CHƯƠNG 2 : ỨNG DỤNG CỦA INTERNET OF THINGS TRONG VẬN TẢI VÀ LOGISTICS
2.3. Ứng dụng Internet of Things trong giao hàng cuối cùng (last-mile delivery)
Khi nói đến chuỗi cung ứng, q trình “cuối cùng” thực sự giao sản phẩm đến tay khách hàng có thể làm nên tên tuổi của một cơng ty nhưng cũng có thể phá vỡ hình ảnh của cơng ty đó. Các tác động có liên quan đến q trình giao hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận, mối quan hệ với khách hàng, tái kinh doanh, và dịng tiền của doanh nghiệp.
Q trình cuối cùng trong việc giao hàng phụ thuộc rất lớn vào nhân công, mà nhu cầu của khách hàng đang ngày càng trở nên phức tạp hơn, các điểm vận chuyển tiếp tục tăng lên nhiều lần, do vậy mà các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Họ cần phải tìm được cách giải quyết sáng tạo cho khâu vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng này. Những giải pháp này phải tiện lợi và tiết kiệm, đem đến giá trị cho khách hàng cuối cùng cũng như hiệu quả trong việc vận hành cho doanh nghiệp. IoT trong “chặng cuối” (last-mile) có thể kết nối các doanh nghiệp logistics với người nhận hàng một cách vô cùng hiệu quả, và thực sự dẫn đến những mơ hình kinh doanh hồn tồn mới.
Hệ thống IoT được sử dụng cho q trình giao hàng cuối cùng với mục đích làm cho việc gom hàng từ các mailbox được tối ưu nhất. Những bộ phận cảm biến được đặt trong các hộp mailbox để xác định xem mailbox có hàng hay khơng, nếu khơng có thì nó gửi một đi tín hiệu, tín hiệu này sẽ được xử lý trong “thời gian thực”
(real-time). Người giao hàng có thể bỏ qua cái hộp rỗng đó, đồng nghĩa với việc sẽ tối ưu hoá được quãng đường gom hàng mỗi ngày. Các doanh nghiệp khởi nghiệp như Postybell đã lắp đặt các cảm biến ở gần nhau để xác định xem hàng đã được bỏ vào mailbox cá nhân hay chưa, đồng thời cũng kiểm soát được độ ẩm trong mailbox để giữ an toàn cho các kiện hàng hố. Sau đó, người giao hàng gửi thơng báo đến điện thoại của người nhận hàng thơng qua GSM. Ví dụ, họ có thể được nhắc nhở về việc kiểm tra mailbox hoặc theo dõi tình trạng của mailbox khi họ đang đi du lịch. Người dùng có thể lắp đặt những tủ bưu kiện cá nhân ở ngay trước cửa nhà mình thay vì phải đến bưu điện. Mơ hình này đã được áp dụng ở Đức. Tuy nhiên, khi mà lượng thư từ giảm đi, cịn lượng hàng hố tăng lên, thì trong tương lai các tủ đồ tự động điều chỉnh nhiệt độ sẽ dần dần thay thế các mailbox truyền thống và đảm bảo an tồn cho mọi bưu kiện, hàng hố và các vật dụng dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường.
Các mailbox kết nối này chỉ là một phần của xu hướng “nhà thông minh” mà con người đang bắt đầu ứng dụng vào cuộc sống. Một ví dụ điển hình của việc áp dụng IoT trong cuộc sống là tủ lạnh kết nối. Nó theo dõi ngày hết hạn của các sản phẩm đang được lưu trữ, phát hiện sản phẩm sắp sử dụng hết và đặt hàng trực tuyến một cách tự động. Việc cung cấp tự động và vận chuyển trước thời hạn như thế đã đem đến một số gợi ý cho bên cung cấp dịch vụ logistics. Lấy ví dụ như, hệ thống cảm biến có thể phát hiện ra kho hàng của các nhà bán lẻ đang trong tình trạng thiếu hụt hàng hoá, hệ thống sẽ tự động đặt đơn hàng ở trung tâm phân phối gần nhất, tiết kiệm thời gian và tránh việc hết hàng dẫn đến giảm doanh thu. Amazon thậm chí đã cấp bằng sáng chế cho một thuật tốn mà có thể dự đốn được đơn hàng của khách hàng trước khi anh ta xác nhận đơn hàng, để có thể kích hoạt vận chuyển trước thời hạn, nhằm đưa sản phẩm đến tay người mua nhanh nhất. Vì thế, bằng việc kết hợp dữ liệu cảm biến với dữ liệu của khách hàng, trong tương lai, các nhà cung cấp dịch vụ logistics có thể cung cấp các dịch vụ vận chuyển đặc biệt, trước thời hạn cho các gia đình và doanh nghiệp địa phương.
Một trường hợp sử dụng IoT được phát sinh từ mức độ phổ biến của các sản phẩm và thiết bị thơng minh trong gia đình là “địa chỉ giao hàng linh hoạt”. Ngày nay, hầu hết những người mua hàng trực tuyến sẽ được lựa chọn một địa chỉ giao hàng theo mong muốn hoặc chọn một cách khác thay thế là giao hàng đến các trạm bưu kiện. Rất nhiều thử nghiệm đã được tiến hành để cung cấp dịch vụ giao hàng linh hoạt hơn, nhưng một trong những vấn đề then chốt là việc cân đối được “real- time delivery” đến địa chỉ giao hàng, khớp với các khoảng nghỉ, hay còn gọi là khoảng thời gian đợi khách hàng nhận bưu kiện của mình nhằm tạo nên chu trình hoạt động hiệu quả và tiết kiệm cho bên cung cấp dịch vụ logistics. Với việc sử dụng các giải pháp IoT, các bưu kiện được gắn nhãn sẽ làm cho người nhận có được thơng tin về thời gian bưu kiện sẽ tới hoặc liệu địa chỉ có cần phải thay đổi hay không khi mà họ đang đi làm. Nếu việc giao hàng được lên kế hoạch trong ngày xác định, khách hàng có thể đổi địa chỉ nhận hàng sang nhà hàng xóm nếu đang có mặt ở nhà hoặc chuyển đến nơi họ đang làm việc gần đó. Nếu lịch trình của khách hàng trong ngày hơm đó khơng được thơng báo rõ ràng, các thiết bị thông minh trong nhà gắn bộ phận cảm biến có thể nhận biết liệu người nhận hàng có ở nhà hay khơng và truyền thơng tin lại cho người giao hàng trước thời gian thực sự đi giao hàng. Với các nhà cung cấp dịch vụ logistics, họ có thể áp dụng hệ thống phân tích dữ liệu về lịch sử vị trí trên điện thoại của khách hàng (và phải được sự chấp nhận sử dụng dịch vụ của khách hàng), người giao hàng có thể yêu cầu xác nhận về thông tin thời gian và địa điểm giao hàng mong muốn từ phía khách hàng.
Một số mơ hình kinh doanh mới nhằm kiếm thêm doanh thu và tối ưu hố tuyến đường đưa hàng trở về kho cũng có thể thực hiện nhờ IoT bằng cách IoT sẽ kết nối người giao hàng với khách hàng xung quanh họ. Các doanh nghiệp start-up mới đầy sáng tạo như Shyp đang phát triển những cách thức mới để gửi sản phẩm đi và thực hiện pick-ups. Pick-ups là việc khi khách hàng mua đồ trực tuyến và muốn trả lại món đồ ấy cho người bán, họ sẽ cần đóng gói món hàng, dán thơng tin về sản phẩm và nơi muốn trả lại, thả vào hịm pick-ups. Cơng ty vận chuyển sẽ gom hàng và gửi hàng về đúng địa chỉ. Trong trường hợp này, khách hàng chỉ cần chụp
một bức ảnh của đồ vật mà họ muốn được vận chuyển, và nhập tất cả thông tin giao hàng lên ứng dụng, và nhân viên của Shyp sẽ đi lấy sản phẩm đó để đóng gói và gửi đi. Thơng qua IoT, nhà cung cấp dịch vụ Logistics có thể giải quyết vấn đề cho các khách hàng muốn gửi hàng đi nhưng khơng có thời gian hoặc phương tiện để đi đến bưu điện hoặc chuẩn bị và đóng gói hàng hố để đem trả lại.
Với sự phát triển của item-level tagging, khi RFID và các tag cảm biến trở nên phổ biến, chúng ta hồn tồn có thể tin tưởng rằng, mỗi một sản phẩm sẽ được theo dõi thông qua một nhãn thông minh NFC kết hợp với các cảm biến để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Việc phổ biến rộng rãi các nhãn in thơng minh với chi phí thấp này sẽ giúp người tiêu dùng có được những sản phẩm với chức năng hiển thị cao cấp hơn nhiều lần so với trước kia. Lấy ví dụ, khi socola và các loại sản phẩm dễ hư hỏng khác được đặt trực tuyến, khách hàng có thể sử dụng điện thoại thông minh của họ, thông qua nhãn NFC để kiểm tra thời gian đến của hàng hoá và nhiệt độ chính xác được duy trì trong suốt q trình vận chuyển, hoặc phát hiện được khi bao bì bị rách vỡ. Ở trong từng hộ gia đình hay tại các trung tâm thương mại, khách hàng có thể quét các sản phẩm thịt gia cầm được đóng gói để biết nhiệt độ lí tưởng để duy trì sản phẩm từ khi nó được đóng gói cho đến khi nó về đến tủ lạnh gia đình. Đối với thị trường B2C trong ngành dược phẩm, khách hàng cuối cùng có thể kiểm tra xem sản phẩm là thật hay giả trước khi sử dụng thông qua công nghệ này.
Thinfilm - một doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sản xuất thiết bị in điện tử, gần đây đã hợp tác với Xerox để tạo ra số lượng lớn các nhãn in ghi nhớ thông minh. Thinfilm đã thử nghiệm với Diageo trên chai rượu whiskey thông minh, nhãn có thể cho khách hàng thấy các thơng tin chi tiết của sản phẩm cũng như các chương trình khuyến mãi. Nếu việc cung cấp chi tiết thơng tin về sản phẩm này được phổ biến cho tất cả các mặt hàng, thì các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong khâu giao hàng cuối cùng có thể có được rất nhiều thơng tin về sản phẩm trong bưu kiện (giả định rằng đã được khách hàng cho phép). Ví dụ như họ có thể biết được là liệu sản phẩm mà họ đem đi giao có yêu cầu sự chú ý đặc biệt nào về nhiệt độ hoặc chúng có dễ vỡ và hư hỏng hay khơng. Tất nhiên, điều này sẽ làm cho việc vận
chuyển trở nên phức tạp hơn nhưng nó cũng tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nâng cấp tiêu chuẩn dịch vụ của mình lên đối với khách hàng, đặc biệt là khách hàng cuối cùng.
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆC ÁP DỤNG INTERNET OF THINGS TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI VÀ LOGISTICS