Xây dựng kế hoạch tài chính chặt chẽ, phù hợp, sát với tình hình thực tiễn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng vinaconex – PVC (Trang 107)

1.1 .Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Cơng ty Cổ

3.2.5. Xây dựng kế hoạch tài chính chặt chẽ, phù hợp, sát với tình hình thực tiễn.

thực tiễn.

Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc xây dựng kế hoạch tài chính chặt chẽ, phù hợp là một việc thiết yếu để có thể nhìn nhận cụ thể về những thuận lợi, khó khăn, tìm ra các giải pháp, phương hướng hoạt động cho công ty trong năm kế tiếp. Kế hoạch càng chu đáo, kỹ lưỡng và sát thực thì càng thuận lợi trong việc huy động và sử dụng vốn hiệu quả, đạt được mục tiêu kinh doanh. Nội dung của kế hoạch tài chính cần đầy đủ các bộ phận sau:

+ Dự kiến nhu cầu tài chính thơng qua thiết lập bảng cân đối kế tốn mẫu của DN. Bảng cân đối kế toán mẫu sẽ cho chúng ta thấy được nhu cầu vốn mà doanh nghiệp phải huy động để đáp ứng cho hoạt động của DN trong tương lai, mặt khác nó cịn cho biết chi tiết cách phân bổ vốn của DN và nguồn vốn cần huy động.

+ Dự kiến kế hoạch lưu chuyển tiền tệ: Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ là dự kiến dòng tiền ra và dòng tiền vào trong kỳ từ các hoạt động của DN, thơng qua đó cân đối giữa dịng tiền vào và dòng tiền ra để xác định số tiền thừa hoặc thiếu trong kỳ.

+ Lựa chọn các biện pháp tổ chức, điều chỉnh đảm bảo nguồn lực tài chính được sử dụng hiệu quả. Mặc dù, chúng ta đã có lợi nhuận giữ lại tái đầu

tư để đáp ứng nhu cầu vốn chủ sở hữu tăng thêm của DN, tuy nhiên cũng có thể số lợi nhuận khơng đủ đáp ứng nhu cầu vốn đó, vì vậy địi hỏi DN phải thực hiện điều chỉnh lại các chính sách để đảm bảo nguồn lực huy động đủ đáp ứng nhu cầu vốn của DN, thậm chí phải điều chỉnh lại cả kế hoạch kinh doanh để cho DN khơng bị căng thẳng về tài chính, hay là rơi vào tình trạng tăng trưởng nóng.

3.2.6. Nâng cao chất lượng cơng tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp.

Từ phân tích về mặt lý thuyết ở chương 1, và về mặt thực tiễn ở chương 2 ta thấy rằng, chất lượng của cơng tác phân tích tài chính doanh nghiệp ở Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC rất quan quan trọng. Chính vì vậy, ban lãnh đạo cơng ty cần chú trọng hơn nữa tới cơng tác phân tích tài chính.

Về phía ban lãnh đạo: Nhìn nhận đúng đắn vai trị của cơng tác phân

tích tài chính doanh nghiệp trong doanh nghiệp mình. Từ đó, cần đưa ra những tiêu chí, văn bản chỉ đạo khoa học thống nhất để làm đường lối cho cán bộ phân tích tài chính thực hiện. Phân tích tài chính doanh nghiệp cần đảm bảo sự liên kết các yếu tố nhân sự, thông tin, phương pháp phân tích, cơ sở vật chất với nhau. Để có được điều này thì ban lãnh đạo của cơng ty chính là nhân tố quyết định.

Về chất lượng các thơng tin: ban kế tốn của cơng ty cần cung cấp các

số liệu một cách khoa học, trung thực, chính xác để đảm bảo chất lượng đầu ra của việc phân tích. Vì thơng tin kế tốn chính là đầu vào của q trình phân tích tài chính doanh nghiệp, nếu thơng tin đầu vào chưa chính xác thì sản phẩm đầu ra là các báo cáo phân tích khơng thể phản ánh chân thực tình hình tài chính của cơng ty được. Ngồi báo cáo tài chính, người làm phân tích tài

chính cịn cần phải dựa vào các báo cáo quản trị của doanh nghiệp mình để có những đánh giá sát sao và kịp thời.

Về chất lượng nguồn nhân sự làm phân tích tài chính: Người làm quản

lý tài chính phải có tầm nhìn, tư duy nhạy bén, và đồng thời phải nắm vững kiến thức về cả kế tốn lẫn tài chính. Người làm tài chính phải có phẩm chất đạo đức là khách quan và trung thực. Đối với tình hình phân tích tài chính hiện tại của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC, em xin đề xuất phương án nên thuê các nhà phân tích tài chính độc lập từ các cơng ty kế toán – kiểm toán độc lập để giúp cơng ty đặt những nền móng đầu tiên cho bộ máy phân tích tài chính của mình.

3.2.7. Tiếp tục hồn thiện cơng tác quản trị tài chính, nâng cao trình độquản lý doanh nghiệp cũng như trình độ chun mơn của người lao động. quản lý doanh nghiệp cũng như trình độ chun mơn của người lao động.

Mặc dù nhận thức được vai trị quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp đối với sự phát triển của đơn vị, tuy nhiên, việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của cơng ty để tìm ra những thế mạnh, hạn chế, đưa ra phương hướng hoạt động và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua còn chưa hoàn thiện và triệt để, chưa thực sự được quan tâm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay, công tác này giúp cho nhà quản lý có cái nhìn chính xác nhất về tình hình cụ thể của cơng ty, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Vì vậy, cơng ty cần quan tâm hơn nữa tới việc phân tích tài chính doanh nghiệp, dựa trên việc lập kế hoạch phân tích cụ thể, tiến hành phân tích và báo cáo kết quả phân tích, góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác quản trị tài chính doanh nghiệp, giúp cải thiện những hạn chế ở thời điểm hiện tại.

Tách riêng bộ phận kế toán và tài chính ra riêng hay giữ nguyên phụ thuộc vào lựa chọn của công ty, tuy nhiên hàng năm công ty nên tổ chức thêm

nhiều lần phân tích kết quả kinh doanh của mình, thuê các tư vấn viên từ bên ngồi.

Bên cạnh đó, khơng thể phủ nhận vai trị hàng đầu của yếu tố con người trong phát triển hoạt động kinh doanh cho cơng ty. Do vậy, nâng cao trình độ quản lý đội ngũ lãnh đạo là vấn đề cần thiết của bất cứ doanh nghiệp nào. Cơng ty cần có kế hoạch cụ thể để tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo nâng cao hiểu biết chun mơn, trình độ quản lý thông qua đầu tư tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới, đào tạo cán bộ trẻ có năng lực, nâng cao trách nhiệm, tinh thần lao động, tăng nhiệt huyết với công ty.

3.2.8. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động.

Đội ngũ lao động là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây là nguồn lực vô cùng cần thiết giúp biến những nguồn lực vô tri khác thành những sản phẩm hồn thiện và có chất lượng. Trong q trình sản xuất kinh doanh lao động tác động đến mọi phía, đến mọi q trình hoạt động từ khâu thu mua nguyên vật liệu, chế tạo ra sản phẩm đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hay nói cách khác lao động là nguồn gốc sáng tạo ra mọi của cải vật chất cho xã hội. Do đó cơng ty cần phải phát huy được sức mạnh của đội ngũ lao động, cũng như tạo điều kiện để cho họ có cơ hội thăng tiến và phát triển. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần:

+ Công ty cần nâng cao têu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm.

+ Khuyến khích người lao động khơng ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.

+ Có chính sách lương thưởng cơng bằng, làm theo năng lưc, hưởng theo nhu cầu. Ln động viên và có sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời đối với cán bộ cơng nhân viên và lao động trong cơng ty.

Nhìn chung cơng ty đã có nhận thức về vai trị quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo, thể hiện bằng việc công ty đã có những chương trình đào tạo cơng nhân trực tiếp sản xuất về những kiến thức có liên quan đến cơng nghệ, tổ chức công tác thi đua, khen thưởng, nâng bậc cho công nhân lao động, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đội ngũ quản lý… Tuy nhiên hình thức đào tạo chưa thực sự phong phú vì mới dừng lại ở hình thức cử cán bộ chủ chốt đi học hay đi bồi dưỡng nghiệp vụ. Vì thế cơng ty cần mở rộng nội dung đào tạo kết hợp nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật với nâng cao năng lực quản trị của đội ngũ lao động và quản lý. Để thực hiện được mục tiêu trên, cơng ty cần:

+ Xây dựng chính sách tuyển dụng, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực chặt chẽ. Biết rõ tình độ từng người lao động để có thể sắp xếp cơng việc phù hợp cũng như bố trí những khóa bồi dưỡng, nâng cao, bổ sung kiến thức và trau dồi kinh nghiệm thích hợp.

+ Chủ động tổ chức các lớp hay các khóa đào tạo cho từng lớp cơng nhân và đội ngũ quản lý. Bên cạnh việc nâng cao tình độ, cơng ty cũng cần phải tổ chức những buổi giao lưu thân thiết, tạo cơ hội cho người lao động hiểu rõ bộ máy quản lý, thêm yêu công việc đồng thời cũng là cơ hội cho những nhà quản lý nắm được đâu là những gì mà người lao động cần để có thể đáp ứng kịp thời.

+ Trích lập ngân quỹ phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ lao động…

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập, với nền kinh tế thị trường cịn non trẻ nên việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp là hết sức cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên. Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác quản lý của mỗi doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng tới quyết định trong quản lý và đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển chung, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC cũng đang tìm cho mình những hướng đi đúng để mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị thường.

Trong q trình thực tập tại cơng ty, được sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Phạm Thị Vân Anh, và dựa trên những kiến thức đã được trang bị tại trường

Học viện Tài chính, kết hợp với q trình khảo sát thực tế, em xin đưa ra một số giải pháp có tính chất tham khảo với mong muốn góp phần hồn thiện hơn cơng tác tổ chức quản lý hoạt động tài chính tại Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC. Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ nhận thức nên trong q trình phân tích các số liệu và đánh giá khơng tránh khỏi những thiếu sót. Nên em rất mong nhận được sự đóng góp của q thầy cơ và các bạn để em có thể tiếp tục hồn thiện hơn bài luận văn này.

Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phạm Thị Vân

Anh cùng q thầy cơ trong Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp đã tận tình

hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo, các anh chị trong phịng Tài chính – Kế

tốn cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC đã chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập tại công ty.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, 4/2016

Sinh viên thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” – Học viện Tài chính, xuất bản năm 2015, NXB Tài chính.

2. Giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp” – Học viện Tài chính, xuất bản năm 2010, NXB Tài chính.

3. “Tài chính doanh nghiệp – Lý thuyết, bài tập và bài giải”. Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống kê, năm 2007.

4. “Tài chính doanh nghiệp hiện đại” Gs. Ts Trần Ngọc Thơ, NXB Thống kê, năm 2010.

5. Luật Doanh nghiệp năm 2014.

6. Báo cáo ngành xây dựng năm 2015, FPT Securities, tháng 05/2015. 7. Báo cáo tài chính thường niên của của cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây

dựng Vinaconex – PVC năm 2014, 2015.

8. Một số website: www.cafef.vn, www.vneconomy.vn, www.gso.gov.vn,

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng vinaconex – PVC (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)