Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 32)

2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) (Eximbank)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH- GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu đô la Mỹ với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.

Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần tại Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.

Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.

Tên đăng ký tiếng Anh: Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank ( Vietnam Eximbank)

- Địa chỉ đang ký Hội sở: Tầng 8 - Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM

- Fax: (84-8) 3821 6913 - Swift: EBVIVNVX

- Website: http://www.eximbank.com.vn

Chủ tịch Hội đồng quản trị : Ông Lê Hùng Dũng Tổng giám đốc: Ông Trương Văn Phước

Tháng 10 năm 1993 được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Eximbank nâng vốn cổ phần lên thành 125 tỷ Việt Nam đồng, tương đương với 125.000 cổ phiếu với tỷ giá 1.000.000 một cổ phiếu. Từ đó ngân hàng đã có những bước đi thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu của mình và góp phần phát triển đất nước.

Với xu thế mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, tháng 8 năm 1996 Việt Nam Eximbank tiếp tục tăng vốn cổ phần lên gấp đôi bằng cách phát hành thêm 125.1 cổ phiếu.

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh

Ngân hàng Eximbank cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể sau:

- Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

- Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

- Thanh tốn, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an tồn với các hình thức thanh tốn bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.

- Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB... thanh toán qua mạng bằng thẻ.

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...)

- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ - Dịch vụ đa dạng về Địa ốc;

- Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.

- Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.

2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ TTQT của Eximbank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012

Là một ngân hàng có thế mạnh ở hoạt động TTQT như thanh toán xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu trọn gói và dịch vụ bao thanh tốn… thời gian qua Eximbank ln cung cấp đến khách hàng những dịch vụ TTQT hiện đại, nhanh chóng và an tồn như đúng với tên gọi của mình Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam.

Eximbank hiện có hoạt động TTQT với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới. Eximbank cũng là NHTMCP đầu tiên được chọn tham gia Hệ thống thanh tốn và hiện đại hóa ngân hàng do NHNN Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB).

Nhiều năm liền Eximbank liên tiếp nhận các giải thưởng về TTQT, như giải thưởng Chất lượng TTQT xuất sắc, Thanh toán xuyên suốt (STP Award) do Bank of New York Mellon trao tặng trong nhiều năm liền, giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc” 10 năm liên tiếp do Ngân hàng HSBC trao tặng. Trong năm 2012 Eximbank đã nhận giải “Thanh toán quốc tế xuất sắc” từ Ngân hàng Standard

Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Tỷ USD 140.00 120.00 100.00 80.00 113.79 114.57 106.75 96.91 84.84 72.24 69.95 57.10 60.00 40.00 20.00 0.00 -20.00 0.78 -12.58 -12.6 -9.84

Chartered, qua đó khẳng định chất lượng dịch vụ TTQT cũng như các hoạt động khác của Eximbank đã đạt được các chuẩn mực quốc tế phục vụ khách hàng tốt nhất. Cùng với những thành quả đã đạt được, Eximbank không ngừng đem lại cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tài chính tốt nhất, thực hiện mục tiêu cam kết mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

2.2.1. Thực trạng về phát triển doanh số TTQT

2.2.1.1.Doanh số TTQT trong giai đoạn từ 2009 - 2012

Thông thường doanh số hoạt động TTQT của một NHTM ln gắn bó trong mối quan hệ mật thiết với kim ngạch XNK của cả nước. Do đó, để có cái nhìn tổng qt hơn về hoạt động TTQT của ngân hàng Eximbank chúng ta sẽ điểm qua bức tranh ngoại thương của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2012 qua đó phân tích sự ảnh hưởng của nó đến doanh số hoạt động TTQT của ngân hàng Eximbank trong khoảng thời gian này.

2009 2010 2011 2012

Xuất khẩu 57.10 72.24 96.91 114.57

Nhập khẩu 69.95 84.84 106.75 113.79

Cán cân thương mại -12.58 -12.6 -9.84 0.78

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012

43(1)

Thanh toán phi mậu dịch 820 471 752 + 60% -

Kết thúc năm 2012, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam đạt gần 228,37 tỷ USD, tăng 12,1% so với kết quả thực hiện của năm 2011. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% và nhập khẩu là 113,79 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2011. Đây cũng là năm hiếm hoi sau 19 năm kể từ năm 1993 cán cân thương mại của Việt Nam mang dấu dương tuy chênh lệch khơng nhiều (cán cân thương mại tính hết năm 2012 thặng dư 780 triệu USD). Chính việc nhập siêu giảm đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, làm giảm áp lực tăng tỷ giá và thặng dư cán cân tổng thể. Qua biểu đồ kim ngạch XNK ở trên, chúng ta có thể thấy, mặc dù qua các năm có sự gia tăng nhưng tốc độ gia tăng có vẻ đang chững lại. Nhưng dường như khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng thu hẹp lại đây là một điều rất đáng mừng với Việt Nam do đặc điểm của Việt Nam là nền kinh tế nhập siêu với đặc điểm là xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Bảng 2.1: Doanh số TTQT của Eximbank giai đoạn 2009 - 2012

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Thanh toán hàng NK 2.004 2.350 2.750 2.200 + 17% - 20%

Thanh toán hàng XK 1.093 2.280 3.100 2.900 + 36% - 6.5%

Tổng 3.917 5.101 6.602 5.143 + 29% - 28%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank qua các năm. Hoạt động TTQT được chia làm hai lĩnh vực là: Thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch).

Nhìn trên bảng 2.1, doanh số nhập khẩu và doanh số xuất khẩu giai đoạn 2009-2011 tăng đáng kể nhưng đến 2011- 2012 lại giảm xuống do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.

1

Trước đây doanh số kiều hối được tính trong doanh số TTQT của Eximbank nhưng năm 2012 lại tách kiều hối ra (Doanh số kiều hối của Eximbank năm 2012 là 316,4 triệu USD giảm 49,5% so với năm 2011).

2012

2011 Thanh toán hàng xuất khẩu

Thanh toán hàng nhập khẩu 2010

2009

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Như vậy, qua phân tích hình 2.1 và bảng 2.1 ta thấy doanh số TTQT của Eximbank có mối quan hệ mật thiết với kim ngạch XNK của cả nước. Doanh số TTQT của Eximbank tăng tỷ lệ thuận với mức tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 3 năm liên tiếp từ năm 2009 đến năm 2011. Chỉ duy nhất năm 2012 là Doanh số TTQT của Eximbank đi ngược lại với chiều tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng sở dĩ doanh số TTQT của Eximbank năm 2012 giảm mạnh một phần do tình hình khó khăn chung nhưng một phần cũng là do trước đây doanh số kiều hối được tính trong doanh số TTQT (Doanh số thanh tốn phi mậu dịch) của Eximbank nhưng năm 2012 lại tách kiều hối ra vì thế năm 2012 doanh số TTQT của Eximbank giảm đi rõ rệt.

Để thống nhất cho nội dung phân tích từ đây trở đi khi nói về doanh số TTQT của Eximbank, tác giả chỉ tiến hành phân tích về doanh số thanh toán trong ngoại thương của Eximbank (hay cách gọi khác là thanh tốn mậu dịch) và khơng xét đến doanh số thanh toán phi mậu dịch hay gọi cách khác là thanh toán phi ngoại thương (do doanh số thanh toán phi mậu dịch của Eximbank chiếm tỷ trọng khá nhỏ và cách tính khơng thống nhất qua các năm như đã trình bày bên trên).

Để tìm hiểu thêm về phát triển doanh số TTQT của Eximbank tác giả phân tích sâu hơn về các thành phần trực tiếp tạo ra doanh số TTQT của Eximbank.

Về doanh số thanh toán nhập khẩu

56.84 43.16

52.99 47.01

49.24 50.76

35.29 64.71

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Eximbank qua các năm

Về doanh số thanh toán nhập khẩu tại Eximbank, nếu như năm 2009 thanh toán hàng nhập khẩu là hoạt động chủ yếu trong thanh toán XNK khi chiếm khoảng trên 64% tổng giá trị thanh tốn XNK thì đến năm 2010 trở đi tỷ lệ này có xu hướng đổi chiều rõ rệt khi mà doanh số nhập khẩu liên tục giảm dần qua các năm trung bình trên 7,18%2. Cụ thể, năm 2009 là 64,71%, đến năm 2012 giảm xuống còn 43,16%. Điều này một lần nữa khẳng định doanh số thanh toán XNK của ngân hàng Eximbank ảnh hưởng nhiều vào kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước như đã phân tích ở trên. Cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tại Eximbank giai đoạn 2009 - 2012

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Doanh số hàng NK của Eximbank 2.004 2.350 2.750 2.200

Kim ngạch NK của cả nước 69.950 84.840 106.750 113.790

Tỷ trọng (%) 2,86% 2,77% 2,58% 1,94%

Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank, Tổng cục Hải quan Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt cùng những khó khăn vẫn chưa khắc phục của nền kinh tế, Eximbank vẫn ln tỏ rõ bản lĩnh của mình khi mà thị phần thanh toán hàng nhập khẩu vẫn luôn dao động ổn định trong khoảng 2% - 3% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Ngoài ra, chúng ta còn dễ nhận thấy, giữa kim ngạch nhập khẩu và giá trị thanh toán hàng nhập khẩu tại Eximbank dường như đi theo một quỹ đạo tăng giảm gần như giống nhau trong giai đoạn 2009-2011 duy chỉ có năm 2012 mặc dù kim ngạch nhập khẩu của cả nước vẫn tăng nhẹ nhưng giá trị thanh toán hàng nhập khẩu của Eximbank lại giảm đáng kể (giảm 20% so với năm 2011) điều này được giải thích do năm 2012 là năm đầy biến động và khó khăn với các ngân hàng Việt Nam nói chung và của Eximbank nói riêng, rất nhiều ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh thấp thậm chí thua lỗ nhưng Eximbank vẫn có mức giá trị thanh toán hàng nhập khẩu có thể chấp nhận được (xấp xỉ 94% của năm 2010). Các mặt hàng

2

Được tính bằng cách lấy bình quân giản đơn sự sụt giảm của tỷ trọng thanh toán hàng nhập trong thanh toán XNK tại Eximbank qua 4 năm 2012, 2011, 2010, 2009

có doanh số nhập khẩu cao tại Eximbank gồm có máy móc thiết bị, sắt thép, xăng dầu, ơ tơ, phụ tùng ô tô, chất dẻo nguyên liệu….

Về doanh số thanh toán xuất khẩu

Song song cùng với thanh toán hàng nhập khẩu, thanh toán hàng xuất khẩu thường chiếm tỷ trọng thấp hơn, nhưng lại tăng dần cả về giá trị lẫn tỷ trọng, nếu như năm 2009 chỉ chiếm 35,29% trong tổng doanh số thanh toán XNK thì các năm tiếp theo ln tăng trưởng hơn so với năm trước đó và đến năm 2012 đã tăng lên 56,84% (Hình 2.3) thậm chí cịn lớn hơn cả tỷ trọng đóng góp của thanh toán hàng nhập khẩu vào tổng doanh số thanh toán XNK của Eximbank. Do thời gian này Eximbank đã chủ động thực hiện các chiến lược kinh doanh thu hút thêm nữa khách hàng có nhu cầu thanh tốn hàng xuất khẩu. Tỷ trọng tham gia thanh toán hàng xuất trong kim ngạch xuất khẩu cả nước của Eximbank luôn nằm trong khoảng 2% - 3% và có xu hướng tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây, nếu như năm 2009 tỷ trọng chỉ đạt 1,91% (Bảng 2.2) đến năm 2011 tăng tới 3,2% và giảm nhẹ vào năm 2012 với tỷ lệ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cả nước vẫn trên mức 2,5%, góp phần khơng nhỏ trong hoạt động xuất khẩu của nước nhà.

Bảng 2.3: Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu tại Eximbank giai đoạn 2009 - 2012

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Doanh số hàng XK của Eximbank 1.093 2.280 3.100 2.900

Kim ngạch XK của cả nước 57.100 72.240 96.910 114.570

Tỷ trọng (%) 1,91% 3,16% 3,20% 2,53%

Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank, Tổng cục Hải quan Như vậy qua những phân tích ở trên ta thấy doanh số thanh toán hàng xuất khẩu tăng dần qua các năm, và có khuynh hướng làm cân bằng cán cân thanh tốn, vốn đang thuộc về nhập khẩu, thậm chí với đà phát triển hiện tại khả năng cán cân thanh toán sẽ ngày càng lệch về doanh số thanh toán hàng xuất khẩu nhiều hơn. Các mặt hàng có doanh số xuất khẩu cao tại Eximbank gồm: thủy sản, hàng dệt may, giày dép, hàng thủ cơng mỹ nghệ….

Khi phân tích đánh giá doanh số TTQT dựa vào cơ cấu của phương thức thanh toán, hoạt động TTQT tại Eximbank chủ yếu thực hiện 3 phương thức thanh tốn cơ bản là: thanh tốn bằng tín dụng chứng từ (L/C), chuyển tiền (TTR) và nhờ thu. Bảng 2.4: Doanh số thanh toán XNK theo phương thức thanh toán tại Eximbank

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 L/C 1.250 1.808 2.204 1.723 + 45% + 22% − 22% TTR 1.582 2.410 2.742 2.621 + 34% + 14% − 4,4% Nhờ 265 412 904 756 + 55% + 119% − 16%

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w