TRUNG NGUYÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG
Chuỗi cung ứng của Trung Nguyên được đánh giá là một chuỗi cung ứng thành công, từ thu mua nguyên liệu một cách chủ động, đầu tư và kiểm soát hoạt động sản xuất hiệu quả đến hoạt động phân phối rộng khắp tới tận tay khách hàng…
-Thị trường trong nước: Là một doanh nghiệp chế biến cà phê, Trung Nguyên có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng lại khơng có mạng lưới phân phối hiệu quả. Câu trả lời là thiết lập một chuỗi các tiệm cà phê, mơ hình có phần giống như Starbucks, và có thể bán kèm cà phê hạt/bột ở thị trường nội địa. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuộc, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hịa tan Trung Ngun, cơng ty cổ phần cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao
gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Đi tiên phong trong việc áp dụng mơ hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam,
hiện nay, Trung Nguyên đã có mặt tại tất cả các siêu thị bán lẻ trên toàn quốc và rất nhiều các điểm bản lẻ ở mọi nơi; có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,
Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên tồn quốc.
Một tầng lớp trung lưu mới nổi thích nhãn hiệu này và biến các quán cà phê Trung Nguyên thành các “trung tâm giao tiếp xã hội”. Quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên được mở ở TP.HCM năm 1998, và đến năm 2010 thì đã có đến hơn 1.000 quán khắp lãnh thổ Việt Nam.
- Thị trường xuất khẩu: xuất khẩu là một chiến lược của Trung Nguyên ngay từ ban đầu. Hiện Trung Nguyên đã xuất khẩu cà phê đến hơn 40 nước trên thế giới bao gồm cả Mỹ và Anh.
Trung Nguyên tập trung chủ yếu vào thị trường ngách, các khách hàng quan tâm tới cà phê mới lạ từ nước ngoài và những du khách, đặc biệt là tại Mỹ, đến Việt Nam và đã
biết đến nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên. Hầu hết cà phê được các đại lý nhượng quyền bán qua mạng và doanh số vẫn còn rất nhỏ so với doanh số ở thị trường trong nước. việc áp dụng các chiến lược thương hiệu và mở tiệm cà phê ra nước ngồi có cả thành cơng lẫn thất bại. Hiện tại, Trung Nguyên có hai tiệm cà phê ở Singapore và một vài tiệm ở các nước khác. Dù chưa thật sự nổi tiếng nhưng Trung Nguyên đã bước đầu đặt chân ra các thị trường ngồi nước khá thành cơng.
Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của Trung Nguyên. Những khó khăn trong quản trị chuỗi cung ứng của Trung Nguyên. Với một chuỗi cung ứng mà các thành viên trong chuỗi hoạt động khá hiệu quả như vậy, Trung Nguyên đã phải chi ra một khoản chi phí khơng nhỏ từ việc đầu tư hỗ trợ nhà cung ứng, tập huấn và hỗ trợ cho người trồng cà phê, đến việc đầu tư xây dựng các nhà máy và xây dựng hệ thống các cửa hàng…
Ngoài ra, Trung Nguyên cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc kiểm sốt chuỗi cửa hàng nhượng quyền khi mà nó phát triển quá nhanh. Các cửa hàng nhượng quyền này thực chất chỉ là bán cà phê do Trung Nguyên cung cấp và lấy tên quán là Trung Nguyên chứ không phải là chuỗi cửa hàng nhượng quyền đúng nghĩa (tức là các chi tiết kinh doanh khơng đồng bộ từ cách trang trí nội thất, quy mô quán, thực đơn đến cách quản lý kinh doanh cửa hàng). Có thể nói những giải pháp chủ yếu đã thực hiện như:
• Một là, hợp lý hóa tối đa quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, những công đoạn chưa phù hợp được thiết kế lại cho hợp lý nhất, đưa tự động hóa vào q trình sản xuất.
• Hai là đồng bộ các cửa hàng trong chuỗi cửa hàng nhượng quyền của mình.
• Ba là, liên kết với các nhà phân phối để đưa sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, hạn chế các chi phí trung gian, tổ chức vận chuyển và phân phối hàng hóa hợp lý để đảm bảo chất lượng của sản phẩm không bị thay đổi và hư hao
trong quy trình vận chuyển và phân phối.
• Bốn là, tiết kiệm, tiết giảm những chi phí khơng cần thiết. Tiết kiệm và giảm chi phí ở đây phải được hiểu là hợp lý hóa tối đa mà chất lượng không bị ảnh hưởng, người tiêu dùng vẫn được thưởng thức sản phẩm tốt mà họ vẫn mong đợi, giữ vững niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm.
• Năm là, thận trọng trong việc mở rộng phạm vi sản xuất, tuyển dụng. Quan hệ tốt với những đối tác, bạn hàng trước đây để thu được lợi ích nhiều lần hơn khi thời điểm khó khăn qua đi. Bên cạnh đó, phát huy thế mạnh sẵn có là chất lượng sản
phẩm, đem quyền lợi đích thực đến với người tiêu dùng, hài hịa lợi ích giữa cổ đơng, người lao động, người tiêu dùng.
VI./ KẾT LUẬN
Hệ thống chuỗi cung ứng có vai trị đặc biệt trong bất kỳ doanh nghiệp nào, giúp cho sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất đến được tận tay khách hàng. Việc hoàn
thiện trở thành một việc làm cần thiết của mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay. Dù là doanh nghiệp có một chuỗi cung ứng thành cơng nhưng cũng khơng thể thích nghi được ngay với những thay đổi nhanh chóng trên thị trường, vì vậy doanh nghiệp phải ln cập nhật và có những biện pháp để chuỗi cung ứng của mình hoạt động hiệu quả nhất. Do phạm vi tìm hiểu cịn hạn chế nên bài làm của nhóm cịn nhiều thiếu sót và cịn chưa đi sâu được, nhóm rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn.