2.2.1 Khái niệm thuốc không kê đơn
Theo Điều 2 Luật Dược Việt Nam 2005:
• Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phịng
bệnh, chữa bệnh, chuẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng.
Trong đó, thuốc được phân loại thành 2 nhóm là thuốc kê đơn và thuốc khơng kê đơn.
• Thuốc kê đơn là thuốc nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê
đơn thì có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe; khi cấp phát, bán lẻ, sử dụng phải theo đơn thuốc và được quy định trong danh mục nhóm thuốc kê đơn.
• Thuốc khơng kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán và sử dụng không cần đơn
thuốc. Thuốc khơng kê đơn cịn được gọi là thuốc OTC (Over The Counter).
2.2.2 Đặc điểm thuốc không kê đơn
Thuốc khơng kê đơn có một số đặc điểm như sau:
• Thuốc có độc tính thấp, khơng tạo ra các sản phẩm phân huỷ có độc tính, khơng có những tác dụng có hại nghiêm trọng (là những tác dụng có hại gây hậu quả tử vong, nguy hiểm đến tính mạng, cần phải nhập viện để điều trị hay kéo dài thời gian điều trị, gây tàn tật vĩnh viễn hay nặng nề, sinh con dị dạng, dị tật bẩm sinh và các hậu quả tương đương...) đã được biết hoặc khuyến cáo có tác dụng này.
• Thuốc có phạm vi liều dùng rộng, an toàn cho các nhóm tuổi, ít có ảnh hưởng đến việc chẩn đốn và điều trị các bệnh cần theo dõi lâm sàng.
• Thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh thơng thường và bệnh
nhân có thể tự điều trị, không nhất thiết phải có sự thăm khám, tư vấn và theo dõi của bác sĩ.
o Bệnh thơng thường: cảm sốt, chóng mặt, ho…
o Triệu chứng đau: đau bụng, đau răng…
o Triệu chứng dị ứng: dị ứng do tiếp xúc, dị ứng do cơn trùng cắn…
o Bổ sung các vitamin và khống chất cần thiết…
• Đường dùng, dạng dùng đơn giản, chủ yếu là đường uống, dùng ngoài da với
hàm lượng, nồng độ thích hợp cho việc tự điều trị.
• Thuốc ít tương tác với các thuốc khác và thức ăn, đồ uống thơng dụng.
• Thuốc khơng gây tình trạng lệ thuộc.
Vì những đặc điểm trên, nên thuốc không kê đơn được xem như một sản phẩm tiêu dùng đặc biệt:
• Thuốc có thể được mua ở cửa hàng thuốc, siêu thị hoặc các điểm bán lẻ mà
không cần đơn thuốc của bác sĩ.
• Thuốc được quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng,
nhưng phải được cơ quan quản lý dược phẩm cấp phép. Ví dụ một số loại thuốc khơng kê đơn tại thị trường Việt Nam:
• Fugacar: của Janssen Cilag, dùng trong điều trị tẩy giun.
• Imodium: của Janssen Cilag, dùng trong điều trị tiêu chảy.
• Surbex: của Abbott Laboratories, dùng trong trường hợp cần bổ sung chất
kẽm.
• Brufen: của Abbott Laboratories, dùng trong điều trị cảm sốt ở trẻ em.
• Rhinathiol: của Sanofi Aventis, dùng trong điều trị ho.
2.2.3 Thị trường thuốc không kê đơn tại Việt Nam
Tuy rằng vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa tách biệt rõ so với thuốc kê đơn, nhưng rõ ràng là thuốc không kê đơn đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ trong thị trường chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
Bảng 2.2: Doanh số thuốc không kê đơn tại Việt Nam (2008 – 2011) Đơn vị tính:Tỷ VNĐ Năm 2008 2009 2010 2011 Doanh số 6.377,434 8.344,691 10.693,939 13.478,335 Mức độ tăng trưởng 26,672% 30,847% 28,153% 26,037% Tỷ trọng trong ngành dược 27,700% 27,400% 27,200% 26,913%
Nguồn: Business Monitor International, Q1/2013, Vietnam Pharmaceuticals & Healthcare Report.
Tổng doanh số bán hàng của thuốc không kê đơn đã tăng trưởng 111% từ 6.377 tỷ VNĐ trong năm 2008 lên 13.478 tỷ VNĐ trong năm 2011.
Về tốc độ tăng trưởng, ngành thuốc không kê đơn liên tục tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2008 – 2011, đặc biệt là giai đoạn 2008 – 2009 tăng trưởng hơn 30%. Điều này cho thấy thuốc không kê đơn đã theo kịp tốc độ tăng trưởng của tổng ngành dược tại Việt Nam, thể hiện qua tỷ trọng đóng góp của thuốc khơng kê đơn trong doanh số tồn ngành dược cùng giai đoạn ln giữ vững ở mức 27%.
Bảng 2.3: Doanh số dự báo thuốc không kê đơn tại Việt Nam (2012 – 2016)
Đơn vị tính:Tỷ VNĐ Năm 2012 DB 2013 DB 2014 DB 2015 DB 2016 DB Doanh số 16.499,863 19.524,843 22.527,094 25.295,061 27.582,063 Mức độ tăng trưởng 22,418% 18,333% 15,377% 12,287% 9,041% Tỷ trọng trong ngành dược 26,651% 26,387% 26,120% 25,850% 25,577%
Nguồn: Business Monitor International, Q1/2013, Vietnam Pharmaceuticals & Healthcare Report.
Theo dự báo của BMI, doanh số của thị trường thuốc không kê đơn tại Việt Nam sẽ tăng đến mốc 27.582 tỷ VNĐ vào năm 2016, tăng trưởng 105% so với năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng theo từng giai đoạn sẽ có xu hướng chậm dần do thị trường tiến vào giai đoạn ổn định.
Mặc khác, tỷ trọng đóng góp của thuốc khơng kê đơn trong tổng ngành dược cũng được dự báo giảm dần xuống mức 25,577% vào năm 2016. Nguyên nhân của xu hướng này là do khu vực thuốc kê đơn được dự báo sẽ có mức tăng giá nhập khẩu và giá bán trong thời gian sắp đến.
Theo nhận định của BMI, một nhân tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thuốc không kê đơn chính là mức độ tiêu dùng thuốc ngày càng tăng trong xã hội. Mức chi tiêu dùng của người dân ngày càng nhiều và thuốc không kê đơn là một sản phẩm đặc biệt trong đó. Những người có học vấn cao, thường chú ý tìm hiểu kiến thức chăm sóc sức khỏe của bản thân và có xu hướng tự tin tiêu dùng thuốc khơng kê đơn. Bên cạnh đó, những người có thu nhập thấp cũng thường tìm đến thuốc khơng kê đơn như biện pháp chữa trị ban đầu, thay cho việc tốn nhiều tiền khi khám bác sĩ. Thật vậy, theo một cuộc nghiên cứu giữa công ty AC Nielsen và Hiệp hội ngành Công Nghiệp Dược Phẩm Tự Điều Trị Châu Âu (AESGP), có khoảng 45% tổng số người tiêu dùng Việt Nam thường sẽ chọn mua thuốc không kê đơn để chữa trị cho một căn bệnh nhỏ hoặc ngay sau khi triệu chứng xuất hiện.
Trong các nhóm thuốc khơng kê đơn tại Việt Nam, thuốc giảm đau có doanh số bán cao nhất. Vitamin và thuốc bổ lại là nhóm thuốc có mức độ tăng trưởng tốt nhất. Việc bổ sung vitamin cho cơ thể đã trở thành một nhu cầu phổ biến trong các gia đình trên cả nước. Và nhờ việc gia tăng khối lượng tiêu thụ mà vitamin có giá cả phải chăng, giúp đại đa số người dân có thể tiếp cận và tiêu dùng được.
Ngày nay, với sự phát triển của truyền thông, các công ty sản xuất và phân phối thuốc không kê đơn đang tập trung vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Điều này giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận nhiều thơng tin về những loại thuốc có thể mua ngay khơng cần toa của bác sĩ cho một số bệnh thơng thường, vốn cịn chưa phổ biến với người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh đó,
việc Nhà nước đang áp dụng tiêu chuẩn Nhà Thuốc Thực Hành Tốt (GPP) vào phần lớn các nhà thuốc trên tồn quốc đã giúp phân tách thuốc khơng kê đơn và cần kê đơn trong điểm bán. Nhờ vậy, người tiêu dùng có được nhiều khả năng để nhận diện và tiếp cận nhóm sản phẩm đặc biệt này hơn.
Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay đa phần người tiêu dùng thuốc không kê đơn vẫn chưa thực sự nghiêm túc đối với loại sản phẩm này. Họ thường chỉ hỏi ý kiến và nghe lời tư vấn từ người thân, bạn bè hoặc người bán ở quầy thuốc. Điều này là một xu hướng có phần nguy hại, bởi vì một số loại thuốc khơng kê đơn tuy rằng an toàn nhưng sẽ dẫn đến việc miễn nhiễm kháng sinh khi dùng q liều. Vì vậy, ngồi việc tìm hiểu thơng tin trên bao bì sản phẩm thì việc hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ ở những nơi có giấy phép hoạt động theo quy định về một loại thuốc không kê đơn trước khi tiêu dùng là điều cần thiết.
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm thuốc không kê đơn
2.3.1 Nghiên cứu của Lưu Thị Minh Hằng
• Tên đề tài: “Consumer behavior toward local over-the-counter (OTC) drugs
in Vietnam”.
• Cơ sở khoa học: Mơ hình ra quyết định mua thuốc của Schaffner:
o Quy trình ra quyết định mua.
o Sự tác động của các yếu tố cá nhân.
o Sự tác động của các yếu tố sản phẩm (4P): giá, sản phẩm, phân phối,
khuyến mãi.
• Mơ hình đề nghị:
o Yếu tố: bác sĩ, người bán, người quen, kinh nghiệm, quảng cáo, giá,
thông tin sản phẩm, điểm bán, nhà sản xuất.
o Thang đo: đa nhân tố
• Kết quả:
o Yếu tố:
Thương hiệu (+): người tiêu dùng có sự tín nhiệm thương hiệu,
nhãn hàng, nhà sản xuất thuốc thì sẽ mua thuốc khơng kê đơn.
Người bán (+): người tiêu dùng mua thuốc khơng kê đơn để tự
chữa trị vì tin tưởng người bán.
Bác sĩ (-): người tiêu dùng chịu tác động của bác sĩ sẽ ít mua
thuốc khơng kê đơn.
Giá (+): người tiêu dùng mua thuốc không kê đơn để tiết kiệm
tiền khám bác sĩ.
Kinh nghiệm (+): người tiêu dùng dựa vào kinh nghiệm những
lần trước để mua thuốc khơng kê đơn.
o (Y): Có mua thuốc khơng kê đơn
o R2 = 0.267
2.3.2 Nghiên cứu của Mohammad Shohel và cộng sự
• Tên đề tài: “Investigation of Consumer Attitudes, Intentionsand Brand Loyal
Behavior on the OTC Drugs in Bangladesh”.
• Cơ sở khoa học: hành vi mua có dự kiến.
• Mơ hình đề nghị:
o Yếu tố: truyền miệng, thu nhập, uy tín cơng ty, nhãn hiệu, giá, kinh
nghiệm.
o Thang đo: đa nhân tố
o Biến quan sát: 45
• Kết quả:
o Yếu tố:
Thu nhập (-): người có thu nhập cao thương đi khám bác sĩ hơn
Uy tín cơng ty (-): cơng ty có uy tín tốt trên thị trường sẽ được người tiêu dùng tin tưởng khi mua thuốc không kê đơn.
Loại thuốc không kê đơn (+): các loại thuốc càng phổ biến thì
càng khuyến khích người tiêu dùng mua.
Bác sĩ (-): người phụ thuộc vào bác sĩ nhiều thì ít khi mua thuốc khơng kê đơn.
Giá (+): giá thuốc càng phù hợp thì người tiêu dùng sẽ mua thường xuyên hơn
Kinh nghiệm (+): người càng có kinh nghiệm sử dụng thuốc
khơng kê đơn thì sẽ lặp lại nhiều lần mua tiếp theo.
o (Y): tần suất mua thuốc không kê đơn
o R2 = 0.935
2.3.3 Nghiên cứu của George N. Lodorfos và cộng sự
• Tên đề tài: “Consumer behaviour: Experience, price, trust and subjective norms in the OTC pharmaceutical market”.
• Cơ sở khoa học: sự trung thành với nhãn hàng, hành vi mua có dự kiến.
• Mơ hình đề nghị:
o Yếu tố: kinh nghiệm, sự tín nhiệm, giá, cá nhân.
o Thang đo: đa nhân tố.
o Biến quan sát: 39
• Kết quả:
o Yếu tố:
Kinh nghiệm (+): có tác động cùng chiều đến hành vi mua lặp
lại.
Giá (+): có tác động cùng chiều đến hành vi mua lặp lại.
Tín nhiệm (+): có tác động cùng chiều đến hành vi mua lặp lại.
Thái độ tiêu dùng tích cực (+): có tác động cùng chiều đến hành vi mua lặp lại.
o (Y): hành vi mua lặp lại thuốc không kê đơn.
o R2 = 0.67
2.3.4 Nghiên cứu của M. M. Babu và cộng sự
• Tên đề tài: “Factors contributing to the purchase of Over The Counter (OTC)
drugs in Bangladesh: An Empirical study”.
• Cơ sở khoa học: hành vi mua theo dự kiến.
• Mơ hình đề nghị:
o Yếu tố: hoạt động quảng cáo, kinh nghiệm, thương hiệu của cơng ty
hoặc nhãn hàng, an tồn, trình độ học vấn, tên nhãn hàng, người bán, tự chuẩn đốn, thơng tin trên bao bì, tác dụng phụ, độ nhận diện của thuốc
o Thang đo: đa nhân tố.
o Biến quan sát: 25
• Kết quả:
o Yếu tố:
Quảng cáo (+): có tác động cùng chiều đến hành vi mua thuốc
không kê đơn.
Kinh nghiệm (+): có tác động cùng chiều đến hành vi mua thuốc khơng kê đơn.
Người bán (+): có tác động cùng chiều đến hành vi mua thuốc
không kê đơn.
Học vấn (+): có tác động cùng chiều đến hành vi mua thuốc khơng kê đơn.
Thương hiệu (+): có tác động cùng chiều đến hành vi mua thuốc không kê đơn.
o (Y): có mua thuốc khơng kê đơn.
2.4 Tóm tắt
Chương 2 cung cấp cơ sở khoa học của đề tài, bao gồm các lý thuyết về hành vi mua của người tiêu dùng, quy trình ra quyết định mua và các yếu tố có tác động đến quyết định mua. Đồng thời, trình bày các nghiên cứu liên quan bao gồm nghiên cứu của Lưu Thị Minh Hằng, M. M. Babu, Mohammad Shohel, George N. Lodorfos. Từ đó, tổng hợp sơ bộ các yếu tố có tác động đến quyết định mua thuốc không kê đơn của người tiêu dùng.
CHƯƠNG 3:
Giới thiệu
Dựa trên mục tiêu của nghiên cứu, nguồn dữ liệu thứ cấp và các nguồn thông tin từ các nghiên cứu khác liên quan đến quyết định mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm thuốc khơng kê đơn, Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng và đánh giá thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mơ hình lý thuyết đã đề ra bao gồm nội dung chính là thiết kế quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo và phương pháp xử lý số liệu.
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn nhằm mục đích xem xét, điều chỉnh thang đo dựa trên ý kiến chuyên gia và xây dựng, hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát, phục vụ cho q trình nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi với mục tiêu là xác nhận thống kê mối liên hệ giữa quyết định mua thuốc không kê đơn của người tiêu dùng và các yếu tố đã được rút ra từ nghiên cứu định tính thơng qua kiểm định mơ hình từ các dữ liệu thu được.
3.2 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được chia làm 6 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nhận biết vấn đề
• Bắt nguồn từ việc nhận thức được tiềm năng của thị trường thuốc khơng kê
đơn tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Từ đó thực hiện nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hành vi mua, đặc biệt tìm hiểu sâu hơn về quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng theo Philip Kotler. Đồng thời nghiên cứu kết quả của các đề tài, các bài nghiên cứu xoay quanh thị
trường thuốc không kê đơn của Lưu Thị Minh Hằng, M. M. Babu, Mohammad Shohel, George N. Lodorfos và các tổ chức nghiên cứu thị trường BMI, Nielsen và các quy định của Luật Dược 2005.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu sơ bộ
• Nhằm tổng hợp một cách đầy đủ các yếu tố tác động đến quyết định mua của
người tiêu dùng thuốc không kê đơn tại thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng mơ hình nghiên cứu, đề tài thực hiện phỏng vấn ý kiến chuyên gia dựa trên các thông tin tổng hợp được từ giai đoạn 1.
Giai đoạn 3: Xây dựng thang đo và thiết kế bảng khảo sát
• Dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp nghiên cứu định
tính, phỏng vấn trực tiếp ý kiến chuyên gia, tác giả đưa vào quá trình xây dựng thang đo, thiết kế bảng khảo sát với tiêu chí tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người được khảo sát có thể dễ dàng hiểu được ý chính của câu hỏi và