Thị phần tiêu thụ bia tại thị trường Việt năm 2017

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THƯƠNG vụ ma kỷ lục TRONG HOẠT ĐỘNG FDI của VIỆT NAM 2009 2018 THAIBEV – SABECO (Trang 39 - 42)

Theo số liệu trên, sau khi Sabeco bị mua lại bởi tập đoàn nước ngoài, thị phần của các hãng bia lớn trong thị trường bia Việt Nam vẫn khơng có sự thay đởi nhiều. Đó vẫn đang do 3 ơng lớn là Sabeco, Heineken và Habeco làm chủ với tỉ lệ lần lượt là >40%, ~25% và >15%. Vài năm trở lại đây, phân khúc bia tầm trung và giá rẻ tăng trưởng chậm lại, ở mức khiêm tốn 3,7%. Phân khúc bia cao cấp tăng trưởng đến 7,2%, do các nhãn hiệu Heineken, Tiger và Sapporo chi phối.

3.3.1.2. Xu hướng sản xuất

- Để ứng phó với sức ép cạnh tranh trước những địi hỏi ngày càng cao của thị trường, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các hãng bia đã không ngừng đổi mới sản phẩm, cung cách kinh doanh và tập trung vào nguồn nhân lực với mục tiêu gắn kết hơn với người tiêu dùng, đổi mới nhận diện sản phẩm với hình ảnh hiện đại, trẻ trung.

+ Các hãng bia áp dụng đổi mới trong cách tiếp cận nhằm gắn kết hơn với người tiêu dùng, tạo hiệu ứng tích cực, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng nhất là giới trẻ.

+Tập trung nghiên cứu các sản phẩm mới với mục tiêu chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng, với giá cạnh tranh cao.

3.3.2. Tác động tới Thaibev

Việc mua lại 53,39% vốn tại Sabeco đã khiến thị phần của Thaibev ở khu vực ASEAN tăng từ 23% lên 26%, theo Bangkok Post. Việc gia tăng thị phần trong khu vực ASEAN của ThaiBev, thực chất đến từ thị phần mà Sabeco đang nắm giữ tại Việt Nam. Sabeco hiện nắm giữ thị phần lớn nhất, với 42,2%. Điều này đồng nghĩa đại gia Thái Lan đang thực sự sở hữu hơn 22% lợi ích tại thị trường bia Việt, vốn có sức tiêu thụ cao nhất khu vực, và thứ 3 ở châu Á, chỉ sau Nhật và Trung Quốc.

3.3.3. Tác động tới Sabeco3.3.3.1. Thương hiệu 3.3.3.1. Thương hiệu

Một câu hỏi quan trọng được đặt ra sau thương vụ “Liệu thương hiệu bia quốc gia 140 năm lịch sử có biến mất hay khơng”. Trên mạng xã hội và một số trang web cũng xuất hiện những bình luận rằng lo lắng thương hiệu “bia Sài Gòn”, “bia 333”, Sabeco sẽ khơng cịn. Cũng có người cho rằng khơng nên bán nhiều như thế, vì đây là doanh nghiệp lớn, làm ăn có lãi, đóng ngân sách gần chục nghìn tỷ mỗi năm… Nhưng nhìn vào mức giá mà nhà đầu tư chi ra là 320.000 đồng/cổ phiếu Sabeco, cao gấp 3 lần mức giá khi cổ phiếu Sabeco lên sàn cách đây một năm, ngay các nhà kinh tế cũng dùng từ “đắt đỏ” để nói về giá này. Việc sẵn sàng trả giá cao cho thấy nhà đầu tư rất hiểu thị trường Việt Nam ưa chuộng sản phẩm của Sabeco như thế nào; hiểu từng nhãn hiệu bia Sabeco đã được định vị ra sao; và hiểu nhu cầu của thị trường gần 100 triệu dân có thể mang lại lợi nhuận cho họ trong tương lai. Đó là những lợi thế rất lớn mà nhà đầu tư khơng “dại gì” sớm nghĩ tới việc thay đổi hoặc bỏ đi thương hiệu của Sabeco, một doanh nghiệp tồn tại 140 năm. Do đó, chuyện lo mất thương hiệu quốc gia chưa phải là vấn đề đặt ra ngay lúc này.

Bên cạnh đó, ơng Bùi Trường Thắng, Phó Cục trưởng Cục Công Nghiệp, Bộ Công Thương đã khẳng định: “Mua vì thương hiệu thì họ sẽ khơng bao giờ đánh mất thương hiệu đó, hoặc huỷ nó đi. Vì như vậy họ sẽ tự phá vỡ mục tiêu của họ về mặt kinh tế. Nhà nước vẫn giữ lại 36% để giữ lại quyền phủ quyết về ngành nghề kinh doanh, đầu tư, thương hiệu,… và đó là một trong những giải pháp để bảo vệ thương hiệu bia Sài Gòn”

3.3.3.2. Tình hình kinh doanh:

Sản lượng và doanh thu

Kể từ khi đổi chủ, kết quả kinh doanh của Sabeco có xu hướng chững lại về cả mặt sản lượng và doanh thu.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sabeco 2018)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THƯƠNG vụ ma kỷ lục TRONG HOẠT ĐỘNG FDI của VIỆT NAM 2009 2018 THAIBEV – SABECO (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)