3.3..1 .3 PR, tài trợ
4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề phát triển phối thức
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hoài
4.2.1 Triển vọng phát triển của thị trường thẻ ATM
Quy mô thị trường :
Theo số liệu của Ban chỉ đạo công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình thành phố Hà Nội, thành phố hiện có hơn 6,7 triệu người, mật độ dân số 1.918 người/km2, gấp 8 lần bình quân cả nước, đồng thời mỗi năm có hơn 100.000 trẻ được sinh ra, cùng với làn sóng nhập cư về Hà Nội dẫn đến mỗi năm quy mô dân số Hà Nội tăng thêm tương đương với dân số một huyện lớn (khoảng 200.000 người). Đây chính là tập khách hàng tiềm năng mà mỗi ngân hàng đang kinh doanh thẻ ATM hướng tới.
Bên cạnh đó, Hà Nội được đánh giá là một trong những thành phố có mức sống cao trên cả nước. Mặc dù tình hình lạm phát và ảnh hưởng của nền kinh tế nhưng theo số liệu đầu năm 2013 cho thấy tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 12,1%. Việc đời sống của người dân gia tăng và hoạt động tiêu dùng tăng sẽ là cơ hội lớn cho việc gia tăng sử dụng các dịch vụ thẻ ATM, đặc biệt là tại các nhà hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm,….
Hiện nay, xu hướng áp dụng khoa học kĩ thuật trong mỗi doanh nghiệp đã trở nên phổ biến, từ quá trình sản xuất kinh doanh cho tới việc trả lương cho người lao động bằng các phương tiện hiện đại đã được áp dụng triệt để. Việc dùng thẻ ATM để thanh tốn tiền cơng cho người lao động đã mang lại nhiều thuận tiện. Theo thống kê gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội có hơn 23.174 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, hơn 69 trường đại học và 22 trường cao đẳng. Đây chính là nơi cung cấp lượng khách hàng vô cùng tiềm năng cho mỗi ngân hàng
Xu hướng phát triển thị trường thẻ ATM :
Trong xu thế hội nhập quốc tế, tất cả các lĩnh vực kinh tế đều đứng trước cuộc cạnh tranh quyết liệt. Với ngành ngân hàng – tài chính, sự cạnh tranh càng khốc liệt hơn. Cơ chế như nhau, lợi ích, lãi suất mà các ngân hàng đem đến cho khách hàng cũng ngang nhau thì cơng nghệ được nhìn nhận sẽ trở thành yếu tố then chốt trong cuộc đua tìm kiếm sự ủng hộ của những người sử dụng dịch vụ. Đối với dịch vụ thẻ ATM cũng vậy. Công nghệ đã làm nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trên con đường hội nhập. Các ngân hàng luôn
luôn cố gắng đầu tư vào công nghệ của thẻ ATM. Chẳng hạn như ngân hàng HSBC, Đông Á cũng mạnh dạn đầu tư phát triển các cây ATM đặc biệt cho phép khách hàng gửi những khoản tiền lớn trực tiếp ngay tại các điểm rút tiền tự động mà không cần đến nơi giao dịch thông thường. Một xu hướng mới của cạnh tranh ngày nay nữa là các ngân hàng trước đây hoạt động đơn lẻ, thẻ ATM của ngân hàng nào chỉ có thể giao dịch được trên máy ATM của ngân hàng đó mà thơi nhưng hiện này các ngân hàng đã liên kết với nhau thành một hệ thống thẻ. Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm: i) Liên minh thẻ Vietcombank (nay là Cơng ty Smartlink) có 25 thành viên, với 2056 máy ATM (48%), 17.502 máy POS/EDC (57%) và số lượng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ (57%); ii) Liên minh thẻ Đơng Á có 5 thành viên tham gia đã phát hành 1.766.053 thẻ (21%), với 783 máy ATM (18%), 1682 máy POS/EDC (57%) và iii) Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn với số lượng máy ATM chiếm 62% (2654 máy), máy POS/EDC chiếm 46% (10.548) và đã phát hành 5.170.229 thẻ (chiếm 62%). Đặc biệt, sự kiện hệ thống thẻ Smartlink và Banknetvn bắt tay quy ATM về một mối đã giúp 70% thẻ ATM hiện có trên thị trường Việt Nam có thể hoạt động liên thơng với nhau.Các liên minh này đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau, tuy nhiên thị trường thẻ Việt Nam vẫn cịn manh mún, có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng, giữa các liên minh về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, cán bộ, cơng chức làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước (theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ). Tiện ích và các dịch vụ đi kèm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng chủ yếu để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ. Các máy ATM cũng mới chỉ chủ yếu phục vụ để rút tiền mặt còn các dịch vụ tiện ích đi kèm chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Đặc biệt khi chúng ta chưa xây dựng được một Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất tại Việt Nam.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hoài
Dịch vụ thẻ phát triển giúp cho khách hàng ngày càng tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ thanh toán hiện đại, thúc đẩy các ngân hàng thương mại tiếp tục phát triển mảng dịch vụ thanh tốn áp dụng cơng nghệ cao như dịch vụ homebanking, internet banking, mobile banking… Dự kiến đến cuối năm 2013 toàn thị trường đạt mức phát hành 20 triệu thẻ, trong đó 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn v.v. lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ. Phấn đấu đến năm 2020 con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Trong thời gian tới, thị trường thẻ Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh, là một thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng và lợi nhuận cho các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.
4.2.2 Quan điểm phát triển phối thức XTTM của PGD Quán Thánh – ngân hàngMaritime Bank Maritime Bank
Để giải quyết vấn đề cần nhìn vào phương hướng phát triển kinh doanh sản phẩm thẻ ATM của ngân hàng Maritime Bank.
Trong thời gian tới, Maritime Bank hướng tới mục tiêu trở thành top 10 ngân hàng được người tiêu dùng ưa chuông nhất Việt Nam. Lãnh đạo ngân hàng luôn mong muốn phát triển được mảng thị trường thẻ ATM để biến đây trở thành một trong những lĩnh vực mũi nhọn kinh doanh của ngân hàng. Với thị phần còn khá khiêm tốn như hiện nay, Ngân hàng xác định trong năm 2015 Maritime Bank sẽ lọt vào top 10 ngân hàng có thị phần cao với sản phẩm thẻ ATM và tốc độ tăng trưởng dự kiến là 50%/ năm.
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động XTTM của Maritime Bank với sản phẩm thẻ ATM, có thể nhận thấy những yếu kém cần khắc phục như sau : Một là, khắc phục tình trạng kém hiệu quả trong việc triển khai tuyên truyền các chương trình xúc tiến, đặc biệt là xúc tiến bán tới khách hàng
Hai là, phát triển các chương trình quảng cáo, PR cho phù hợp với năng lực của cơng ty
Ba là, hồn thiện kĩ năng nghiệp vụ cho nhân viên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ để đảm bảo hoạt động giao dịch cá nhân được diễn ra thuận lợi cho khách hàng.