Một số giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Na

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kiểm tra sau thông quan tại việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 28 - 32)

3.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế và tổ chức

Thứ nhất, giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về KTSTQ đảm bảo sự

phù hợp, đồng bộ với chuẩn mực pháp lý quốc tế và sự thống nhất với các văn bản pháp luật quốc gia. Cụ thể:

 Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật để làm r khái niệm, bản chất của KTSTQ

phù hợp với định nghĩa về kiểm toán hải quan trong chuẩn mực của WCO tại

Công ước Kyoto. Việc sửa đổi, bổ sung khái niệm KTSTQ thành kiểm toán hải

quan tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan hải quan xác định các phương pháp và nguyên tắc tiến hành KTSTQ dựa trên phương pháp và ngun tắc kiểm tốn nói chung theo quy định của y ban thơng lệ kiểm tốn quốc tế IAPC như: „‟ Nguyên tắc chính trực, khách quan và độc lập; nguyên tắc bí mật; nguyên tắc đảm bảo kỹ năng và khả năng; dẫn chứng bằng tài liệu; kiểm tra khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ; thu thập và x t đoán bằng chứng kiểm toán; báo cáo kiểm toán…

 Sửa đổi bổ sung quy định tại Luật quản lý thuế để phù hợp với Luật Hải quan về

thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế và trình tự thủ tục tương ứng; sửa đổi thẩm quyền ban hành quyết định và thời hạn kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

 Xây dựng và bổ sung các quy định pháp luật về chuẩn mực KTSTQ để hạn chế

những khoảng trống pháp lý trong điều chỉnh quan hệ pháp luật về KTSTQ như: bổ sung điều khoản xác định nội dung, phạm vi, đối tượng KTSTQ; xây dựng chuẩn mực quy định về trách nhiệm của công chức hải quan ở khâu thông quan; chuẩn mực về tiêu chuẩn công chức KTSTQ; xác định yếu tố lỗi cố ý và lỗi vô ý của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình tiến hành thủ tục hải quan phát hiện ở khâu sau thông quan; bổ sung chuẩn mực về KTSTQ đối với một số nội dung liên quan số thuế phải nộp như trị giá hải quan, mã số, thuế suất, xuất xứ, gia

công, sản xuất xuất khẩu, nhập đầu tư...; bổ sung quy định về ưu đãi hải quan khi người khai hải quan đáp ứng tiêu chí tuân thủ pháp luật; bổ sung chuẩn mực KTSTQ trong thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và một sửa ASEAN về trình tự thủ tục và kỹ thuật ứng dụng hệ thống thông tin, quản lý rủi ro...

Thứ hai, hoàn thiện tổ chức chuyên trách cấp Tổng Cục và cấp hải quan tỉnh, liên

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Thứ ba, xây dựng lộ trình về biên chế trong tồn ngành và từng cấp

3.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn lực

Đối với cộng đồng doanh nghiệp: Tăng cường các hình thức tuyên truyền trực tiếp,

tham vấn, đối thoại doanh nghiệp hoặc gián tiếp qua phương tiện thông tin đại chúng để doanh nghiệp hiểu được lợi ích khi áp dụng KTSTQ, nhận thức đầy đủ hoạt động KTSTQ của ngành Hải quan sẽ tạo thơng thống tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thiểu thời gian và chi phí đi lại cho các doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo quản lý hải quan chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó xây dựng được mối quan hệ cộng đồng trách nhiệm, khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp luật liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu.

Đối với ngành Hải quan: Xây dựng quyết tâm chính trị của lãnh đạo Hải quan các

cấp và toàn ngành Hải quan đảm bảo nhận thức đúng về KTSTQ và xu thế của KTSTQ trong cải cách hiện đại hóa hải quan, từ đó có quyết tâm đẩy mạnh hoạt động KTSTQ, đảm bảo sự triển khai đồng bộ, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

3.2.3. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ

 Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ cấu tổ chức KTSTQ mới từ Tổng cục đến các Cục Hải quan.

 Cần bổ sung biên chế cho lực lượng KTSTQ, các Cục Hải quan bố trí cơng chức chuyên trách thực hiện KTSTQ tại các Chi cục đảm bảo đủ về số lượng, có kinh nghiệm về cơng tác KTSTQ đáp ứng khối lượng cơng việc.

 Đặc biệt bố trí cán bộ thực hiện kiểm tra về trị giá tính thuế, đây là lĩnh vực trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kiểm tra của lực lượng KTSTQ, nhất là tại các địa phương lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,...

 Tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu về KTSTQ cho cán bộ cơng chức KTSTQ trong tồn Ngành.

 Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho lực lượng KTSTQ, đảm bảo nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu chống thất thu của ngành Hải quan.

 Tiêu chuẩn cán bộ, công chức kiểm tra sau thông quan

 Bố trí sắp xếp cán bộ, cơng chức KTSTQ Đào tạo,

 Bồi dư ng cán bộ KTSTQ

3.2.4. Nhóm giải pháp về cơng tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ KTSTQ

 Tiếp tục hồn thiện, nâng cấp hệ thống thơng tin quản lý doanh nghiệp (STQ01), thường xuyên cập nhật đầy đủ thông tin về doanh nghiệp vào hệ thống để phục vụ cơng tác KTSTQ trong tồn lực lượng.

 Thu thập thông tin theo các chuyên đề liên quan đến loại hình xuất khẩu, nhập khẩu có độ rủi ro cao, mặt hàng, nhóm mặt hàng có khả năng xảy ra vi phạm lớn để triển khai kiểm tra trong phạm vi toàn quốc.

 Xây dựng quy trình thu thập, xác minh thông tin phục vụ KTSTQ phù hợp với Luật Hải quan năm 2014.

 Cập nhật thông tin về đối tượng kiểm tra (trước, trong và sau khi kiểm tra) theo đúng quy định, đầy đủ, cụ thể các tiêu chí (gồm hình thức kiểm tra, phạm vi kiểm tra, phát hiện vi phạm, ...), kèm các tài liệu liên quan.

KẾT LUẬN

Kiểm tra sau thông quan là một phương pháp quản lý hải quan hiện đại hầu hết hải quan các nước trên thế giới áp dụng, song đối với Hải quan Việt Nam đang ở giai đoạn đầu thực hiện, việc nghiên cứu để hồn thiện, nâng cao hiệu quả Kiểm tra sau thơng quan trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Với ý nghĩa như vậy, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:

Một là, làm r được một số nội dung có liên quan đến khái niệm về Kiểm tra sau

thông quan, đặc điểm từ xác định vai trò và vị trí tăng cường hoạt động Kiểm tra sau thông quan đối với Hải quan Việt Nam, xác định được tính tất yếu phải tăng cường hoạt động Kiểm tra đối với Hải quan Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, đánh giá thực trạng hoạt động Kiểm tra sau thông quan từ khi triển khai

Luật Hải quan đến nay.

Ba là, trên cơ sở đánh giá thực trạng, quy định, chuẩn mực của WTO và kinh

nghiệm của một số nước để đề xuất một số giải pháp cơ bản hoàn thiện hoạt động kiểm tra trong giai đoạn hiện nay.

Đồng thời, tổng quan luận văn cũng hướng tới đề xuất một số kiến nghị: Kiến nghị Bộ Chính trị phê duyệt kế hoạch chiến lược phát triển Ngành Hải quan đến 2019 và tầm nhìn 2024; kiến nghị Quốc hội tiếp tục nghiên cứu để xây dựng Bộ Luật Hải quan hoàn chỉnh, hiện đại; sửa đổi, bổ sung Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tạo sự đồng bộ thống nhất với Bộ Luật Hải quan;...

Mặc dù đã cố gắng hết sức, song do thời gian nghiên cứu, phạm vi đề tài rộng và khả năng của nhóm nghiên cứu do vậy tiểu luận cịn có một số hạn chế nhất định, vậy nên nhóm rất mong được sự đóng góp để tiếp tục hồn thiện đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh

1. Website World Customs Organization

2. World Customs Organization (2012), Guidelines for Post clearance unit, Volume.

3. WCO (2000) Commercial fraud enforcement techniques; Risk management,

Profiling and Selectivity; Commercial Fraud; Investigative Procedures; Post - clearance Audit.

4. WCO (2000) Guidelines to the general Annex of the KYOTO Convention.

5. Quang Hung/ Thanh Thuy, Customs News, Customs sector increase revenue from

‘’ Post clearance audit’’, 15/11/2018

Tiếng Việt

1. Website Tổng cục Hải quan

2. Luật Hải quan 2001, Luật Hải quan sửa đổi 2005 và Luật Hải quan 2014

3. Trần Vũ Minh (2008), Mơ hình kiểm tra sau thơng quan ở một số nước trên thế giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Thu Hường (2009), Pháp luật về kiểm tra sau thông quan, chuẩn

mực quốc tế và thực tiễn áp dụng của Hải quan Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật

Kinh tế, Hà Nội.

5. Quyết định 1202 QĐ-BTC ngày 24 5 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực KTSTQ đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020”

6. Vĩnh Khang, Báo Nhân Dân, Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thơng quan, 10/3/2019

7. Hồng Trung Dung, Báo Công Thương, Kinh nghiệm quản lý kiểm tra sau thông

quan của một số nước trên thế giới và bài học cho Hải quan Việt Nam, 10/3/2019

8. Thư viện Pháp luật, Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2018/TT-BTC về kiểm tra giám sát Hải quan, 2018.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kiểm tra sau thông quan tại việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)