Theo tài liệu gửi các cở đơng, năm 2018, Sabeco có mức lợi nhuận sau thuế là 4.403 tỷ đồng và kế hoạch của năm 2019 là 4.716 tỷ đồng. So với mức 4.949 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của năm 2017 được thông báo trong Đại hội đồng cở đơng thường niên hồi tháng 7/2018, có thể thấy, năm đầu tiên hoạt động với sự biến động mạnh mẽ về cổ đông và Ban Điều hành đã có những tác động khơng nhỏ tới kết quả kinh doanh của Sabeco. Đa phần những sự tăng trưởng này không quá khả quan, tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với thời điểm trước thương vụ thoái vốn. Nhưng đây cũng là điều dễ hiểu khi một hệ thống đởi chủ, tất yếu nó sẽ gây ra những trì hỗn nhất định trong sản xuất.
Giá cổ phiếu
Biểu đồ 12: Khối lượng và giá cổ phiếu Sabeco tháng 12/2017
Biểu đồ 13: Khối lượng và giá cổ phiếu Sabeco năm 2018
Biểu đồ 14: Khối lượng và giá cổphiếu Sabeco đến ngày 16/5/2019
Dựa vào 3 đồ thị trên , ta thấy khối lượng và giá cở phiếu của Sabeco có sự biến đởi mạnh mẽ và liên tục từ khi tiến hành M&A.
Với thông tin Nhà nước bán hơn 53% cở phần Sabeco, cở phiếu SAB đã có giai đoạn bứt phá ngoạn mục và có thời điểm leo lên gần 350.000 đồng/cp, trở thành cở phiếu có thị giá lớn nhất thị trường chứng khốn Việt Nam. Sau đó, giá cở phiếu liên tục giảm. Phiên giao dịch 20/12, cổ phiếu SAB tiếp tục giảm sàn, xuống cịn 267.000 đồng/cở phiếu, tương đương mức giảm 7% và “trắng bên mua” khi cuối phiên vẫn còn dư bán sàn. Sáng ngày 21/12, cổ phiếu SAB lại tiếp tục rơi xuống mức 253.000đ/CP. Một trong nhưng lí do khiến cở phiếu SAB giảm giá mạnh là do mức giá Vietnam Beverage mua 320.000 đồng/cổ phiếu được đánh giá là quá cao so với các phương pháp định giá thông thường, hay “control premium” mà chúng ta đã nhắc tới.
3.3.3.3. Bộ máy nhân sự+ lãnh đạo:
Nhân sự trước quá trình M&A khá phức tạp, liên quan đến nhiều mối quan hệ “con ơng cháu cha”- mang tính chất đặc trưng của bộ máy quản lí của các cơng ty nhà nước ở Việt Nam. Sự tham gia của ThaiBev trong bộ máy nhân sự đã tạo sự cải tổ mạnh mẽ trong hệ thống nhân sự với tiêu chí: năng lực và bình đẳng, cởi mở minh bạch.
Tháng 7/2018, Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018, cổ đông SABECO đã bầu ra Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới 2018 -2023. Trong đó, Ơng Koh Poh Tiong được bầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ngồi ra, Đại hội đồng cở đơng 2018 cũng thông qua việc thay đổi cấu trúc quản trị công ty (thay thế Ban Kiểm soát bằng Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị).
Trong số 7 thành viên HĐQT Sabeco, có 3 thành viên là đại diện của Thaibev, 2 đại diện của Bộ Công thương và 2 thành viên HĐQT độc lập, gồm: • Ơng Koh Poh Tiong, Chủ tịch HĐQT, đại diện của Thaibev
• Ơng Micheal Chye Hin Fah, đại diện của Thaibev • Bà Trần Kim Nga, đại diện của Thaibev
• Ơng Nguyễn Tiến Dũng, Kế toán trưởng Sabeco, đại diện của Bộ Cơng thương
• Ơng Pramoah Phornprapha, thành viên HĐQT độc lập • Ơng Nguyễn Tiến Vỵ, thành viên HĐQT độc lập
Bên cạnh đó, hai vị trí quan trọng nhất trong ban lãnh đạo Sabeco là Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc đều do nhân sự Thaibev nắm giữ, lần lượt là ông Koh Poh Tiong và ông Neo Gim Siong Bennett.
**Q trình huyển đổi từ cơng ty nhà nước sang cơng ty tư nhân
Gặp gỡ báo chí sau 6 tháng ẩn trong hang để cải tổ Sabeco, CEO không giấu giếm những khó khăn khởng lồ mà ơng phải vượt qua để chuyển đởi mơ hình hoạt động của cơng ty này. Tởng giám đốc Sabeco Bennett Neo cho biết 6 tháng qua các lãnh đạo tập đồn “im hơi lặng tiếng” vì lo chuyển đởi mơ hình hoạt động. Vị CEO người Singapore nhiều lần nhấn mạnh nhiệm vụ của ông là đưa Sabeco chuyển mình thành doanh nghiệp đủ tầm cạnh tranh trên tồn cầu, mở đầu bằng việc tái cấu trúc cơng ty sau thương vụ mua lại.
Bản chất Sabeco là một hệ thống công ty khổng lồ phức tạp về cả cấu trúc lẫn quan hệ, để chuyển đổi công ty lớn như vậy là một nhiệm vụ rất khủng cần nhiều thời gian và nguồn lực và sự kiên nhẫn. Vậy q trình chuyển đởi từ một tập đồn Nhà nước sang tập đồn cở phần mà người Thái kiểm soát diễn ra như thế nào? “Nếu phức tạp thì mình làm mọi cách để nó đơn giản hơn. Trong trường hợp này, tinh giảm, cắt giảm những thứ thừa thãi và tiết kiệm chi phí”- CEO Neo Gim Siong Bennett chia sẻ.
Từ sau khi ông Koh Poh Tiong được thông qua làm Chủ tịch HĐQT, Sabeco đã có nhiều chiến lược thay đởi các kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là cắt giảm ngân sách quảng cáo, tiếp thị và hỗ trợ, Quỹ khen thưởng phúc lợi (nếu đạt kế hoạch) và Quỹ công tác xã hội cũng như tiền lương HĐQT, Ban kiểm toán nội bộ, từ 25%-30% so với thực hiện năm 2017. (Hồng Phúc, 2019)
3.3.3.4. Định hướng phát triển
- Định dạng thương hiệu:
Theo nhận định của CEO Sabeco Bennett Neo; hiện tại so với Heineken và Tiger thì thương hiệu của Sabeco khơng rõ ràng, cụ thể lại hơi cũ. Mục tiêu
mà CEO đang hướng tới là phân loại lại các thương hiệu rõ ràng, khác biệt hơn và mỗi thương hiệu sẽ đánh vào phân khúc khác nhau để tạo bước đột phá doanh thu từ các phân khúc đó.
Sabeco đang có thế mạnh ở phân khúc bia tầm trung, bình dân. Trong khi đó, ở phân khúc bia cao cấp lại đang chịu sự chi phối của các tên tuổi ngoại như Heineken, Tiger và Sapporo. Đáng chú ý thị phần của Tiger gia tăng từ việc chiếm thị trường của các dòng bia trung cấp như bia 333 và bia Hà Nội.
Ngày 10/1/2018, Sabeco đã chính thức ra mắt sản phẩm mới – Bia Cao cấp SAIGON GOLD. Đây là một bước tiến lớn để khẳng định gía thương hiệu của mình trong phân khúc cao cấp của Sabeco. Và chỉ sau một tháng có mặt tại thị trường, Saigon Gold đã ngay lập tức được người tiêu dùng đón nhận và tạo nên một cơn sốt chưa từng có trên thị trường bia Việt Nam.
Bảng 4: Các nhãn hiệu bia phổ biến tại Việt Nam theo phân khúc
- Đưa Sabeco thành thương hiệu tồn cầu:
Sau khi tiến hành đởi chủ, định hướng của doanh nghiệp là cạnh tranh toàn cầu nhưng vẫn làm chủ được thị phần trong nước: phải đủ mạnh ở sân nhà và được tôn trọng ở sân khách.
Saigon. Một trong số sự ghi nhận đạt được: Bia Saigon đã giành huy chương vàng tại hạng mục "Giải thưởng quốc tế dành cho dịng Bia Lager dung tích nhỏ" (International Smallpack Lager Competition), nhóm 1 (Nồng độ cồn: 2.9% - 4.4%) tại Giải thưởng Bia Quốc tế - International Brewing Awards (IBA) 2019. SABECO là nhà sản xuất bia Việt Nam đầu tiên đạt được giải thưởng danh giá này, giúp khẳng định uy tín và danh tiếng của sản phẩm Việt trong ngành sản xuất bia quốc tế. (Phương Chi, 2019)
Một trong những động thái đáng kể cho những tham vọng xuất ngoại là: Bia Saigon trở thành nhà tài trợ chính thức trên áo đấu của đội bóng Leicester City cho mùa giải 2018/2019. Nó cũng biến Sabeco là cơng ty đầu tiên và Bia Saigon là thương hiệu Việt đầu tiên trở thành nhà tài trợ của một đội bóng lớn tầm cỡ thế giới.
- Tham vọng “Sabeco 4.0” của Thaibev - Thống lĩnh thị trường, bứt phá lợi nhuận:
Thai Beverage PCL (ThaiBev) đã bắt đầu xây dựng “Sabeco 4.0” với mục tiêu chiến lược cho năm 2019 và thời gian tới được xác định là “Definitive Market Leader, Significant profit improvement” (tạm dịch: Thống lĩnh thị trường, bứt phá lợi nhuận).
Những mục tiêu về thị phần và lợi nhuận mà ThaiBev đặt ra phần nào phản ánh quyết tâm của tập đồn này trong việc giúp Tởng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gịn lấy lại đà tăng trưởng trước đó.
Mục tiêu chiến lược cho Sabeco sẽ được ThaiBev xây dựng trên 7 trụ cột chính là: Bán hàng (Sales), Thương hiệu (Brand), Sản xuất (Production), Chuỗi cung ứng (Supply Chain), Chi phí (Cost), Nhân viên (WARM Empoyees), và Quản trị (Board). Trong đó, về mặt nhân sự, ThaiBev muốn thiết lập hệ thống nhân viên theo các tiêu chí như: sẵn lịng (Willing), có khả năng (Able), sẵn sàng (Ready) và có động lực (Motivated).
3.4. Phân tích mở rộng thương vụ
3.4.1. Tham vọng của Thái Lan
Theo Cục đầu tư nước ngoài, Thái Lan là một trong những quốc gia có quan hệ hợp tác đầu tư vào Việt Nam từ rất sớm, sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài. Thái Lan cũng là nước đứng thứ 10 đầu tư vào Việt Nam tính theo tởng vốn đầu tư lũy kế các dự án có hiệu lực từ năm 1988 đến 20/11/2016, tính đến nay tởng giá trị đầu tư là 7,75 tỷ USD với 443 dự án vào Việt Nam.
So với các nước đầu tư khác vào Việt Nam, mặc dù Thái Lan khơng rót nhiều vốn nhưng lại trải rộng khá nhiều ngành nghề: từ công nghiệp chế biến, bán bn bán lẻ cho đến nơng nghiệp. Theo phân tích, lịch sử 25 năm đầu tư vào Việt Nam của Thái Lan có thể chia làm 5 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1992 – 1993: Thái Lan bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm
1992. Tuy nhiên thời kỳ 1992-1993 thu hút FDI từ các Thái Lan vào Việt Nam rất khiêm tốn, đạt 7 dự án với tổng vốn đầu tư 52,77 triệu USD.
Giai đoạn 1994 – 1996: Năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên Asean
và tiến vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn này có sự bứt phá về các dự án FDI từ các nước Asean nói chung và từ Thái Lan nói riêng.Trong 3 năm, nếu như có 125 dự án đầu tư vào Việt Nam từ các nước ASEAN với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 6,2 tỷ USD, thì Thái Lan đã có đến 30 dư án đầu tư với tởng vốn đầu tư đạt 579,9 triệu USD.
Giai đoạn 1997 – 2005: Năm 1997, khủng hoảng tài chính nở ra tại Thái
Lan và ảnh hưởng đến 1 số nước trong khu vực, kéo theo ảnh hưởng khá nặng nề tới tình hình thu hút FDI của các nước Asean nói chung và của Thái Lan vào Việt Nam. Kết quả thu hút FDI đi xuống. Trong 8 năm từ 1997 đến 2005, Việt Nam chỉ thu hút được 72 dự án FDI của Thái Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký 426,97 triệu USD. Năm 1997, chỉ có 9 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 39,7 triệu USD, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 1996; Các năm từ
2001 đến 2005, tình hình thu hút FDI từ Thái Lan đã khả quan hơn song vẫn rất thấp so với giai đoạn trước.
Giai đoạn từ 2006 – 2008: Đây là giai đoạn đỉnh cao của FDI tại Việt
Nam khi gia nhập WTO. Giai đoạn này FDI của Thái Lan vào Việt Nam cũng tăng mạnh. Trong 3 năm từ 2006 – 2008 nếu như các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 23,3 tỷ USD, riêng Thái Lan đã đầu tư gần 5 tỷ USD, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Trong giai đoạn này, các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo 48 dự án và 4,81 tỷ USD tổng vốn đăng ký chiếm 98,5% tổng vốn đăng ký của Thái Lan trong giai đoạn này.
Giai đoạn từ 2009 – nay: Sau thời kỳ đỉnh điểm của FDI năm 2007 –
2008 thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới cũng như tình hình thu hút FDI của Việt Nam. Năm 2009, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đã giảm mạnh, 26 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 90 triệu USD (bằng 2% so với cùng kỳ năm 2008). Sau đó, năm 2013, kết quả thu hút FDI từ Thái Lan đạt khá cao trở lại với 47 dự án và 597 triệu USD tổng vốn đầu tư
Công nghiệp chế biến là ngành được Thái Lan đầu tư mạnh. Theo cục đầu tư nước ngồi, lĩnh vực này hiện chiếm 87,2% tởng vốn đầu tư Thái Lan vào Việt Nam. Lĩnh vực đứng thứ 2 là bán buôn, bán lẻ với 88 dự án cấp mới vớn tổng vốn đầu tư đăng ký 268,78 triệu USD.
Vể lĩnh vực hóa dầu, xi măng- vật liệu xây dựng, có tập đồn SCG của Thái Lan. SCG bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1992 và hiện đã có SCG có 22 cơng ty đang hoạt động kinh doanh với hơn 6.500 nhân viên. Theo báo cáo quý I/2016, SCG tại Việt Nam sở hữu tổng tài sản lên đến 14.845 tỷ đồng (675 triệu USD), tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán hàng Quý 1/2016 của tập đoàn đạt 3.336 tỷ đồng (150 triệu USD), tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ hoạt động của ngành bao bì và gạch men. Những cơng ty con của SCG hiện có vị trí quan trọng trong ngành có thể kể đến như
CTCP nhựa Bình Minh, nhựa Thiếu niên tiền phong, giấy Kraft Vina, Prime Group, Bao bì Alcamax,…
Bảng 5: Hệ thống công ty con của SCG Việt Nam
Về mảng bán bn, bán lẻ có tập đồn Berli Jucker, trong đó, cơng ty lõi là Thai Charoen Corp (TCC Holdings). Năm 2013, tập đồn này sở hữu 64,55% cở phần Phú Thái Group bằng việc sở hữu 65% cổ phần CTCP Thái An Việt Nam- đơn vị sở hữu 99% Phú Thái Group. Phú Thái vốn là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ khu vực phía Bắc do doanh nhân Việt Nam Phạm Đình Đồn sáng lập. 2015, tập đoàn này mua lại hệ thống Metro Cash &
đương hơn 879 triệu USD. Sau khi về tay tập đoàn BJC, Metro Cash & Carry Việt Nam đổi tên thành Mega Market Việt Nam. TCC Holdings còn sở hữu 65% khách sạn Melia Hà Nội thông qua TTC Land nhờ công ty con SAS Trading Ltd. Nay, ThaiBev (Thái Lan) mua lại 51% Sabeco - công ty bia – rượu – nước giải khát nắm 70% thị phần tại Việt Nam.
Mảng bán lẻ có tập đồn Central mua lại Big C Việt Nam với giá hơn 1
tỷ USD. Tập đoàn này cịn tấn cơng vào lĩnh vực điện máy khi mua lại 49% cở phần Nguyễn Kim đầu năm 2015. Sau khi góp vốn cùng Nguyễn Kim, hai bên cùng mua lại trang thương mại điện tử Zalora Việt Nam. Ngồi ra Central cịn sở hữu chuỗi siêu thị Lan Chi và tập đoàn quản lý khách sạn nghỉ dưỡng Centara.
Mảng nơng nghiệp có tập đồn CP. C.P là doanh nghiệp lớn nhất trong
lĩnh vực chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, thành lập từ năm 1993 hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm: Thức ăn chăn ni, Trang trại, Thực phẩm.
Về lĩnh vực hạ tầng, có tập đồn Amata. Tập đồn này đã đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp với đầy đủ dịch vụ tại Biên Hòa với dự án Amata City với tởng diện tích 700 ha. Trong năm 2016, tập đoàn này tiếp tục được cấp phép dự án Thành phố Amata Long Thành với tổng vốn đầu tư hơn 309 triệu USD với mục tiêu đầu tư xây dựng khu đô thị dịch vụ theo quy hoạch tại Đồng Nai.
Mảng dầu khí tại Việt Nam cũng đã có tập đồn PTT - doanh nghiệp lớn nhất Thái Lan và lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á, năm 2013 công bố dự án lọc dầu trị giá từ 25-30 tỷ USD tại khu khu kinh tế Nhơn Hội, Bình Định với tầm cỡ thế giới. Tuy nhiên đã bị đình hỗn.
Song, có thể nói Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng với các doanh nghiệp Thái Lan khi các doanh nghiệp khác như Green Siam Marketing, TRI Global, Pharmaceutical Industry, CT Industry, NMB-Minebea Thai và Gates Unitta cho biết, họ đánh giá rất cao thị trường Việt Nam và trong tương