CHƯƠNG 3 : BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
3.1 Bài học đối với các cơ quan Nhà nước
3.1.1 Cần có định hướng đúng đắn cho hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu da giày là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam, có đóng góp hàng năm khoảng 1/10 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và được xác định là mặt hàng xuất khẩu chiến lược với giá trị xuất khẩu luôn chiếm khoảng 90% giá trị sản xuất của toàn ngành da giày trong nước. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của ngành vẫn tồn tại những vấn đề bất cập khi da giày Việt Nam lại quá lệ thuộc vào một thị trường dù được coi là ngành xuất khẩu lớn của cả nước với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đạt trên dưới 4 tỷ. Phụ thuộc quá lớn vào thị trường EU với tỷ lệ xuất khẩu của giày dép Việt Nam mỗi năm lên đấy 60 – 70% nên khi có tình huống bất lợi xảy ra thì ngay lập tức cả ngành sản xuất rơi vào thế lao đao. Ngun nhân chính của tình trạng này là do Chính phủ và Hiệp hội ngành hàng đã khơng quan tâm đúng mức đến việc định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp nước nhà cũng chưa có tầm nhìn xa, chỉ tập trung đánh vào thị trường có lãi, thu được nhiều lợi nhuận. Kết quả là xuất khẩu da giày Việt Nam phụ thuộc lớn vào thị trường EU, khi mất sân chơi này thì các doanh nghiệp cũng khơng tìm được phương án ứng phó hợp lý.
Hơn nữa, việc tập trung xuất khẩu vào một thị trường cũng sẽ khiến các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực ở thị trường nhập khẩu, và cụ thể trong trường hợp này là EU cảm thấy bị đe dọa khi thị phần của hàng hóa Việt Nam ngày càng lớn. Đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến việc giày dép Việt Nam bị Liên minh ngành sản xuất da giày Châu Âu kiện bán phá giá. Vậy nên, Chính phủ có vai trị rất quan trọng trong việc định hướng giúp doanh nghiệp da giày Việt Nam quản trị tốt hơn hoạt động xuất khẩu của mình.
3.1.2 Chính phủ và các cơ quan Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá Nam trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá
Vụ kiện chống bán phá giá da giày Việt Nam tại thị trường EU trên thực tế đã cho thấy các doanh nghiệp Việt đang rất mong mỏi có được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các cơ quan quan trọng trong việc ứng phó vụ kiện. Ngay khi nhận được thơng tin về vụ
kiện, các doanh nghiệp đã ngay lập tức liện hệ với cơ quan có chức năng nhằm tìm hiểu thơng tin và tham vấn các biện pháp đối phó. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp giày mũ da thời điểm đấy chỉ nhận được câu trả lời chung chung cùng thái độ hết sức dè dặt. Các thông tin mà doanh nghiệp muốn biết cũng được công bố rất muộn, cùng lúc với báo đài đưa tin và tất cả mọi người đều biết rõ.
Không chỉ ở cấp nhà nước, khi các doanh nghiệp da giày Việt Nam tìm đến sự hỗ trợ tại các cơ quan chính quyền địa phương thì các quan chức chính quyền cũng khơng am hiểu hết các vấn đề về vụ kiện, thậm chí cịn phải giải thích cho họ các khái niệm hết sức cơ bản về bán phá giá. Một điều có thể thấy rõ rằng sự chia sẻ, hỗ trợ của các cơ quan có chức năng là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp cho công tác ứng phó với vụ kiện nhưng lại khơng được như kỳ vọng. Vậy nên Chính phủ và các cơ quan Nhà nước cần cố gắng hỗ trợ mọi vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong các vụ kiện chống bán phá giá.
Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp cần phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá. Chính q trình chứng minh hoạt động theo cơ chế thị trường của các doanh nghiệp đã giúp Việt Nam rút ra bài học này. Theo luật chống bán phá giá của EU, để được điều tra trực tiếp dựa trên các chi phí thực tế của mình, các doanh nghiệp phải chứng minh được với cơ quan điều tra rằng họ hoạt động theo cơ chế thị trường với 5 tiêu chí đã được quy định từ trước. Tuy nhiên, bởi sự khác nhau giữa chuẩn mực kế tốn Việt Nam với báo cáo tài chính quốc tế nên các doanh nghiệp khó có thể thỏa mãn được điều kiện thứ hai về việc “được kiểm toán độc lập theo các tiêu chuẩn kiểm tốn quốc tế”. Thực tế thì cả 8 doanh nghiệp da giày Việt Nam trong nhóm điều tra mẫu đều khơng đáp ứng tiêu chí này, do đó đều khơng chứng minh được là hoạt động theo cơ chế thị trường. Chế độ hạch toán kế toán trong nước chưa đạt chuẩn quốc tế, hệ thống kiểm tốn cịn yếu kém, chưa chính xác, chưa trung thực và chưa có uy tín trên thế giới đã làm hạn chế đáng kể khả năng tự vệ của các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, cơ chế khai báo mã số hải quan chưa chặt chẽ cũng là một bất lợi nữa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Trong vụ kiện da giày vừa rồi, nhiều doanh nghiệp
Việt Nam muốn rà soát lại xem những mã hàng bị áp thuế có số lượng bao nhiêu đã không thể làm được do phần lớn các mã hàng đều được ghi chung chung là 6403 trong khi EU dùng đến mã tám chữ số. Điều này đã khiến cho số liệu của chúng ta không thể hiện được hết các chi tiết cần thiết và cũng gây ra khó khăn cho người làm cơng tác đàm phán. Những trường hợp cần thiết như này, chúng ta mới thấy được cách ghi nhận số liệu, thông tin đối với các mã hàng xuất khẩu của Việt Nam có vấn đề. Cơ quan Hải quan Việt Nam đã quá dễ dàng và đôi lúc là hời hợt trong việc ghi nhận kê khai mã hàng xuất khẩu từ các doanh nghiệp khi khơng có u cầu chặt chẽ như thơng lệ của nước nhập khẩu và thế giới.