2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty In Tài chính trong thờ
2.2.2.4. Tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ của cơng ty in Tài chính
* Tình hình quản lý TSCĐ
Việc quản lý TSCĐ của cơng ty in Tài chính diễn ra theo một trình tự nhất định, từ khâu mua sắm ban đầu đến khi thanh lý, nhượng bán.
- Việc tổ chức mua sắm TSCĐ:
Cơng ty In Tài chính là đơn vị chun sản xuất theo đơn đặt hàng, do đó dựa trên lượng đơn đặt hàng hiện có, kết hợp dự kiến đơn đặt hàng thời gian tiếp theo, phòng tài vụ và phòng kế hoạch lập kế hoạch mua TSCĐ và trình ban giám đốc. Trong phương án mua được duyệt đã bao gồm loại TSCĐ, nơi
đặt hàng, cách thức thanh tốn theo dự kiến,... Một số loại tài sản cơng ty có thơng số kỹ thuật không sẵn trên thị trường mà công ty phải đặt hàng với nơi sản xuất. Khi bàn giao TSCĐ là máy móc, thơng thường tổ cơ điện của cơng ty là nơi xem xét tình trạng kỹ thuật của máy và nhận bàn giao. Nếu những máy móc q phức tạp thì cơng ty phải th chun gia cùng tham gia kiểm định tài sản.
- Khi tài sản đã được bàn giao xong và đi vào hoạt động:
Tại phịng tài vụ: Kế tốn TSCĐ có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của TSCĐ thông qua hệ thống sổ, thẻ chi tiết TSCĐ, bảng kê TSCĐ, các bảng trích khấu hao TSCĐ. Kế tốn TSCĐ cũng thường xuyên theo dõi tình hình ngun giá và giá trị cịn lại của TSCĐ. Đồng thời, thông qua sổ theo dõi TSCĐ để nắm được nguồn hình thành TSCĐ, từ đó kiến nghị với kế tốn trưởng và giám đốc tỷ lệ trích khấu hao sao cho phù hợp, vừa đảm bảo phục vụ sản xuất kịp thời, vừa nhanh chóng thu hồi vốn.
Tại nơi sử dụng TSCĐ:
Nếu TSCĐ là máy móc, thiết bị sản xuất : được giao trực tiếp cho các quản đốc phân xưởng. Họ có trách nhiệm chỉ đạo cơng nhân vận hành máy, bảo dưỡng máy thường xuyên và sửa chữa máy theo đúng yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu về an toàn lao động.
Nếu TSCĐ là phương tiện vận tải: phương tiện vận tải được giao cho chính các bộ phận cần sử dụng. Thơng thường, trách nhiệm đó được giao cho chính các lái xe. Những người này phải tự chịu trách nhiệm về phương tiện được giao.
Nếu TSCĐ là thiết bị, dụng cụ quản lý: trách nhiệm quản lý những TSCĐ này thuộc về chính các phịng ban trực tiếp sử dụng chúng.
Việc gắn TSCĐ với người lao động là biện pháp được công ty sử dụng các năm qua và rất có hiệu quả. Cơng ty khơng có hiện tượng mất mát tài sản hay hỏng hóc lớn TSCĐ. Nếu có sự cố đều được phát hiện và sửa chữa kịp thời. Trường hợp tổ cơ điện của công ty không thể sửa chữa được những hỏng hóc đó thì cơng ty sẽ th kỹ sư ngồi sửa chữa để tài sản nhanh chóng quay và guồng hoạt động .
Do có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng, TSCĐ của công ty được quản lý chặt chẽ, có điều kiện phát huy năng lực sản xuất góp phần vào sự lớn mạnh và trưởng thành của cơng ty.
- Tình hình sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ:
Tổ cơ điện của cơng ty có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, tu sửa máy móc thiết bị và thực hiện kế hoạch đó. Nếu có phát sinh sửa chữa lớn TSCĐ, tổ cơ điện phải trình phương án cho phịng kế hoạch sản xuất, kết hợp với phòng tài vụ để đánh giá giữa hiệu quả TSCĐ được sửa chữa đó mang lại với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, từ đó có quyết định phù hợp. Trong năm 2013, tổ cơ điện của cơng ty đã hồn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác quản lý dây chuyền công nghệ, chỉ đạo việc duy tu, bảo dưỡng thiết bị đúng kế hoạch, phục vụ đầy đủ nhu cầu sản xuất của cơng ty. Trong năm cũng khơng có trường hợp nào phải sửa chữa lớn TSCĐ, cũng phát sinh những hỏng hóc nhỏ đều do tổ cơ điện tự sửa chữa.
* Tình hình sử dụng TSCĐ
Tình hình sử dụng TSCĐ cơng ty in Tài chính năm 2013 được thể hiện qua bảng 2.9 (Xem trang bên)
Theo số liệu bảng 2.9, cơng ty khơng có TSCĐ khơng cần dùng chờ thanh lý. Cơng ty có dự trữ TSCĐ, đây là những TSCĐ công ty đầu tư mua
sắm thêm nhưng vẫn cịn đang trong q trình trang bị bổ sung, lắp đặt và vận hành thử nên vẫn chưa đưa vào sản xuất.
Trong số các TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh, TSCĐ cịn phải trích khấu hao chiếm tỉ trọng lớn và khơng có sự thay đổi tỷ trọng cuối năm so với đầu năm là 91,44%, năm 2012 TSCĐ cịn phải trích khấu hao 307.216.042.126 đồng, con số này năm 2013 là 307.206.704.819 đồng. Cũng dễ hiểu vì trong năm 2013 cơng ty gần như giữ ngun bộ TSCĐ của mình mà khơng có nhiều khoản mua sắm đầu tư mới nên cơ cấu và nguyên giá TSCĐ chỉ biến động nhỏ.
Nhiều TSCĐ của Công ty đã khấu hao hết nhưng công ty vẫn đưa vào sử dụng chưa thanh lý. Việc để lại các TSCĐ cũ trong sản xuất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sản xuất của công ty.