Tổng quan nghiên cứu cho thấy, phần lớn các chính sách giảm nghèo hiện nay khi xây dựng đều dựa trên cách tiếp cận từ khung sinh kế do DFID đề xuất. Do đó khi chính sách chưa được thực hiện, có 5 nguồn vốn có thể tác động đến đến đời sống, thu nhập của hộ gia đình gồm: Vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, và vốn xã hội.
Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của mỗi quốc gia, mỗi vùng mà chính sách
giảm nghèo có thể tác động đến một hoặc nhiều nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình. Ví
dụ như chính sách tín dụng, chính sách đất đai, chính sách đào tạo nghề, phát triển cơ
sở hạ tầng, khuyến nông, khuyến lâm... Nguồn vốn sinh kế thay đổi sẽ tác động làm
thay đổi đời sống KT-XH của hộ gia đình.
Ở Việt Nam, cũng có một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo bằng tiền,
hoặc hiện vật, miễn giảm các loại phí... do đó cũng sẽ làm tăng thu nhập của hộ gia
đình. Về cơ bản, loại chính sách hỗ trợ trực tiếp sẽ không bị tác động bởi các yếu tố
môi trường khác như học vấn của chủ hộ, quy mô hộ...
Luận án tiếp cận khung sinh kế để xây dựng mơ hình, với biến phụ thuộc là sự thay đổi của hộ gia đình về thu nhập, y tế, giáo dục; biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến vốn sinh kế của hộ gia đình (hình 1.2). Ngồi ra có thể có một số yếu tố thuộc về tự nhiên, bất thường khác cũng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của hộ
gia đình như: Thời tiết, thiên tai, dịch bệnh... Tuy nhiên do điều kiện số liệu, những
yếu tố này xảy ra bất thường, khó dự đốn, nên luận án khơng lựa chọn để xây dựng mơ hình đánh giá. VỐN SINH KẾ - Vốn tự nhiên - Vốn con người - Vốn vật chất - Vốn xã hội - Vốn tài chính
THAY ĐỔI CỦA HỘ GIA ĐÌNH
- Gia tăng thu nhập - Gia tăng tiếp cận với các dịch vụ y tế - Nâng cao chất lượng giáo dục ….. CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO - Hỗ trợ sản xuất - Hỗ trợ nâng cao năng lực - Hỗ trợ cơ sở hạ tầng, kết nối thị trường … … YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HẤP THỤ CHÍNH SÁCH
Trình độ học vấn hiện tại của chủ hộ
Tóm tắt Chương 1
Trong Chương 1, luận án làm rõ cơ sở lý luận về nghèo, chính sách giảm nghèo
và đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo; tổng quan được một số các nghiên
cứu liên quan làm cơ sở xây dựng khung phân tích, nghiên cứu.
Kết quả cho thấy, các nghiên cứu trong nước và quốc tế đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về nghèo và chính sách giảm nghèo; làm rõ lý thuyết và phương pháp đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo. Về cơ bản, lý thuyết về khung sinh kế của DFID vẫn được áp dụng khá phổ biến trong xây dựng và đánh giá chính sách giảm nghèo của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù đánh giá tác động chính sách có vai trị quan trọng, nhưng do tính chất phức tạp về kĩ thuật, hạn chế về số liệu và chi phí thực hiện tốn kém, nên phương pháp
này ít được triển khai thực hiện ở nước ta. Những câu hỏi về tác động thực sự của
chính sách giảm nghèo đến thu nhập, y tế, giáo dục là các yếu tố cơ bản của hộ nghèo vẫn chưa được trả lời thỏa đáng… Đây là khoảng trống luận án lựa chọn xây dựng mơ hình nghiên cứu.
Luận án tiếp cận xây dựng mơ hình, lựa chọn các biến của mơ hình dựa trên khung sinh kế bền vững do DFID đề xuất. Với biến phụ thuộc là: Thu nhập, y tế, giáo dục của hộ gia đình và các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình.
Chương 2
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Trong Chương 2, Luận án phân tích đặc điểm nghèo và một số chính sách giảm nghèo thực hiện ở vùng DTTS. Trong đó tập trung vào Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn (CT135). Cấu trúc của Chương gồm: 2.1. Một số đặc điểm kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số; 2.2. Nghèo và chính sách giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số; 2.3 Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn (CT135) và cuối cùng là tóm tắt Chương.