Định hướng phát triển của ACB đến năm 2015

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 84 - 85)

Định hướng phát triển của ACB đến năm 2015 có có hai nội dung nền tảng: Tầm nhìn và sứ mệnh: ACB cần tận dụng các thời cơ trong giai đoạn phát triển mới của VN để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính NH hàng đầu ở VN, thực hiện thành công sứ mệnh là Ngân hàng của mọi nhà, là địa chỉ đầu tư hiệu quả của các cổ đông, là NH tận tụy phục vụ KH, cung cấp cho KH SP DV chất lượng hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống

của tập thể cán bộ NV, là đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng tài chính NH, và là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội.

Tham vọng và mục tiêu: (1) Với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, ACB quyết tâm và nỗ lực phấn đấu để đến năm 2015 trở thành một trong bốn NH có quy mơ lớn nhất, hoạt động an tồn và hiệu quả ở VN. (2) Để đảm bảo năng lực quản lý vận hành hiệu quả một NH lớn mà ACB có tham vọng đạt tới, ACB sẵn sàng chấp nhận các thay đổi cần thiết để có thể sớm đưa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất vào áp dụng trong quản trị, điều hành NH, phù hợp với các điều kiện cụ thể của ACB và thị trường Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu này, định hướng chiến lược gồm 2 nội dung lớn: (1) Chiến lược hoạt động kinh doanh, trong đó tinh thần cốt lõi là tập trung phát triển hoạt động ngân hàng thương mại đa năng với các phân đoạn khách hàng mục tiêu, nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB để tăng cường vị thế trên thị trường; (2) Chiến lược tái cấu trúc, nâng cao năng lực thể chế. ACB lựa chọn chiến lược phát triển là NH hoạt động đa năng, khai thác sâu hơn và đa dạng hơn thị trường hoạt động, bao gồm:

Về địa lý, ACB tiếp tục kiên trì nguyên tắc phát triển ở khu vực truyền thống là thành thị, trước hết là các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, đồng thời ACB sẽ từng bước tiếp tục tăng sự hiện diện ra các tỉnh, thành phố trong cả nước, ở khu

vực đô thị của các tỉnh thành dọc theo trục giao thông Bắc – Nam và một số đô thị lớn khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ.

Về KH, bên cạnh việc tiếp tục duy trì ưu tiên cho các phân đoạn KH truyền thống, ACB sẽ nâng cao năng lực, hoạt động với các phân đoạn KH rộng hơn, cả DN cũng như cá nhân.

Về SP, bên cạnh các SP truyền thống, ACB sẽ từng bước nghiên cứu áp dụng SP mới và các SP trọn gói nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu về SP DV NH của các KH đa dạng hơn.

Với phương châm hành động là “Tăng trưởng nhanh- Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, tư tưởng chủ đạo của ACB trong việc nâng cao NLCT là:

-Tăng trưởng nhanh bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu KH và hướng tới KH;

-Nâng cao năng lực quản lý rủi ro, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được hiệu quả, bền vững;

-Nâng cao năng lực quản lý tài chính, duy trì cấu trúc tài chính ở mức độ an tồn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông để ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chứa đựng nhiều rủi ro;

-Nâng cao năng lực quản trị nguồn nhân lực, chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả;

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w