Định hƣớng và mục tiêu khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng trong phát

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) KHAI THÁC tài sản TRÍ TUỆ địa PHƢƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 66 - 68)

3.1.1. Định hướng khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch Việt Nam lịch Việt Nam

Qua tìm hiểu cơ sở lý luận về khai thác TSTT địa phƣơng trong phát triển du lịch ở Chƣơng 1 và nghiên cứu thực tiễn khai thác tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 ở Chƣơng 2, tác giả đề xuất một số định hƣớng khai thác TSTT địa phƣơng trong phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn tiếp theo 2015 – 2025 nhƣ sau:

- Phát triển du lịch nhanh, bền vững, tranh thủ khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên và nh n văn có sẵn, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng các loại hình du lịch theo nhu cầu của du khách.

- Đẩy mạnh khai thác TSTT địa phƣơng, tạo ra các TSTT địa phƣơng mới, đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, truyền bá, ứng dụng và bảo vệ những TSTT đó, góp phần vào việc xây dựng và phát triển ngành du lịch nƣớc nhà bền vững.

- Lấy mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khai thác TSTT địa phƣơng trong phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn mới cần đảm bảo tăng nhanh thu nhập cho ngƣời lao động, phát huy tốt lợi thế của ngành kinh tế dịch vụ du lịch đặc thù, tạo giá trị gia tăng cao với chức năng xuất khẩu tại chỗ, tạo nhiều việc làm cho xã hội, đồng thời phát huy, bảo tồn và gìn giữ các tài nguyên thiên nhiên và nh n văn của đất nƣớc.

Những định hƣớng này sẽ là MVOS cho hoạt động khai thác TSTT địa phƣơng trong phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025, là kim chỉ nam dẫn đƣờng cho các giải pháp cụ thể đƣợc gợi ý ở phần sau của đề tài.

3.1.2. Mục tiêu khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch Việt Nam lịch Việt Nam

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2025, khai thác TSTT địa phƣơng trở thành một trong những động lực lớn thúc đẩy sự phát triển của du lịch nƣớc nhà, góp phần giúp ngành kinh tế này đạt đƣợc những chỉ tiêu đã đặt ra. Khai thác TSTT địa phƣơng giúp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo thƣơng hiệu nổi tiếng, mang đậm bản s c văn hóa d n tộc, cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trong khu vực và thế giới.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển, với TSTT địa phƣơng là một trong những điểm mạnh của ngành du lịch quốc gia. Mục tiêu này phù hợp và thống nhất với mục tiêu phát triển đƣợc TCDL đƣa ra trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu khai thác TSTT trong phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn mới đƣợc đặt ra trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh phát triển trong và ngoài nƣớc, đƣờng lối phát triển của Đảng và Nhà nƣớc, tiềm năng phát triển và hiện trạng phát triển của TSTT trong hoạt động du lịch.

Giai đoạn 2015 – 2025, chú trọng vào khai thác TSTT địa phƣơng để phát triển ba loại hình du lịch: biển đảo, sinh thái và văn hóa. Đ y là ba loại hình du lịch ch nh, đƣợc đề xuất trong các Chiến lƣợc phát triển du lịch giai đoạn 2001 – 2010 và giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030. Du lịch biển đảo và sinh thái g n với khai thác TSTT địa phƣơng trong tài nguyên tự nhiên cịn du lịch văn hóa g n với khai thác TSTT địa phƣơng trong tài nguyên nh n văn.

Đến năm 2020, các địa phƣơng có tài liệu thống kê chi tiết về TSTT địa phƣơng hiện có, nhu cầu về TSTT địa phƣơng trong phát triển du lịch, nâng cao khả năng quản trị TSTT địa phƣơng bằng các biện pháp khai thác và bảo hộ phù hợp.

Đến năm 2025, xóa bỏ đƣợc khoảng cách giữa nhu cầu và thực tế của nguồn TSTT địa phƣơng, khai thác hiệu quả và bền vững TSTT địa phƣơng trong phát triển du lịch.

3.2. Đề xuất một số giải pháp khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng trong phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) KHAI THÁC tài sản TRÍ TUỆ địa PHƢƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)