25 2.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
4.4 Các giải pháp hỗ trợ
4.4.1 Từ phía NHNN
Hỗ trợ phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện và phối hợp với các ngân hàng thương mại cùng với các cơ quan có liên quan trong việc phát triển hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt như thanh toán thẻ, chi trả lương qua hệ thống ATM, kết nối hệ thống ATM giữa các ngân hàng thương mại, thu các loại phí, lệ phí, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại qua hệ thống tài khoản ngân hàng hoặc thông qua hệ thống ATM. Nhờ đó, khách hàng sẽ được tiện lợi hơn vì khơng cần tích trữ hoặc sử dụng nhiều tiền mặt để thanh toán, các ngân hàng thương mại thu hút được một nguồn vốn lớn tạm thời nhàn rỗi từ tài khoản thanh toán của khách hàng. Các quy định pháp lý về hoạt động thanh toán, dịch vụ thẻ cần được bổ sung và hồn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển.
Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các ngân hàng thương mại trong việc nâng cấp hệ thống thanh tốn hiện hành để tăng tính hiệu quả của hoạt động thanh toán, đẩy nhanh việc kết nối liên thông mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ, tăng tốc độ xử lý giao dịch, giảm chi phí thanh tốn. Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước cần ban hành các tiêu chuẩn về trang thiết bị như máy ATM, máy POS, phần mềm, các thiết bị hỗ trợ.
Hiện nay, dịch vụ tài chính ngân hàng đã đi vào đời sống của người dân. Một bộ phận lớn dân cư am hiểu và có sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận dân cư vẫn chưa hiểu biết về hoạt động ngân hàng.Chính vì vậy, NHNN cần tăng cường hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc tuyên truyền, giúp cho người dân biết và hiểu về hoạt động ngân hàng. Việc tuyên truyền này được thực
hiện thông qua việc tăng cường phát hành các bài báo, tạp chí, phóng sự, tổ chức các buổi gặp mặt, trao đổi về tài chính ngân hàng, hiệu quả của việc gửi vốn vào ngân hàng với nội dung mang tính dễ hiểu, đại chúng.
Ngân hàng Nhà nước cần mở rộng hợp tác với các tổ chức thanh toán quốc tế, các hiệp hội ngân hàng trong khu vực và trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ thanh tốn và ứng dụng hiệu quả vào hoạt động thanh toán tại Việt Nam.
Một số kiến nghị khác
Xây dựng NHNN có đủ vị thế pháp lý và năng lực để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của một ngân hàng trung ương hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện, trên các lĩnh vực:
Hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt, gắn với các yếu tố thị trường có sự quản lý của Nhà nước;
Thực hiện vai trò thanh tra giám sát một cách hiệu quả theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD;
Đảm nhận vai trị là trung tâm thanh tốn của nền kinh tế và là nơi xử lý quyết toán tập trung cho các hệ thống thanh toán trong nước.
Từng bước tạo dựng được vị thế, vai trị hồn chỉnh của NHNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN về mặt thể chế, chức năng, hoạt động của NHNN cần dựa trên:
Cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ theo đó, Ngân hàng trung ương có thẩm quyền về mặt pháp lý để có thể chủ động huy động các nguồn lực cần thiết trong xã hội nhằm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ đã xác định trong từng lĩnh vực hoạt động của mình.
Điều hành hoạt động của Ngân hàng trung ương phải dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại và được tin học hoá ở hầu hết các mặt nghiệp vụ, trên cơ sở hệ thống quản trị ngân hàng tập trung (corebanking) đáp ứng các yêu cầu mang tính thời đại về tiêu chuẩn kỹ thuật, về tính năng sử dụng, về tính đồng bộ và liên kết, đảm bảo để Ngân hàng trung ương có thể quản lý, điều hành tồn bộ các hoạt động của mình một cách hiệu quả.
Hệ thống thu thập thông tin được thiết kế phải cho phép Ngân hàng trung ương có thể thu thập được đầy đủ các thơng tin phục vụ cho các hoạt động chính sách tiền tệ, thanh tra giám sát, hoạt động của ngân hàng trung ương, trên nguyên tắc các thông tin thu thập được phải khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời từ các TCTD, các thị trường tiền tệ, các hệ thống thanh tốn để có thể sử dụng cho việc phân tích, tổng hợp, đánh giá, dự báo, cảnh báo về những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ và những ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô lên các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng để Ngân hàng trung ương có thể có đối sách thích hợp và kịp thời.
Hệ thống thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng trung ương vận hành phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế được áp dụng cho các hệ thống thanh tốn quan trọng có tính hệ thống. Hệ thống phải được thiết kế theo hướng tập trung hóa các tài khoản quyết tốn của các TCTD, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác tại NHNN, bảo đảm tốc độ và dung lượng xử lý khi các luồng thanh toán của cả nền kinh tế được quyết tốn qua NHNN trong vịng 10 năm tới.
Bảo đảm các yêu cầu về đội ngũ cán bộ và cơ cấu tổ chức:
Đội ngũ cán bộ phải thể hiện được sự đổi mới tư duy về nhận biết và tuân thủ một cách tối ưu những quy luật khách quan của sự vận động của hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng và thể hiện những nhận biết này trong hoạt động quản trị, điều hành của NHNN hiện đại đối với hoạt động của toàn ngành ngân hàng theo hướng tuân thủ các định hướng thị trường Xã hội Chủ nghĩa.
Trình độ của cán bộ cơng nhân viên của Ngân hàng trung ương được nâng cao, có đủ kiến thức và kinh nghiệm, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường, nắm bắt được quy luật khách quan, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế trong điều kiện Việt Nam, khả năng ứng dụng công nghệ thơng tin, phương thức làm việc tiên tiến, có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách, chế độ, thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, phù hợp với những địi hỏi của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Yếu tố con người là then chốt, quyết định đến sự thành cơng của q trình xây dựng Ngân hàng trung ương hiện đại.
Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng hiện đại: hoạt động của hệ thống ngân hàng cần được thực hiện dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ truyền thông và thông tin hiện đại ở hầu hết các mặt nghiệp vụ ngân hàng. Hệ thống hạch tốn kế tốn, thơng tin thống kê dựa trên nền tảng ứng dụng cơng nghệ để đảm bảo NHNN thực hiện có hiệu quả việc hoạch định và thực thi Chính sách tiền tệ, các hoạt động quản lý – điều hành, hoạt động thanh tra, giám sát toàn bộ các hoạt động ngân hàng của nền kinh tế và các hoạt động chức năng khác của NHNN. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ liên kết giữa các TCTD nhằm tạo điều kiện cho từng TCTD phát triển các dịch vụ gia tăng cạnh tranh, đáp ứng kịp thời các dịch vụ ngân hàng tiện ích cho xã hội, tăng vịng quay dịng vốn, hỗ trợ tích cực cho cơng tác quản trị các TCTD.
4.4.2 Từ phía Chính phủ
4.4.2.1 Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát
Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ- tài khóa chặt chẽ, kiểm sốt lạm phát, tiến hành đánh giá lại nhằm cắt giảm đầu tư công, thu – chi ngân sách một cách hợp lý nhằm giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
Hồn thiện mơi trường pháp lý và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt nhập khẩu để giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại và ổn định tỷ giá.
Việc ổn định nền kinh tế vĩ mơ sẽ góp phần ổn định tâm lý và tạo niềm tin của dân chúng đối với chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ.
4.4.2.2 Tái cơ cấu ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng
Việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính là một trong các nội dung của nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế được bộ kế hoạch và đầu tư đưa ra, nhằm hoàn thiện hoạt động của các ngân hàng thương mại theo hướng giảm số lượng, tăng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng và hoạt động ngân hàng. Hiện tại ở nước ta có q nhiều ngân hàng với quy mơ nhỏ, vốn thấp, khả năng cạnh tranh kém. Bên cạnh đó là sự mở rộng q mức quy mơ tín dụng trong điều kiện quản lý thanh khoản của các ngân hàng còn nhiều bất cập, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
Tuy nhiên, việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng là cả một q trình, NHNN cần phải có lộ trình cụ thể và phù hợp. Muốn vậy NHNN nên kiểm tra, rà soát lại thực trạng hoạt động của các ngân hàng và các ngân hàng cũng nên tự đánh giá lại năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh của mình để có giải pháp cụ thể trong tái cơ cấu. Các ngân hàng khi sáp nhập, hợp nhất không nên hướng đến mục tiêu xây dựng ngân hàng to lớn hơn mà phải tập trung vào mục tiêu xây dựng ngân hàng “mạnh” bằng việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm quyền lợi, an toàn của người gửi tiền, nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát bảo đảm chất lượng tài sản...
Mục tiêu lớn của tái cơ cấu đó là tạo một hệ thống ngân hàng đa dạng về loại hình, quan hệ sở hữu và quy mơ; trong đó có các ngân hàng đủ mạnh để có thể cạnh
tranh trong khu vực và quốc tế, có các ngân hàng làm trụ cột cho cả hệ thống ngân hàng trong nước và có các ngân hàng có quy mơ nhỏ và vừa hoạt động trong những phân khúc thị trường khác nhau. Từ những kinh nghiệm quốc tế về quá trình cơ cấu lại ngân hàng, Việt Nam cần thành lập cơ quan, đơn vị tư vấn quá trình cơ cấu lại ngân hàng. Cơ quan này giúp Chính phủ đề ra các giải pháp cụ thể để cải tiến và nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, cần mở rộng vai trị giám sát và nâng cao năng lực của Ngân hàng Nhà nước cũng như thành lập cơ quan chuyên quản lý, giám sát và cung cấp thơng tin tài chính.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trong chương 4 đã trình bày định hướng phát triển của BIDV nói chung và BIDV Sài Gịn nói riêng trong thời gian tới, làm tiền đề cho việc hoạch định các chiến lược cũng như đề ra các giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn dân cư tại BIDV Sài Gòn. Qua việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến huy động vốn dân cư tại BIDV Sài Gịn, tơi đã đề xuất một số kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Ban Giám đốc BIDV Sài Gịn, NHNN và từ Chính phủ như: chiến lược hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm, tối đa giá trị khách hàng, đẩy mạnh công tác truyền thông và marketing, phát triển nền tảng khách hàng vững chắc và tối đa hoá giá trị khách hàng, xây dựng chính sách động lực tài chính hợp lý thông qua cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP, xây dựng chính sách động lực hợp lý thơng qua thưởng huy động vốn, phát triển các dịch vụ bán lẻ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm bán chéo (cross sell), bán kèm (upsale), phát triển mạng lưới giao dịch, xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, gia tăng thời gian giao dich, nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên, hỗ trợ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, tái cơ cấu ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng… nhằm nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn dân cư tại BIDV Sài Gòn.
KẾT LUẬN
Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vừa là thách thức đối với các ngân hàng nhưng cũng là động lực giúp các ngân hàng ngày càng phải hoàn thiện hơn để tạo lập một chỗ đứng vững chắc hơn và phát triển hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Trong cuộc cạnh tranh ấy, cuộc chạy đua giữa các ngân hàng để mở rộng thị phần nguồn vốn huy động là cuộc chạy đua khốc liệt và mang tính thời sự hiện nay. Thị phần huy động vốn tiền gửi là một trong những thước đo đánh giá thái độ, niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Bên cạnh đó, áp lực về việc mở rộng quy mô hoạt động, quy mô vốn cũng như xu hướng cơ cấu lại ngành ngân hàng đã đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với các ngân hàng thương mại trong cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận, phân chia thị phần và khẳng định tên tuổi. BIDV cũng như các NHTM khác cũng có những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức khi thị trường tài chính Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào thế giới. Từ việc phân tích một cách có hệ thống những mặt mạnh, mặt yếu những cơ hội cũng như thách thức, Tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa các lợi thế cạnh tranh, đồng thời phải vượt qua những trở ngại thách thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Sài Gòn trong hoạt động huy động vốn dân cư nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và ổn định. Với các giải pháp được đề nghị trong chương 4, Tơi mong muốn góp phần mở rộng hoạt động huy động vốn dân cư tại BIDV Sài Gịn thơng qua đó góp phần giúp BIDV Sài Gịn mở rộng hoạt động kinh doanh, phát huy vị thế vững chắc của BIDV, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung.
Vì thời gian có hạn và kiến thức chưa được đầy đủ, luận văn sẽ khơng tránh khỏi những sai sót khiếm khuyết về bố cục lẫn nội dung, Tơi rất mong nhận được sự góp ý của q Thầy, Cơ để luận văn được hồn thiện hơn.
Sách
1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Tp.Hồ Chí Minh: Nxb Hồng Đức.
2. Nguyễn Đăng Dờn, 2005. Tiền tệ ngân hàng. Tp.Hồ Chí Minh: Nxb Thống kê.
3. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Lần thứ 2. Tp.Hồ Chí Minh: Nxb Thống kê.
4. Trần Huy Hoàng, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Lần thứ 2. Tp.Hồ Chí Minh: Nxb lao động xã hội.
Luật và các quy định của Nhà nước
1. Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1990.
Pháp lệnh số 37-LCT/HĐNN8 ngày 23 tháng 5 năm 1990 về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hà Nội, tháng 5 năm 1990.
2. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Hà Nội, tháng 6 năm 2010.
Các văn bản quy định, báo cáo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2009. Báo cáo các chỉ tiêu