Chủng virút Beijing-1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng vi rút Beijing-1 để ứng dụng sản xuất vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt trên tế bào Vero tại Việt Nam (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.3. Chủng virút sản xuấtvắc xin Viên não Nhật Bản

1.3.2. Chủng virút Beijing-1

Chủng Beijing-1 được phân lập từ người năm 1949 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.Tại Trung Quốc, chủng Beijing-1 được cấy truyền 70 đời và đạt được tất cả các tiêu chuẩn như chủng Nakayama nên được sử dụng để sản xuất vắc xin trong nhiều năm qua. Nhật Bản bắt đầu sử dụng chủng Beijing-1cùng với chủng Nakayama –NIH để sản xuất vắc xin VNNB cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu từ năm1989[45, 46].

Các cơng trình nghiên cứu của Kurane và Takasaki dựa trên kết quả của các nghiên cứu, thử nghiệm khác nhau cho thấy đáp ứng miễn dịch của vắc xin VNNB sản xuất từ hai chủng Nakayama và Beijing-1 đềuđạt được 94% sau 3 mũi tiêm. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra trí nhớ miễn dịch dịch thể và miễn dịch đặc hiệu trung

gian tế bào đạt được ít nhất 3 năm sau mũi tiêm thứ 3. Nghiên cứu về kháng thể trung hòa cho thấy các vắc xin VNNB sản xuất từ các chủng khác nhau đều có khả năng trung hịa với tất cả các genotype (5 genotypes) khác nhau của vi rút viêm não Nhật bản. Điều này chứng tỏ vi rút VNNB chỉ tồn tại duy nhất 1 serotype. Đây cũnglà một lợi thế cho sản xuất vắc xin VNNB. Các nghiên cứu của nhiều tác giả cũng cho thấy chủng Beijing-1 tạo kháng thể trung hòa cao hơn chủng Nakayama và các chủng khác [6].

Wills và cs cũng có kết quả tương tự khi dùng chủng SA14-14-2, Nakayama và Beijing-1. Cả 3 chủng đều tạo miễn dịch bảo vệ trên người kháng lại các chủng vi rút VNNB hoang dại. Một số nghiên cứu gần đây chứng minh rằng, gây miễn dịch với vắc xin sản xuất từ chủng Beijing-1 có đáp ứng kháng thể 100% với cả 2 chủng Nakayama và chủng Beijing-1.

Nghiên cứu của Ku và cs (1994) đã kết luận vắc xin sản xuất từ chủng Beijing-1 có đáp ứng kháng thể cao và miễn dịch chéo rộng với các chủng VNNB khác như chủng JaGar-01 và E-50, hiệu giá kháng thể cao hơn khi so sánh với vắc xin sản xuất từ chủng Nakayama.

Từ các kết quả nghiên cứu thu được trên, Bộ y tế và Bộ ngoại giao Nhật Bản chấp nhận: Chủng Beijing-1 tạo kháng thể trung hòa cao và phản ứng chéo rộng với tất cả các chủng VNNB ở các vùng khác nhau nên lựa chọn chủng Beijing-1 thay chủng Nakayama để sản xuất vắc xin VNNB từ năm 1989.

Ở châu Á chủng Nakayama và Beijing-1 được chọn để sản xuất vắc xin vì khả năng nhân lên rất nhạy trên não chuột và có phản ứng chéo với các chủng khác trên chuột. Kết quả cho thấy chủng Beijing-1 có hiệu giá cao hơn và phản ứng chéo rộng với các chủng VNNB lưu hành ở các vùng khác nhau so với chủng Nakayama[16, 47, 48, 49, 50, 51].Châu Á là vùng dịch tễ lưu hành của bệnh VNNB nên việc giám sát dịch tễ học bệnh viêm não ngày càng phát triển ở Châu Á và nghiên cứu về miễn dịch chéo giữa các chủng VNNB là rất cần thiết.

Với các đặc điểm nổi trội như trên, hiện nay nhiều nhà sản xuất chọn chủng Beijing-1 để sản xuất vắc xin VNNBtrong đó có Việt nam vì các chủng VNNB lưu

hành ở Việt Nam có cùng genotype III với các chủng đang dùng để sản xuất vắc xin như Beijing-1, Nakayama, SA14-14-2, Beijing-3,....

Hình 1.3. Một số vắc xin VNNB sản xuất từ chủng Beijing-1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng vi rút Beijing-1 để ứng dụng sản xuất vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt trên tế bào Vero tại Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w