TT Chỉ tiêu Giá trị
(%)
1 Tỷ lệ người DTTS không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh 55,2
2 Tỷ lệ cặp vợ, chồng người DTTS hôn nhân cận huyết thống 6,5
3 Tỷ lệ cặp vợ, chồng người DTTS tảo hôn 21
4 Tỷ lệ người DTTS chưa biết đọc biết viết chữ phổ thông 21,1
Nguồn: Điều tra KT-XH 53 DTTS
Một số đặc điểm về kinh tế, xã hội như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến sản
xuất, đời sống của hộ gia đình. Đây có thể là ngun nhân dẫn đến tình trạng nghèo và tỷ lệ hộ nghèo cao ở vùng DTTS ở nước ta.
2.2. Tình trạng nghèo và chính sách giảm nghèo
2.2.1. Tình trạng nghèo
Mặc dù chỉ chiếm khoảng 14% dân số, nhưng đồng bào DTTS đang ngày càng
2015 đã có nhiều thay đổi tích cực, mặc dù chuẩn nghèo đã được điều chỉnh tăng lên
so với tình hình thực tế, xong tỷ lệ nghèo chung của cả nước là 7% thì tỷ lệ nghèo
nhóm DTTS lên đến 23%, cá biệt có những nhóm DTTS tỷ lệ hộ nghèo lên đến trên
70%, như La Hủ, Mảng và Chứt. Một số nhóm các DTTS khác có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao, dao động quanh mức 60% là Ơ Đu, Co, Khơ Mú và Xinh Mun (TCTK,
2016). Các nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ nghèo kinh niên trong cộng đồng các
DTTS cịn rất cao, ước tính 47,1% (Viện KHXH, 2011)
Đối với vùng DTTS, hộ nghèo nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước. Ngồi các chính sách giảm nghèo chung, cịn có một số chính sách riêng, ưu tiên
hơn. Vì vậy tốc độ giảm hộ nghèo ở vùng DTTS nhanh hơn bình quân chung của cả
nước: Giai đoạn từ 2006 đến năm 2015 bình quân mỗi năm giảm 3-4% hộ nghèo; ở
những huyện nghèo, tỷ lệ này là 4-5%. Đến cuối năm 2015 cả nước có 10% số huyện nghèo thốt khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn (Báo cáo 507/BC-CP, 2015). Trong khi
huyện nghèo là địa bàn sinh sống khoảng 90% người DTTS. Phân tích động thái
nghèo của hộ DTTS ở từng dân tộc có sự khác nhau, kết quả điều tra 53 DTTS cho
thấy, một số dân tộc có tỷ lệ giảm nghèo nhanh như Tày, Dao…; và một số dân tộc tỷ
lệ giảm nghèo chậm hơn như Mơng, Bana: (Hình 2.1). Điều này cho thấy, cùng một
nội dung chính sách, nhưng việc tiếp nhận và hấp thụ các chính sách cũng có sự khác nhau ở mỗi dân tộc.
Hình 2.1: Tỷ lệ nghèo 2012 – 2015 của một số dân tộc
Nguồn: Điều tra KT-XH 53 DTTS, 2015
So với cả nước, nhóm hộ nghèo là người DTTS nhận được nhiều chính sách hỗ
trợ hơn so với nhóm dân tộc đa số. Tuy có tốc độ giảm nghèo nhanh, xong tỷ lệ hộ
nghèo là người DTTS chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong số hộ nghèo của cả nước. Số liệu trên cho thấy, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực giảm nghèo,
0 10 20 30 40 50 60 70
Tày Thái Mư ng Nùng Mông Dao Khmer Ba na Ê đê Cơ tu
2012 2015
nhưng đến năm 2010 vẫn còn hơn một nửa đồng bào DTTS ở Việt Nam sống dưới
ngưỡng nghèo, cao hơn gấp 3 lần so với tỉ lệ nghèo chung của cả nước và gấp 5 lần tỉ
lệ nghèo của nhóm dân tộc đa số (dân tộc Kinh). Điều đáng quan tâm là tỷ trọng hộ
nghèo ngày càng tập trung vào hộ người DTTS. Đến năm 2015 số hộ nghèo là người DTTS chiếm 57% số hộ nghèo của cả nước trong khi dân số chiếm gần 14%. Số xã nghèo, huyện nghèo sau khi được đầu tư ngày càng có xu hướng tăng lên về diện (năm 1998 có 1000 xã đặc biệt khó khăn, đến năm 2006 lên đến hơn 1700 xã; tương tự năm 2008 có 61 huyện nghèo, đến 2018 lên đến 64 huyện nghèo).
Như vậy vùng DTTS sẽ là đối tượng, địa bàn để Chính phủ tập trung chính sách, nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo trong thời gian tới.
2.2.2. Chính sách giảm nghèo
Ngay khi đất nước bắt tay vào công cuộc đổi mới, Đảng ta đã ưu tiên có nội dung lãnh đạo, chỉ đạo về cơng tác xóa đói, giảm nghèo. Nghị quyết hội nghị giữa nhiệm kì
Đại hội VII của Đảng đã ghi rõ: “khuyến khích làm giầu hợp pháp, đi đơi với xóa đói
giảm nghèo, thừa nhận một bộ phận dân cư giàu lên trước là cần thiết cho sự phát
triển, đồng thời có chính sách về mọi mặt tạo điều kiện cho người nghèo có thể tự
mình vươn lên đủ sống và phấn đấu trở thành khá giả... Các vùng giầu, vùng phát triển
phải cùng nhà nước giúp đỡ, lôi cuốn các vùng nghèo, vùng sâu, vùng đồng bào
DTTS, vùng căn cứ cách mạng trước dây”.
Đây là Chủ trương lớn, thể hiện sự quan tâm, ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta
cho cơng tác xóa đói giảm nghèo của cả nước. Đối với đồng bào DTTS, nơi có tỷ lệ cao hộ nghèo, Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết chuyên đề riêng về công tác dân tộc, trong đó nội dung ưu tiên cơng tác xóa đói, giảm nghèo: “Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo” (Nghị quyết TW7, 2003).
Những quan điểm, chủ trương của Đảng về cơng tác giảm nghèo đã được Quốc hội, Chính phủ thế chế hóa thành hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, chương trình dự án để thực hiện. Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2014), thời điểm năm 2014 hiện cả nước có khoảng 70 văn bản, chính sách liên quan về giảm nghèo ở vùng DTTS còn hiệu lực.
- Hộ nghèo DTTS là đối tượng thực hiện của nhiều chính sách
Phân tích hệ thống chính sách hỗ trợ giảm nghèo trong thời gian qua cho thấy,
đồng bào DTTS vừa là đối tượng thực hiện chính sách giảm nghèo chung của cả nước đồng thời Chính phủ cũng ban hành một số chính sách riêng, đặc thù hướng đến nhóm đối tượng nghèo là người DTTS.
Nhóm chính sách chung: Đây là nhóm chính sách thực hiện trên địa bàn cả
nước, trong đó có vùng DTTS. Gồm các chính sách về: Hỗ trợ trợ tín dụng, hỗ trợ sản xuất, đất sản xuất; đào tạo nghề nghề và tạo việc làm; nhà ở và nước sinh hoạt; hỗ trợ giáo dục - đào tạo; y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn…
Nội dung các chính sách này được quy định trong Quyết định 2406/QĐ-TTg
ngày 18/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các chương
trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015 gồm: Chương trình Mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững (CTMT); Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới; Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề; Chương trình Mục tiêu quốc gia về y tế; Chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nơng thơn; Chương trình Mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo; Chương trình Mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…
Nhóm chính sách đặc thù: Ngồi các chính sách chung, hộ nghèo DTTS cịn
được đầu tư một số chính sách đặc thù riêng. Trong đó trọng tâm là: Chương trình hỗ
trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008); chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh
hoạt cho hộ DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn (Các Quyết
định: 134/2004/QĐ-TTg; 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013); Chương trình phát triển kinh
tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (QĐ
135/1998/QĐ-TTg, gọi tắt là Chương trình 135)…
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
(CT30a), được thực hiện trên địa bàn 61 huyện nghèo nhất của cả nước có tỷ lệ hộ
nghèo trên 50% và có trên 90% xã đặc biệt khó khăn, vùng DTTS. Các nội dung chính
sách của chương trình cũng có nhiều điểm tương đồng với Chương trình Mục tiêu
quốc gia giảm nghèo gồm: (1) Chính sách cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH ở cả thôn, bản, xã và huyện: Gồm các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng cấp xã (trường học, lớp học; trạm y tế đạt chuẩn; đường giao thông liên thôn, đường vào các khu kinh tế, tập trung; xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất; xây dựng hạ tầng điện lưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt; cơng trình nước sinh hoạt; chợ trung tâm xã; trạm phát thanh, phát sóng; nhà văn hóa xã; cơ sở xử lý rác thải tập trung; tạo mặt bằng các cụm công nghiệp, sản xuất); cơ sở hạ tầng cấp huyện (trường trung học phổ thông; trường nội trú; cơ sở dậy nghề; bệnh viện huyện... đường giao thông liên xã và đường giao thông từ tỉnh đến huyện); (2) Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa
hoang, phục hóa; hỗ trợ chuyển đổi cây trồng vật ni; hỗ trợ vay tín dụng ngân hàng
để đầu tư giống gia súc, gia cầm; (3) Phát triển giáo dục, đào tạo, dậy nghề, nâng cao
dân trí. Gồm các chính sách về hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo, đầu tư nâng cấp hệ thống các trường phổ thông, nhằm đáp ứng nhu cầu dậy và học; hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm, ưu tiên xuất khẩu lao động; đào tạo cán bộ chuyên môn, cán bộ tại chỗ để đảm bảo đủ năng lực quản lý, giảm nghèo.
Đối với chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ DTTS nghèo
(CT134, 755). Mục tiêu của chính sách này là hỗ trợ các điều kiện thiết yếu để phục vụ
sản xuất và đời sống của đồng bào DTTS gồm: Hỗ trợ đất sản xuất để phục vụ sản
xuất, tăng thu nhập, giúp giảm nghèo; hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt hợp vệ sinh giúp
đồng bào tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn (CT135) vùng
dân tộc thiểu số và miền núi được Chính phủ ban hành để đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm tồn diện về kinh tế-xã hội vào các xã, thơn bản khó khăn nhất, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS cao nhất của cả nước.
Tổng quan chính sách trên cho thấy, hộ DTTS là đối tượng thực hiện của nhiều chính sách giảm nghèo do các cơ quan, bộ, ngành khác nhau quản lý, thực hiện. Về khía cạnh tích cực, hệ thống chính sách như hiện nay tạo ra nhiều nguồn lực để hỗ trợ giảm nghèo cho hộ nghèo DTTS, nhưng cũng tạo ra sự chồng chéo, khó giám sát; nguồn lực đầu tư bị phân tán, nhiều đầu mối quản lý, dẫn đến khó đánh giá (Bảng 2.3).