NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA GIAI ĐOẠN MỚ

Một phần của tài liệu Phuoc An xa anh hung (Trang 45 - 64)

Tháng 9-1954, đội quân tay sai Pháp đóng ở Phƣớc An đã rút hết, cịn lại chính quyền hội tề do Xã Vĩ, Quản Phát điều hành. Nhân dân Phƣớc An nổi lên phá tan khu dồn dân Gò Cát, Vũng Gấm, bung về xóm cũ. Những ngƣời tản cƣ cũng lần lƣợt trở về mảnh đất xƣa nay họ đã sống.

Hịa bình rồi, ai cũng sung sƣớng bắt tay ngay vào làm việc, ổn định đời sống sau những năm gian khổ ác liệt. Dọc hai bên tỉnh lộ 19, từ xóm Ngọn, Quới Thạnh, Vũng Gấm, Bào Bông đến Bà Trƣờng những mảnh vƣờn, thửa ruộng bỏ hoang từ lâu vì bom cày, đạn xới đã đƣợc dọn dẹp và trồng lên những hạt giống mới. Đó đây, những ngơi nhà xinh xắn lợp lá dừa chằm dựng lên san sát, sớm hôm bếp lửa bập bùng. Mọi ngƣời làm việc quên cả mệt nhọc. Chiều chiều trên bến rạch Cốc, rạch Mới, mƣơng Điều, thuyền ghe nhộn nhịp ra sông bắt tôm, đánh cá, quăng chài, đóng đáy. Sớm mai, tơm cá đầy khoang, xuôi đi khắp ngả. Ấp chợ lại buôn bán đông vui. Trên rừng Giồng, dƣới rừng Sác nƣờm nƣợp những ngƣời đi kiếm củi, làm than. Đêm đến, ông già, bà lão quây quần bên ngọn đèn uống trà, uống rƣợu, học chuyện những ngày đánh Tây gian khổ mà vui, bùi ngùi nhớ thƣơng những ngƣời đã khuất, những ngƣời còn đi xa, và suy tính cơng chuyện tƣơng lai, trong tiếng trống ếch, trống múa lân trên nhà hội đổ về gợi lên bao nhiêu là kỷ niệm đất chiến khu Phƣớc An thuở ấy.

Chín năm theo Đảng đứng lên đánh Pháp, ngƣời góp cơng, ngƣời góp của, ngƣời góp xƣơng máu, để có đƣợc cuộc sống tự do, yên ổn làm ăn, tự mình làm chủ mảnh đất của mình.

Ƣớc mong, hy vọng hịa bình, thống nhất đã là động lực thúc đẩy, cổ vũ nhân dân Phƣớc An bƣớc vào cuộc đấu tranh mới với kẻ thù tàn bạo hơn.

*

Cuối năm 1954, Mỹ ráo riết thúc ép Pháp trao chính quyền Bảo Đại cho Ngơ Đình Diệm thân Mỹ, lập nên cái gọi là “thủ tƣớng bù nhìn”, chuẩn bị điều kiện để phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Trong tình hình ấy, chấp hành sự chỉ đạo của trên, Huyện ủy Long Thành chủ trƣơng tổ chức lại hệ thống lãnh đạo từ huyện xuống xã, ấp cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Yêu cầu tổ chức gọn nhẹ, ngăn cách, bí mật, dựa vào nhân dân để bảo tồn lực lƣợng, lấy đấu tranh chính trị làm chính. Huyện ủy cử đồng chí Minh Chính về trực tiếp chỉ đạo xây dựng, củng cố chi bộ Phƣớc An. Hầu hết số cán bộ, đảng viên trong xã không đi tập kết đã móc nối nhau chọn địa điểm Cái Tròn,

Lồng Bàn, Cái Ngang làm căn cứ, dựng nhà cửa, đào hầm, hào, tổ chức đời sống, chuẩn bị lực lƣợng.

Tại căn cứ này, chi bộ xã đƣợc thành lập gồm 7 đảng viên: Tƣ Định, Tƣ Thanh, Mƣời Chiêm, Tám Nhòng, Bảy Bền, Sáu Nhu và Tƣ Tài. Đồng chí Tƣ Định đƣợc cử làm Bí thƣ.

Chi bộ đã tổ chức học tập ý nghĩa thắng lợi và các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ, học thƣ Bác Hồ, nhận định tình hình ta, địch. Sau đó đề ra nghị quyết lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của Phƣớc An trong giai đoạn mới. Nghị quyết chỉ rõ những vấn đề cơ bản là:

- Giáo dục cho đảng viên, cán bộ, nhân dân hiểu rõ ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định. Phổ biến các điều khoản của Hiệp định cho quần chúng làm cơ sở đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, buộc địch phải thi hành hiệp định. Đảng viên, cán bộ phải kiên định lập trƣờng chống hoài nghi, dao động, sợ khó, sợ khổ, hịa bình chủ nghĩa, giảm sút ý chí chiến đấu....

- Quyết tâm bám dân, bám đất, xây dựng cơ sở quần chúng ở tất cả các ấp, các công sở, kể cả trong lòng địch. Đồng thời vận động đồng bào hăng hái sản xuất, ổn định đời sống, cung cấp ngƣời và của cho cách mạng, tạo địa bàn cho huyện đứng chân và phát triển lực lƣợng về mọi mặt.

Trên cơ sở nghị quyết, sau hội nghị chi bộ, các đảng viên, cán bộ đƣợc phân công cụ thể về từng ấp sống và hoạt động hợp pháp, bán hợp pháp bí mật, tập hợp quần chúng dƣới nhiều hình thức “biến tƣớng” để đối phó với địch.

Đầu năm 1955, các ấp Bào Bông, Bà Trƣờng, Vũng Gấm đã xuất hiện “Hội đèn” với ý nghĩa có hịa bình, độc lập là tƣơi sáng. “Hội đèn” thu hút tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã. Ai vào “Hội đèn” đều đóng tiền mua đèn măng-xơng. Mỗi tháng, mua cho mỗi nhà một cái đèn, đến hết năm, nhà nào cũng có đèn măng- xơng thắp sáng rực khắp xóm ấp. “Hội banh” tập hợp thanh niên vận động vui chơi lành mạnh. “Hội múa lân”, trò chơi cổ truyền của bà con trong xã, có tới hàng trăm ngƣời tham gia. Tết năm đó, “Lân râu bạc” của Phƣớc An lại đƣợc dịp đi múa khắp huyện Long Thành, thu hút đông đảo ngƣời coi. “Hội đình chùa” cũng ra đời. Nhân những ngày cúng đình, cúng miễu đƣa vấn đề Hiệp định ra bàn luận. Nhờ vậy, nhân dân đã nắm đƣợc các điều khoản của Hiệp định để đấu tranh với địch.

Nổi bật là “Hội phụ huynh học sinh” do ơng giáo Canh (tức đồng chí Năm Y) tổ chức. Ơng giáo Canh là cán bộ Việt Minh hoạt động ở Phú Hội, đƣợc tổ chức bí mật gài qua Phƣớc An làm nghề dạy học, nhờ thế ơng nhanh chóng tập họp đƣợc đông đảo phụ huynh và học sinh trong xã yêu sách với chính quyền đƣơng thời mở trƣờng dạy học chữ quốc ngữ, buộc hội tề phải chấp thuận. Sau mấy tháng các ấp

Chợ, Bào Bông, Vũng Gấm, đã dựng đƣợc trƣờng học mới, với sáu giáo viên. Từ đó con em nhân dân Phƣớc An đều đƣợc đến trƣờng học chữ quốc ngữ.

Đêm đến, học sinh tụ lại một nơi vui múa lân, tập múa, tập hát “vũ khúc hịa bình”, “nơng tác vũ”. Bài ca, điệu múa của học sinh đã góp phần khuyến khích mọi ngƣời hăng say lao động sản xuất, đấu tranh gìn giữ hịa bình. Phong trào văn nghệ của học sinh Phƣớc An là một trong những phong trào nổi tiếng của huyện. Cuối năm ấy, địch có chủ trƣơng hủy bỏ sách giáo khoa cũ thay vào đó nền giáo dục lai căng kiểu Mỹ. Thầy trò Phƣớc An vẫn tổ chức học theo sách giáo khoa cũ, không ai mua sách giáo khoa mới. Cứ dằng co nhƣ thế đến hàng năm địch khơng làm gì đƣợc.

Tháng 2 năm 1955, cùng với nhân dân các đô thị và nơng thơn tồn miền Đông, tại xã Phƣớc An đã nổ ra một cuộc đình cơng, bãi chợ địi hịa bình thống nhất đất nƣớc. Theo kế hoạch của chi bộ xã, ngày hơm đó chợ Phƣớc An khơng một ai đến họp. Trên rừng Giồng, dƣới rừng Sác chẳng ai đi làm. Công sở cũng bỏ trống. Riêng ông Một, ngƣời lái xe đò chở khách cho chủ Tri từ Phƣớc An lên Long Thành là trƣờng hợp khó xử: Nếu khơng cho xe chạy thì chủ sẽ đuổi việc, cúp lƣơng hoặc gây khó dễ cho ơng. Ơng đắn đo rồi nghĩ ra một kế: cho xe chạy khỏi bến chừng 500 thƣớc giả đị trúng gió ơm bụng quằn quại. Xe dừng lại, hành khách vội vàng đƣa ông về nhà cấp cứu, rồi lục tục kéo nhau ai về nhà nấy. Chiếc xe đị nằm đó cho đến sáng hơm sau. Thế là hơm ấy khơng một ai ra khỏi xã. Cuộc đình cơng bãi chợ hồn tồn thắng lợi.

Tháng 3-1955, Mỹ Diệm thực hiện kế hoạch tiêu diệt các giáo phái thân Pháp để thống nhất quân đội tay sai thân Mỹ. Sau khi cách chức tổng giám đốc công an của Bình Xuyên, Diệm mở chiến dịch tấn cơng vào lực lƣợng Bình Xun của Bảy Viễn đóng ở đơ thành. Quân tƣớng tan tác, Bảy Viễn dẫn một lực lƣợng khoảng bốn nghìn tên về Rừng Sác, nơi cách đây 5 năm (1948) y đã tự lột trần bộ mặt phản bội, đầu hàng làm tay sai cho thực dân Pháp, phá hoại quân đội cách mạng Bình Xuyên, chống lại cách mạng, chống lại nhân dân. Trong số tàn quân của Bảy Viễn có một tiểu đồn do thiếu tá Bảy Mơn chỉ huy về đóng tại Ba Gioi.

Với bản chất là đội quân tay sai của Pháp, lính dƣới quyền của Bảy Viễn đã gây khơng ít tai họa cho nhân dân các xã ven Rừng Sác: giết ngƣời, cƣớp giật ghe thuyền, tôm cá, nhiều ngƣời bị đánh đập, bắt bớ, nhiều ngƣời đang đi làm củi, đánh cá cũng bị bắt, bị cƣỡng bức đi chặt cây, làm lá xây dựng căn cứ cho các đơn vị của Bảy Viễn hàng tuần.

Nhƣng dƣới sự lãnh đạo của chi bộ, nhân dân Phƣớc An cũng nhƣ nhân dân các xã khác, vẫn kiên trì chịu đựng, thực hiện chủ trƣơng của Đảng đem tình thƣơng và chính nghĩa cách mạng góp phần vận động lơi kéo chuyển hóa những phần tử tiến bộ trong lực lƣợng Bình Xuyên của Bảy Viễn về với cách mạng. Qua

nhiều lần thăm dị, tiếp xúc, ơng Bảy Mơn đã nhận ra lòng dân ăn ở trƣớc sau nhƣ một, con đƣờng của Đảng mãi mãi là con đƣờng đúng đắn nhất. Ông quyết định đƣa tiểu đồn của mình với cách mạng. Tháng 7-1955, đƣợc sự hƣớng dẫn giúp đỡ của chi bộ và đồng bào Phƣớc An, lực lƣợng của ông đã tổ chức bao vây bức hàng đồn Phƣớc Thọ. Tên Đáp chỉ huy đại đội đóng giữ đồn này phải đầu hàng. Đơn vị của ông bắt gọn đại đội ấy thu tồn bộ vũ khí giao cho cách mạng. Tháng 9-1955, Diệm mở chiến dịch “Hoàng Diệu” đánh tan 4.000 quân của Bảy Viễn trong rừng Sác. Bảy Viễn chạy ra Vũng Tàu sang Pháp, cũng là lúc ông Bảy Mơn đem đơn vị của mình đến đóng tại Phú Mỹ rồi kéo về chiến khu Đ theo Đảng đánh Mỹ, Diệm.

Nhân khi Bảy Viễn rút chạy, bỏ lại nhiều kho tàng, súng đạn, máy móc thơng tin, chi bộ Phƣớc An đã kịp thời tổ chức cất giấu đƣợc khoảng 10 tấn vũ khí, đạn dƣợc và hai máy thơng tin chơn ở khu Gị Cát, Gị Cỏ và vƣờn ông Năm Lƣơng ấp Bà Trƣờng. Vài ngày sau, khi quân của Diệm tới truy lùng tàn qn của Bảy Viễn, vì có điệp báo, chúng đã khui lấy mất một số, còn một số chi bộ chủ trƣơng giao cho đảng viên và cơ sở cất giấu để sử dụng trong lúc cần thiết sau này.

Tháng 3-1956, Ngơ Đình Diệm tuyển cử riêng lẻ, lập quốc hội bù nhìn thân Mỹ, tạo ra bộ mặt hợp pháp, hợp hiến và ráo riết xây dựng bộ máy ngụy quyền từ trung ƣơng, tỉnh, quận đến xã, ấp nhằm chống phá hiệp thƣơng tổng tuyển cử thống nhất đất nƣớc đã đƣợc Hiệp định Giơ- ne-vơ quy định. Trƣớc tình hình ấy, đƣợc sự chỉ đạo của huyện, chi bộ Phƣớc An kịp thời ra nghị quyết vạch kế hoạch chống phá cuộc bầu cử của Diệm tại xã. Chi bộ đã phân cơng các đảng viên, cơ sở nịng cốt triển khai vận động nhân dân trong xã chống bầu cử. Liên tiếp suốt mấy ngày truyền đơn và khẩu hiệu chống phá bầu cử rải khắp nơi trong xã. Đêm nào ta cũng đột ấp, tới những gia đình có ngƣời làm hội tề, dán giấy cảnh cáo hoặc khéo léo vận động họ bỏ việc. Một số hội tề hoảng sợ đem sổ sách giấy tờ lên nhà hội trả cho chính quyền ngụy và xin từ chức.

Đúng 5 giờ sáng ngày bầu cử, ngày 4-3-1956, hai trái mìn do hai đồng chí Năm Lƣơng và Sáu Dũng giật nổ tung, cách địa điểm bầu cử chừng 50 mét làm chính quyền hội tề hoảng hốt, phải hỗn bầu cử tới chiều mới tổ chức lại đƣợc. Khi nhân dân bị cƣỡng bức đi bầu, lực lƣợng ta ngăn chận không cho đi, tạo ra lý do để đồng bào đấu tranh khơng bỏ phiếu. Hơm đó khoảng nửa số cử tri trong xã đi bầu đã xé phiếu phản đối cuộc bầu cử riêng lẻ của Diệm.

Lợi dụng cuộc bầu cử này, ông giáo Canh và ông xã Vĩ đã làm thẻ cử tri cho toàn thể cán bộ, đảng viên gửi ra căn cứ để anh em có điều kiện ra vào hợp pháp.

Ơng Vĩ là xã trƣởng nên thƣờng gọi là ơng Xã Vĩ. Ơng là đảng viên cộng sản từ trong kháng chiến chống Pháp. Đến năm 1951, khi xã Phƣớc An bị chiếm đóng, ơng đƣợc tổ chức gài vào hoạt động trong chính quyền ngụy. Để hoạt động khơn khéo, cho đến năm 1956 ông vẫn là xã trƣởng hội tề đồng thời vẫn thực hiện đƣợc

những nhiệm vụ của chi bộ mà trực tiếp do đồng chí Minh Chính, đồng chí Tƣ Định giao cho trong cuộc bầu cử này, đƣợc đồng bào ủng hộ, ông lại đƣợc bầu làm xã trƣởng, mặc dù Mƣời Hiếm, tên mật vụ của Diệm gài vào Phƣớc An, luôn theo dõi ông từng bƣớc.

Tháng 7-1956, trong nhà tù Tam Hiệp, Biên Hòa, anh em tù chính trị phá ngục vƣợt ra. Đƣợc tin ấy, chi bộ xã Phƣớc An đã phân cơng cán bộ đi đón các ngả trong khu vực, cứu thốt 30 đồng chí đƣa về căn cứ, giúp đỡ cho anh em ăn ở ba ngày, sau đó tổ chức thuyền ghe đƣa qua sông Nhà Bè.

Cũng năm đó, Ngơ Đình Diệm đã ra mặt chống phá Hiệp định Giơ-ne-vơ bằng việc thiết lập chính quyền thân Mỹ, củng cố quân đội tay sai và ráo riết đánh phá cơ sở cách mạng. Tại Phƣớc An, chúng tăng cƣờng lực lƣợng mật vụ, hiến binh, thành lập lực lƣợng nhân dân tự vệ, đƣa Quản Phát lên chỉ huy, đánh phá các cơ sở xã.

Tình hình ấy địi hỏi chi bộ Đảng xã phải tăng cƣờng sự lãnh đạo trong nhân dân các ấp để đói phó với địch. Tháng 11-1956, chi bộ mật của Phƣớc An đã ra đời gồm các đồng chí Năm Lƣơng, Võ Thành Trung, Bảy Thành, Mƣời Túc, Ba Vĩ, Năm Mơn, Tƣ Do... Đồng chí Năm Lƣơng đƣợc chỉ định làm Bí thƣ. Nhiệm vụ của chi bộ mật lúc này là hoạt động bí mật giữ thế hợp pháp, xây dựng cơ sở nhân dân trong lòng địch, phát triển nòng cốt cách mạng tại các ấp Bào Bông, Vũng Gấm, Bà Trƣờng, Quới Thạnh và xóm Ngọn, vận động đồng bào chống phá mọi thủ đoạn của địch, nắm tình hình địch, tình hình dân, thƣờng xuyên báo ra ngoài, đồng thời bổ sung lực lƣợng cho chi bộ lộ. Phƣơng châm hoạt động là bí mật, bám dân, bám phong trào.

Cuộc họp đầu tiên của chi bộ mật đƣợc tổ chức tại nhà ơng Bả Hịa, ấp Bào Bơng. Ơng Ba Vĩ là ngƣời trực tiếp gác cho chi bộ họp. Trong cuộc họp này các đảng viên trong chi bộ đã thảo luận và nhất trí với nhiệm vụ đƣợc giao, xây dựng quyết tâm, bàn kế hoạch thực hiện và bắt tay vào hành động.

Kể từ năm đó, ở Phƣớc An đã hình thành hai chi bộ: chi bộ lộ gồm những đảng viên hoạt động vịng ngồi và chi bộ mật gồm những đảng viên đang sống hợp pháp trong nhân dân. Sự ra đời của chi bộ mật đã đánh dấu bƣớc phát triển mới của phong trào cách mạng Phƣớc An, tạo ra sức mạnh lãnh đạo nhân dân trong lòng địch, làm cơ sở vững chắc xây dựng lực lƣợng quần chúng để đối phó với thủ đoạn mới của kẻ thù,

II. NỔI DẬY

Từ tháng 2 năm 1957, địch mở chiến dịch “Trƣơng Tấn Bửu” đánh phá phong trào cách mạng các tỉnh miền Đông, tại Phƣớc An, địch từng bƣớc tiến hành “quốc sách tố cộng” để tách dân ra khỏi Đảng, đánh bật cơ sở cách mạng.

Tháng 10 năm 1958, địch thiết lập tại xã một bộ máy kìm kẹp gồm 12 tên cán bộ xây dựng nông thôn, một tiểu đội hiến binh của chi khu Long Thành, một tiểu đội lính tổng đồn dân vệ, kết hợp với tình báo, điệp báo, tâm lý chiến chìm, nổi, ngƣời địa phƣơng cũng có, ngƣời nơi khác đến cũng có. Bọn này thƣờng luồn lỏi trong dân tun truyền gây tâm lý hồi nghi, tìm tịi tung tích các tổ chức của ta và những ngƣời kháng chiến cũ để lập hồ sơ báo cho cảnh sát Long Thành, bắt bớ,

Một phần của tài liệu Phuoc An xa anh hung (Trang 45 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)