3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh
3.2.4. Tăng cường quản lý hàng tồn kho
Đối với các DN, VLĐ đầu tư vào HTK gọi là vốn về HTK. Việc quản lý HTK rất quan trọng vì: vốn về HTK chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản của DN và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ của DN. Việc duy trì một
lượng vốn về HTK thích hợp sẽ mang lại cho DN sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh: tránh được việc phải trả giá cao hơn cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ hoặc do chậm chễ trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng. Mặt khác việc dữ trữ HTK hợp lý giúp DN tránh được tình trạng ứ đọng hàng hóa.
HTK là khoản mục chiếm phần lớn giá trị VLĐ của cơng ty (hơn 99%), trong đó chủ yếu vốn tồn kho nằm ở các sản phẩm còn dang dở, thành phẩm và phần ít cịn lại là ở nguyên liệu vật liệu và cơng cụ dụng cụ. Trước tình hình đó, cơng ty có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:
Đối với các khoản chi phí SXKD dở dang chiếm giá trị rất lớn trong giá trị HTK và có xu hướng tăng. Cơng ty nên đẩy mạnh hơn nữa q trình thi cơng và hồn thành các sản phẩm cịn dang dở để nhanh chóng thu tiền về giải phóng vốn tồn kho, tránh để thất thốt vốn, kéo dài chu kỳ sản xuất gây lãng phí vốn
Xác định đúng đắn lượng hàng hóa cần mua trong kỳ và lượng HTK dự trữ hợp lý. Tránh tình trạng dự trữ q lớn lượng hàng khơng cần thiết, làm giảm tốc độ chu chuyển HTK, gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận của DN.
Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để đạt các mục tiêu: giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có lợi cho DN và tất cả gắn liền với chất lượng hàng hóa phải đảm bảo.
Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu. Cần áp dụng thưởng, phạt tài chính để tránh tình trạng bị mất mát, hao hụt qua mức nguyên vật liệu trong kho bị kém phẩm chất. Đồng thời, công ty phải thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng vật liệu bị ứ đọng, khơng phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số hàng hóa đó, thu hồi vốn.