Với đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý chất l−ợng một số sản phẩm chủ yếu tại Công ty cổ phần lâm sản Nam Định”. Trong quá trình thực hiện, tôi đã tìm hiểu và tham khảo một số tài liệu, đặc biệt là những luận án Tiến sĩ và luận văn Thạc sĩ; Do thời gian có hạn, cộng với những khó khăn trong công tác tìm kiếm và tra cứu tài liệu. Cho đến nay tôi đã chọn đ−ợc 5 tài liệu bao gồm cả luận văn Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ để phục vụ cho việc thực hiện đề tài, bao gồm:
1. Nguyễn Hữu Khoả (1995), Ph−ơng pháp đánh giá tổng hợp chất l−ợng hàng công nghiệp, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
2. Phạm Xuân Hậu (1997), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất l−ợng dịch vụ khách hàng, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
3. Bùi Nguyên Hùng (1998), Mô hình xác định mẫu trong quản lý chất l−ợng, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
4. Trần Văn Tài (1998), Nghiên cứu áp dụng ISO - 9000 vào công ty hoá chất, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
5. Trần Văn Chiến (1998), Hệ thống quản lý chất l−ợng theo ISO - 9000, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
Trong nội dung nghiên cứu của 5 tài liệu trên (trong đó có 3 là luận văn Thạc sĩ, 2 luận án Tiến sĩ), mặc dù mỗi tài liệu nghiên cứu về một nội dung cụ thể. Nh−ng nét chung nhất là đều trú trọng đến vấn đề chất l−ợng trong quá trình SXKD của các doanh nghiệp.
Cả năm tác giả đều chung quan điểm, khẳng định vai trò của vấn đề chất l−ợng đối với mục tiêu và h−ớng phát triển của doanh nghiệp.
- Tác giả Nguyễn Hữu Khoả muốn thông qua nghiên cứu của mình giải quyết một vấn đề rất quan trọng trong quản lý chất l−ợng: đó là ph−ơng pháp đánh giá
tổng hợp chất l−ợng, một công cụ hữu hiệu giúp cho công tác quản lý chất l−ợng sản phẩm đạt hiệu quả cao và cách thực hiện trong quá trình quản lý chất l−ợng.
- Tác giả Phạm Xuân Hậu lại muốn cụ thể hoá công tác quản lý chất l−ợng thông qua việc đ−a ra những giải pháp nâng cao chất l−ợng dịch vụ khách hàng, một trong những khâu quan trọng trong hoạt động SXKD của mỗi doanh nghiệp.
- Tác giả Bùi Nguyên Hùng thì h−ớng tới xây dựng một mô hình xác định mẫu nhằm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý chất l−ợng cho các doanh nghiệp.
- Hai tác giả Trần Văn Tài và Trần Văn Chiến cùng có một điểm chung, đó là nghiên cứu cụ thể về ISO 9000, bộ tiêu chuẩn chất l−ợng quốc tế hiện đang đ−ợc sử dụng rất phổ biến tại các DN trong và ngoài n−ớc. Nhằm tái khẳng định vai trò của bộ tiêu chuẩn này trong công tác quản lý chất l−ợng sản phẩm, giúp các DN hiểu rõ hơn và có sự lựa chọn đúng đắn tiêu chuẩn chất l−ợng mà DN mình cần h−ớng tới.
Điều mà các tác giả của những nghiên cứu trên đạt đ−ợc là cụ thể hoá h−ớng để đạt đ−ợc chất l−ợng sản phẩm dịch vụ một cách tối −u. Qua đó nhận biết đ−ợc những vấn đề quan trọng, cần quan tâm trong quá trình hoàn thiện quản lý chất l−ợng sản phẩm.
Qua tham khảo những nghiên cứu trên, giúp tôi trong việc đề ra những giải pháp cần thiết và sát thực để h−ớng tới việc hoàn thiện quản lý chất l−ợng sản phẩm tại Công ty cổ phần lâm sản Nam Định.