịch vụ theo ngành học, niên khóa qua phương pháp phân tích phương sai ANOVA với độ tin vậy 95%.

Từ thực trạng các yếu tố đảm bảo chất lượng của Trường Cao Thắng: về ngành nghề đào tạo gồm 9 ngành bậc cao đẳng hệ chính qui, gồm 7 ngành trung cấp chuyên nghiệp hệ chính qui và 10 ngành bậc cao đẳng nghề. Với 10,702 người học và 268 giảng viên, tỉ lệ người học trên giảng viên là 39.93. Tỉ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ là 35.55% và tiến sĩ là 1.62%. Diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo trên sinh viên là 2.26m2. Tổng số đầu sách trong thư viện nhà trường là 10,770 tương đương với 45,725 cuốn sách. Từ đó đưa ra những nhóm giải pháp về đội ngũ giảng viên cán bộ quản lý như: trường cần bổ sung lực lượng giảng viên để giảm sự chênh lệch về tỉ lệ người học trên một giảng viên thực tại của trường so với tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo, đồng thời bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ giảng viên. Đây là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học: nhà trường đã đạt được tiêu chí diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo trên sinh viên. Tuy nhiên, nhà trường phải cải thiện cơ sở vật chất tốt hơn. Thư viện có 100 chỗ ngồi để phục vụ bạn đọc là không thể

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w