Sắp xếp thể chế để chuyển đổi Chính phủ số

Một phần của tài liệu Chinhphuso (Trang 68 - 69)

5. Phân bổ kinh phí như thế nào?

5.1. Sắp xếp thể chế để chuyển đổi Chính phủ số

81. Cơ cấu tổ chức thực hiện và phân bổ vốn cho chuyển đổi số của các quốc gia trên thế giới không ngừng thay đổi. Các chức năng chính của “Đơn vị chuyên trách chuyển đổi số” bao gồm dẫn đầu triển khai hoặc thí điểm các chương trình Chính phủ số then chốt, xem xét các dự án CNTT-TT từ góc độ tồn Chính phủ (bao gồm cả các tiêu chí về chia sẻ dữ liệu và dịch vụ được chia sẻ), cũng như dẫn đầu hiện đại hóa khu vực cơng và triển khai các sáng kiến kỹ năng số cho tồn Chính phủ. Những đơn vị này thường

được đặt trong bộ máy của Chính phủ, nhưng cấu trúc có thể khác nhau. Điều quan trọng nhất là họ có thể hồn thành hiệu quả những chức năng chính trong bối cảnh cụ thể của thể chế. Ví dụ, Bộ Tài chính Phần Lan có Tổng cục Chính phủ số. Bộ Xã hội tại Ítx-ra-en phụ trách về kỹ năng số (Hộp 8).14 Bảng 5 trình bày cơ chế quản trị cho chuyển đổi số ở các quốc gia đi đầu trong Chỉ số về Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc.

Bảng 5. Cấu trúc quản trị Chính phủ điện tử

STT Quốc gia Cơ quan đầu mối về CPĐT Kênh báo cáo

1. Đan Mạch Cục Số hóa Bộ Tài chính

2. Ốt-xtrây-lia Cục Chuyển đổi số (DTA) Cơ quan hành pháp thuộc bộ máy của Chính phủ và Thủ tướng

3. Sing-ga-po Vụ Cơng nghệ Chính phủ Văn phịng Thủ tướng

4. Hàn Quốc Cục Xã hội Thông tin Quốc gia (NIA) Bộ Khoa học, CNTT&TT 5. Anh Quốc Cơ quan Dịch vụ Số của Chính phủ (GDS) Văn phịng Chính phủ

6. Thụy Điển Cục Chính phủ số (DIGG) Bộ Tài chính

6. Phần Lan Vụ CNTT&TT Khu vực Cơng Bộ Tài chính

8. Niu Di-lân Bộ Nội vụ Bộ Nội vụ

9. Pháp Cục Số hóa Bộ Tài chính và Kinh tế

10. Nhật Bản Vụ Chiến lược CNTT Văn phịng Chính phủ

Nguồn: Tác giả.

82. Theo dõi kinh nghiệm của nhiều dự án CNTT&TT và chương trình chuyển đổi số của Chính phủ cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro hiệu quả. Các quốc gia như Anh Quốc rất chú trọng đến

chuyển đổi số, qua việc hình thành một trung tâm chun trách của Chính phủ để quản lý tốt tiến trình này, thực hành tiết kiệm và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Nhưng ngay cả các cơ quan có năng lực mạnh như Cơ quan Dịch vụ Số của Chính phủ Anh (Hộp 4) cũng có thể đã quá lạc quan, như kinh nghiệm triển khai chương trình Xác nhận định danh số đã được đề cập. Các nghiên cứu cho thấy việc dùng hình thức th ngồi để đơn giản giao dự án cho các nhà quản lý dự án và khu vực tư nhân không phải là biện pháp đem lại thành công. Ngược lại, trọng tâm là đảm bảo các dự án chuyển đổi số phải có nguồn tài chính đầy đủ liên tục và quản lý sát sao để đảm bảo thực hiện thành công.

Một phần của tài liệu Chinhphuso (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)