Giải pháp nâng cao khả năng dự báo:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại vietcombank an giang (Trang 93)

CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG

3.2 Giải pháp nâng cao chấ tl ượng tín dụng tại Vietcombank An Giang

3.2.2.3.1 Giải pháp nâng cao khả năng dự báo:

Các NHTM, luôn cả Vietcombank thường thiếu chuyên gia dự báo kinh tế, tham mưu cho các quyết định đầu tư hợp lý vào những ngành có hướng phát triển mạnh cũng như rút bớt vốn tài trợ khỏi các nghề sắp bảo hòa hay bị bế tắc. Dự báo tương lai là điều rất khó thực hiện, nhất là các dự báo có cơ sở khoa học nghiêm túc. Căn cứ vào việc phân tích khách quan, các dữ liệu lịch sử được thu thập trung thực và lưu trữ cẩn thận, ngành Thống kê học cung cấp các phương thức suy đốn tương lai. Nhưng dự đốn chỉ là dự đốn, có thể sát thực, song, cũng có thể sai biệt rất lớn và các quan điểm cá nhân không nhất thiết trùng khớp nhau. Đây cũng là lý do, dù tự biết kém khả năng dự báo, các NHTM thường ít quan tâm tăng cường khâu này.

Công tác quản trị rủi ro hiện đại yêu cầu ngay khi dư nợ hình thành, nếu dự báo hoạt động của khách vay có thể chuyển biến xấu hay triển vọng của ngành nghề NH đang tài trợ khơng cịn tốt đẹp, NH phải gia tăng trích dự phịng rủi ro ngay, khơng đợi đến khi có rủi ro phát sinh mới đi trích dự phịng cụ thể như đang làm.

Quan điểm mới đòi hỏi NH phải nâng cao khả năng dự báo của mình. 3.2.2.3.2Giải pháp về bảo đảm tiền vay:

Tuân thủ các quy định của nhà nước về biện pháp bảo đảm tiền vay, tránh mọi sự chủ quan hay thông đồng. Tài sản đảm bảo mà mọi người lầm tưởng là chắc chắn, trong thực tế tại Việt Nam lại rất bấp bênh. Nếu thiếu thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo, tài sản thế chấp đang giữ khơng có giá trị.

Khách hàng có thể nắm giữ 2 bản gốc sổ hồng/sổ đỏ trên cùng một tài sản để thế chấp vay ở 2 NH khác nhau. Khi giao dịch bất hợp pháp bị vô hiệu, NH phải chịu thiệt. Dù NH làm đủ thủ tục thế chấp theo quy định trên tài sản hoàn toàn hợp

pháp hợp lệ, khi khách hàng hết khả năng trả nợ, thủ tục siết nợ tại Việt Nam rất phức tạp khi rất ít khách hàng tự nguyện giao tài sản cho NH xử lý.

NH thường phải khởi kiện trước tòa án theo tố tụng dân sự thường mất nhiều thời gian. Từ bản án Giám đốc thẩm sang bước thi hành án, thủ tục khơng hề đơn giản; quy trình bán đấu giá tài sản cũng nhiêu khê và kéo dài. Trên tiền đấu giá thu được, NH chỉ được xếp trật tự ưu tiên thứ 4 sau thu nộp ngân sách, trả án phí và trả lương cơng nhân cịn thiếu. Lúc ấy chưa chắc NH thu đủ gốc và lãi vay chưa kể chi phí tố tụng đã phát sinh cùng chi phí cơ hội khi phải trả lãi huy động trên khoản vốn bị bất động trong nợ xấu.

Ngoài ra, tài sản đảm bảo phải được đánh giá chính xác về chất lượng cùng tính thanh khoản. Vietcombank đang hợp tác với các cơng ty độc lập, có uy tín để thẩm định tài sản sẽ được nhận làm đảm bảo. Công ty thẩm định giá bị ràng buộc trách nhiệm xác định rõ chất lượng và tính thanh khoản trên thị trường của tài sản tại thời điểm thẩm định, tiếp theo là báo cáo định kỳ theo dõi tài sản ấy cho đến khi được giải chấp. Chi phí cho vay của Vietcombank tăng lên đơi chút để đổi lấy báo cáo thẩm định độc lập về tài sản đảm bảo làm cơ sở để duyệt cho vay. Vấn đề quan trọng là năng lực thẩm định của công ty độc lập và độ tin cậy của báo cáo đưa ra. Các NH trên thế giới chỉ xem tài sản thế chấp hay cầm cố là nguồn đảm bảo thứ cấp (secondary source of loan repayment).

Nguồn đảm bảo sơ cấp (primary source) chính là từ doanh thu hay dịng tiền do khách vay tạo ra. Thực trạng ở Việt Nam có độ lệch so với thế giới. Ở các nước tiên tiến, khách hàng được tự do chọn NH để giao dịch, nhưng khi đã chọn, mọi khoản thu chi đều đi qua tài khoản tại NH đó, nên NH chắc chắn nắm được dịng tiền của khách hàng mình. Tại Việt Nam, do cạnh tranh và tồn tại lịch sử, khách hàng mở tài khoản giao dịch cùng lúc với nhiều NH khác nhau, từng NH riêng lẻ khơng thể quản lý dịng tiền của khách hàng nên khó xem đó là nguồn đảm bảo an tồn cho khoản vay. Việc tính tốn thẩm định theo chuẩn quốc tế hiện chưa khả thi.

3.2.2.3.3 Giải pháp hiện đại hóa Vietcombank:

Hiện đại hóa NH bao gồm việc đổi mới tư duy, đổi mới quy trình nghiệp vụ, đổi mới tác phong giao dịch và đổi mới trang thiết bị làm việc.

Các quy trình nghiệp vụ từ nhiều năm trước đã được tin học hóa, các điểm giao dịch đều được nối mạng để giao dịch trực tuyến, nhưng chương trình đang dùng cịn nặng về thống kê, giao dịch chậm khiến khách hàng phải chờ đợi lâu trong các nghiệp vụ đơn giản. Lỗi kỹ thuật như nghẽn mạch, đứng mạng, treo máy có tần suất khá cao, địi hỏi NH phải cải tiến nhiều hơn nữa để phục vụ khách hàng tốt hơn.

3.2.2.4Đối với Vietcombank An Giang

3.2.2.4.1Giải pháp tăng cƣờng kiểm tra giám sát tuân thủ:

- Tuân thủ Quy chế cho vay và Quy trình cấp tín dụng: Để đảm bảo an toàn, giảm rủi ro trong q trình cấp tín dụng, cán bộ tín dụng phải ln tuân thủ Quy chế cho vay của NHNN và Quy trình cấp tín dụng của Vietcombank.

- Tránh tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn cấp những khoản tín dụng khơng hợp lý, lập hồ sơ giả, làm gia tăng RRTD ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

- Phịng Kiểm tra giám sát tuân thủ tại chi nhánh phải phát huy tối đa vai trị của mình, tn thủ tính độc lập trong kiểm tra, kiểm sốt hồ sơ. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động có nhiều khả năng xảy ra rủi ro. Do vậy, công tác kiểm tra giám sát tuân thủ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát tuân thủ và kết quả đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh, thì cơng tác kiểm tra giám sát tuân thủ là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng. Cơng tác kiểm tra giám sát tuân thủ của chi nhánh cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng sau:

Một là, đảm bảo thực hiện kiểm tra tất cả các khâu của quá trình cho vay:

+ Kiểm tra trước khi cho vay: Kiểm tra sự tuân thủ trong quá trình thẩm định khách hàng, phương án, dự án vay vốn. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các điều kiện phê duyệt trước khi giải ngân của cấp thẩm quyền. Nếu có xét duyệt

ngoại lệ phải thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục hướng dẫn để việc theo dõi được dễ dàng, tránh sai sót trong cấp tín dụng.

+ Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra việc chuyển tiền thanh tốn của khách hàng có phù hợp với mục đích vay vốn hay không, đặc biệt là kiểm tra việc giải ngân bằng tiền mặt để thanh tốn tiền mua hàng hóa và chi trả lương cho nhân viên.

+ Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích, kiểm tra bảo đảm nợ vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ trên cơ sở theo dõi tình hình luân chuyển hàng hố, tình hình tài chính của doanh nghiệp… kịp thời phát hiện những khoản nợ khó địi, hoặc khi khả năng kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm/nguồn thu nhập trả nợ bị ảnh hưởng, thay đổi, NH cần thu hồi nợ nếu thấy có dấu hiệu khơng khả quan. Nếu khó khăn là khơng thể đảo ngược thì NH cần phải có hành động kịp thời để thu hồi nợ, bảo toàn nguồn vốn cho vay của NH.

Hai là, kiểm soát thường xuyên đối với các khoản nợ vay của khách hàng. Cơng tác kiểm sốt cần được tiến hành theo một số nội dung sau:

+ Xem xét các danh mục và phân loại khoản vay, khách hàng vay. + Kiểm tra định kỳ và tái định giá tài sản đảm bảo.

+ Kiểm sốt hồ sơ, đánh giá chất lượng tín dụng khoản vay, khách hàng vay. + Kiểm tra việc tn thủ quy trình, chính sách tín dụng của cán bộ tín dụng.

Ba là, để cơng tác kiểm sốt đạt hiệu quả cao thì chi nhánh nên bố trí cán bộ

kiểm sốt là những cán bộ có nghiệp vụ giỏi, bản lĩnh nghề nghiệp, đặc biệt là có nghệ thuật đấu tranh để mạnh dạn đóng góp cũng như tham mưu cho Ban Giám đốc.

3.2.2.4.2Giải pháp về chế độ bảo hiểm tín dụng:

Thực hiện tốt bảo hiểm tín dụng góp phần hạn chế rủi ro tín dụng khi khách hàng gặp sự cố rủi ro không lường trước được. Các đối tượng cho vay có mức độ an tồn thấp bắt buộc phải đóng bảo hiểm tín dụng; khi khách hàng đáp ứng đầy đủ bảo hiểm tín dụng, NH có chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ nhằm tăng cường trách nhiệm và quyền lợi giữa khách hàng và NH, đồng thời để đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh.

3.3 Kiến nghị:

Trên cơ sở các giải pháp đưa ra ở trên, luận văn mạnh dạn kiến nghị: 3.3.1 Đối với Chính phủ:

- Bổ sung các văn bản pháp quy cần thiết để đẩy nhanh việc xử lý tài sản siết nợ, sớm thu hồi vốn đưa trở lại lưu thông.

- Cho phép mở rộng đối tượng tham gia thu thập và cung cấp thông tin rủi ro và đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng ngân hàng.

- Cải tiến cách trích lập dự phịng rủi ro đối với tín dụng ngân hàng.

- Buộc mọi đối tượng sản xuất kinh doanh phải tuân thủ nghiêm Luật Kế tốn, đồng thời có chế tài mạnh đủ sức răn đe ai vi phạm, để cung cấp số liệu chính xác, trung thực.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam:

- Đầu tư nâng cấp CIC để kịp thời cung cấp thông tin cập nhật phục vụ tốt công tác quản lý rủi ro đảm bảo sự phát triển an toàn, ổn định của tồn hệ thống NH. Có thể mở rộng nghiệp vụ tư vấn tài chính và dự báo thơng tin về từng ngành kinh tế, cung cấp thông tin cùng dự báo về thị trường trong nước và thế giới.

- Buộc mọi TCTD chấp hành nghiêm chỉnh việc báo cáo, cập nhật kịp thời số liệu cho vay, thu nợ, dư nợ về CIC.

- Tăng cường chức năng thanh tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động tín dụng của các TCTD, tránh hiện tượng đảo nợ, che dấu nợ xấu.

3.3.3Đối với Vietcombank HSC:

- Vietcombank là một đơn vị hạch tốn tồn ngành nên mọi quy định nội bộ đều áp dụng chung cho cả hệ thống, luôn cả Chi nhánh An Giang.

- Hình thành các khối kinh doanh theo ngành dọc thống nhất từ HSC đến các Chi nhánh nhằm quản lý chuyên sâu, tránh sự chồng chéo trong quản lý và hạn chế rủi ro như khối bán buôn, khối bán lẻ…

- Triển khai phần mềm hỗ trợ đánh giá phân tích mức độ rủi ro của khách hàng khi thẩm định cho vay.

- Tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng (cán bộ khách hàng) và thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn để không ngừng nâng cao hiệu suất lao động của họ, tạo cho họ nhiều cơ hội thăng tiến.

- Thường xuyên bảo trì và nâng cấp hệ thống mạng nội bộ, hạn chế đến mức thấp nhất tần suất xảy ra sự cố kỹ thuật gây phiền hà cho khách hàng.

- Thu thập và phổ biến thông tin về thị trường trong nước và trên thế giới để hỗ trợ các chi nhánh trong hoạt động tín dụng và phịng ngừa rủi ro.

- Mua bảo hiểm rủi ro để chia bớt gánh nặng thiệt hại khi có phát sinh. 3.3.4Đối với Vietcombank An Giang:

- Mở rộng đầu tư cho các đối tượng liên quan xa gần đến hai thế mạnh của tỉnh là lúa và thủy sản.

- Giao hạn mức cho vay riêng theo từng cấp cán bộ (khơng bình qn hóa hạn mức này) tùy theo cấp bậc, năng lực đạo đức của mỗi người.

- Đảm bảo sự phân nhiệm tách bạch giữa ba bộ phận thẩm định cho vay, quản lý rủi ro và quản lý nợ của khách hàng nhằm hạn chế tiêu cực.

- Thực hiện đúng phương châm “Đổi mới - chuẩn mực - an toàn - hiệu quả”. - Đẩy mạnh cho vay hộ kinh doanh cá thể vì ít rủi ro, vốn quay vịng nhanh, lãi suất cao đóng góp đáng kể vào thu nhập chung.

- Mở rộng cung ứng dịch vụ vừa ít rủi ro tín dụng vừa thu được phí. - Tăng cường khâu giám sát kiểm tra trong tác nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong thời gian tới, cần đa dạng hóa khách hàng cùng ngành nghề cho vay, đổi mới quy trình tín dụng, tăng cường kiểm tra, kiểm sốt nội bộ, nâng cao chất lượng thẩm định, áp dụng phần mềm hỗ trợ. Ngoài nỗ lực của Chi nhánh An Giang, không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực từ HSC, NHNN Việt Nam cũng như NHNN Tỉnh An Giang để hồn thiện hoạt động tín dụng, phát huy lợi thế, khắc phục yếu kém nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietcombank An Giang, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cho vay. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa to lớn, góp phần lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh, đặc biệt giúp lãnh đạo chủ động thực hiện tốt khâu quản trị rủi ro nhất là RRTD nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Luận văn đã trình bày các khái niệm, nghiệp vụ tín dụng, những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong nền kinh tế thị trường. Luận văn cũng nghiên cứu chất lượng tín dụng trong NHTM, nghiên cứu mục tiêu, và các phương pháp nâng cao chất lượng tín dụng.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn chất lượng tín dụng tại Vietcombank An Giang, luận văn đã chỉ ra được những thuận lợi, hạn chế, những điểm mạnh và yếu của chi nhánh, chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đây là căn cứ để đưa ra các giải pháp cùng kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng tín dụng khi được thực hiện đồng bộ.

Ngồi ra, Chi nhánh cần quan tâm nâng cao nhận thức trách nhiệm đối với các cấp quản trị về chất lượng tín dụng để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Hồn thiện các giải pháp nhận dạng, đo lường, giám sát và ngăn ngừa RRTD.

Chi nhánh cần chú ý xây dựng các quy định đảm bảo an tồn tín dụng, phân tán rủi ro, trang bị công nghệ mới, xây dựng quy chế trách nhiệm cho vay, tăng cường cơng tác kiểm sốt thơng tin khách hàng. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM, Nhà nước cần phải luật pháp hóa và hồn thiện mơi trường pháp lý về các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Những kết quả nghiên cứu nêu trên chỉ đáp ứng một phần lĩnh vực nghiên cứu, đề tài cịn những thiếu sót nhất định và còn nhiều giải pháp cần được tiếp tục nghiên cứu. Tác giả kính mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý, trao đổi của q thầy cơ, các nhà khoa học, chuyên gia trong ngành cùng đồng nghiệp, giúp đề tài hoàn thiện hơn.

Tiếng việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên), Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thanh Phong, (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

2. Chu Thị Hương Giang, (2009), Ứng dụng Hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại

học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

3. Trần Huy Hoàng (chủ biên), Nguyễn Đăng Dờn, Trầm Thị Xuân Hương,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại vietcombank an giang (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w